Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 10

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường biển, ven biển; chủ động giải quyết triệt để các trường hợp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường biển, ven biển.

3.5.5. Giải pháp về tài chính

Tồn tại và thách thức. Kinh phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật là 1% tổng thu ngân sách hàng năm. Căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường từng cấp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa phương, sở, ngành tổ chức thực hiện. Tuy nhiên trong những năm qua việc việc lập chương trình, kế hoạch và kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng còn thụ động, lúng túng, chưa sát yêu cầu nhiệm vụ, kinh phí dành riêng cho điều tra, khảo sát môi trường biển còn rất hạn chế, hiện tại kinh phí hằng năm chỉ bố trí quan trắc 6/12 điểm môi trường biển với tần suất 2 lần chưa đảm bảo theo QCVN 10:2008/BTNMT.

Giải pháp nâng cao hiệu quả:

- Triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường phải đạt được các mục tiêu liên quan đến bảo vệ trực tiếp môi trường biển. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn các điểm xả thải không đạt tiêu chuẩn môi trường ra sông, ra biển; từng bước xử lý các khu vực/ điểm nóng về môi trường ven biển như các khu vực tập trung, đổ rác thải ra ven biển.

- Xây dựng, quản lý, vận hành và phát triển hệ thống quan trắc và phân tích môi trường biển; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường biển.

- Cấp kinh phí thường xuyên cho công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường biển đối với tổ chức, doanh nghiệp, người dân ven biển.

+ Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, làng nghề, bãi rác… hạn chế chất gây ô nhiễm môi trường xả ra sông, ra biển.

3.5.6. Tuyên truyền, phố biến pháp luật về bảo vệ môi trường biển

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng hiện nay đã và đang được các cấp các ngành quan tâm thực hiện, tuy nhiên trên thực tế thu được chưa cao do tần suất tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nhiều, đối tượng tuyên truyền, khu vực tuyên truyền chưa trọng tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Giải pháp: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, môi trường biển mọi thành phần xã hội, tập trung tuyên truyền về bảo vệ môi trường tới các xã người dân ven biển, các chủ tàu, sản xuất kinh doanh ven biển, trên biển và thường xuyên tổ chức các hoạt động thu gom rác thải tại các khu du lịch để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khu du lịch biển.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 10


KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình: thực trạng và giải pháp” có thể rút ra một số kết luận:

1. Vùng biển ven bờ tỉnh Thái Bình có ý nghĩa vô cùng quan trong trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo tồn đa dạng sinh học cho khu dự trữ sinh quyển sông Hồng. Hằng năm đã đóng góp đến 26% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, trong đó giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,5% với 6.992 ha nuôi trồng thủy sản đạt 115.929 tấn/năm; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân 13,9 %/năm với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD năm 2015.

2. Các hoạt động phát triển kinh tế phát sinh quá nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường đang tác động rất lớn đến môi trường cửa sông, nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình. Đặc biệt 02 huyện ven biển (Tiền Hải, Thái Thụy) đang được nhà nước tập trung phát triển mạnh về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản; công nghiệp và vận tải thủy. Đây cũng là nguyên nhân chính sẽ gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ do phát sinh nhiều nước thải có hàm lượng cao các chất gây ô nhiễm môi trường (Hữu cơ, P, N, dầu khoáng, kim loại nặng,....).

3. Qua quá trình thực hiện nghiên cứu quan trắc, phân tích xác định, nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình đã bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu môi trường vượt từ 1-10 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT như dầu, NH4+, COD, TSS, Fe, Mn, Coliform. Phân tích số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, mức độ ô nhiễm cũng khác nhau giữa 6 tháng đầu hằng năm, 6 tháng cuối hằng năm và tăng dần theo từng năm.

4. Các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển nói riêng và môi trường ven biển nói chung chưa được các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh quan tâm đúng mức. Hầu hết các nguồn lực (con người, kinh phí) đang được tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế trong lục địa. Các cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong vùng biển ven bờ tỉnh Thái Bình có ý thức

kém trong việc bảo vệ môi trường nước biển ven bờ, vẫn xả rác, nước thải, dầu thải,... ra biển, ven biển.

5. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình, luận văn đã đề xuất một số giải pháp như sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường: Tăng số lượng, cũng như chất lượng cán bộ làm trong lĩnh vực môi trường các cấp, đồng thời có cơ chế phân công, giám sát chức năng nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân thực hiện trong lĩnh vực môi trường.

- Về thể chế chính sách có tính địa phương: Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn, khu cụm công nghiệp, làng nghề, các ngành nghề sản xuất kinh doanh.

- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển; kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ.

- Kiểm tra, giám sát công tác xử lý chất thải bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, làng nghề, giao thông thủy trong khu vực v.v....

- Có cơ chế sử dụng nguồn ngân sách phù hợp trong thực hiện hoạt động chi trả bảo vệ môi trường nước biển ven bờ.

- Tăng cường củng cố hệ thống quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ, trầm tích, các hệ sinh thái ven biển, cửa sông và đa dạng sinh học ven biển.

- Tăng cường công tác tuyên truyền tới các thành phần xã hội.


KHUYẾN NGHỊ

Các cấp, các ngành và nhân dân vùng ven biển cần phải có biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường ngay từ đầu nguồn thải; tăng cường công tác quản lý nhà nước về vào vệ môi trường, quản lý chặt chẽ các lưu vực sông đổ ra biển; quy hoạch các sông nội đồng trên địa bàn tỉnh, xác định các sông tiếp nhận nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất nông

nghiệp phải được tách riêng để có biện pháp xử lý. Không hoà nhập nước từ các sông nội đồng chưa đạt tiêu chuẩn vào các sông lớn đổ ra biển. Tăng cường việc giám sát, cấp phép xả nước thải vào nguồn nước tại các sông tiếp nhận. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển, ven biển góp phần gìn giữ môi trường biển, nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh kế cho cộng đồng ven biển.


-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Nguyễn Tác An (2003), Ô nhiễm vùng ven bờ, Viện Hải Dương Học, Nha Trang, 36tr.

2- Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 20Tr.

3- Nguyễn Xuân Nghĩa (2005), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Trường đại học mở TP.HCM, 183tr.

4- Nguyễn Thanh Phương (2000), Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 19tr.

5- Võ Thanh Sơn (2003), Môn học "Tọa đàm về phương pháp và phương pháp luận", Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 11tr.

6- Võ Thanh Sơn, Vũ Tuấn Anh (2003), Một số cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 47tr.

7- Michael J. Kennish, Ph.D (2000), Practical Handbook of Marine Science third edition, Institute of Marine and Coastal Sciences Rutgers University New Brunswick, New Jersey, 876p.

8- R E Hester and R M Harrison (2011), Marine pollution and Human Health, Royal Socicety of Chemistry, Cambridge, 183p.

9- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường biển năm 2010, Hà Nội, 183tr.

10- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình, Trung Tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường, Thái Bình, 200tr.

11- UBND tỉnh Thái Bình (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, Thái Bình, 170tr.

12- UBND tỉnh Thái Bình (2012), Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thái Bình, 84tr.

13- UBND tỉnh Thái Bình (2012), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Thái Bình, 184tr.

14- UBND tỉnh Thái Bình (2010), Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, Thái Bình, 48tr.

15- UBND tỉnh Thái Bình (2012), Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Bình, Thái Bình, 173tr.

16- UBND tỉnh Thái Bình (2013), Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ 5 năm (2011-2015), Thái Thụy -Tiền Hải, 20 tr.

17- UBND tỉnh Thái Bình (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thái Bình, 48tr.

18- Tạp chí Môi trường (2014), nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, http://tapchimoitruong.vn/VN/TINTRANGCHU_Content/tabid/330/cat/154/nfr iend/3742539/Default.aspx (05/6/2014).

19- TTXVN/VIETNAM (2015), Trung Quốc đổ ra biển 2,4 triệu tấn rác thải mỗi năm, http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-do-ra-bien-24-trieu-tan-rac-thai- moi-nam/307805.vnp (13/02/15).


PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra công tác bảo vệ môi trường nước biển tỉnh Thái Bình

(dành cho người dân sống trên tàu/thuyền)



Anh/chị .........................................................................................................................


Nghề nghiệp:…………………………………………………..................................... Địa chỉ:……………………………………………………………….………………. Tàu/thuyền anh chị có trọng tải bao nhiêu?..................................................................

Tàu/thuyền anh chị có bao nhiêu người?......................................................................


Anh (chị) hãy đánh dấu X vào những ô mà Anh (chị) cho là chính xác sau đây:


1. Anh/chị có các thùng/hộp thu gom, lưu giữ rác thải, nước thải trên tàu/thuyền không ?

Không


2. Anh/chị hãy cho biết tình hình thu gom rác thải sinh hoạt trên các tàu/thuyền trong khu vực có diễn ra hàng ngày?

Không


3. Anh/chị hãy cho biết rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom trên các tàu/thuyền trong khu vực sẽ được đổ thẳng xuống biển ?

Đúng Không đúng


4. Loại rác thải chủ yếu trên tàu/thuyền anh chị là loại nào?


Rác thải hữu cơ Bao nilon, lưới hỏng


Giấy, bìa các tông Các loại khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022