Dư Báo Xu Hướng Biến Đổi Chất Lượng Nước Biển Ven Bờ Tỉnh Thái



Thông số phân tích

Đơn vị (theo khối

lượng

khô)


TB2


TB4


TB7


TB10


TB11


TB14

QCVN 43:2012/BTNMT

(Trầm tích nước mặn, nước lợ)

As

mg/kg

7,16

6,98

8,82

9,57

6,04

7,72

41,6

Cd

mg/kg

1,17

1,02

1,09

1,05

1,00

1,10

4,2

Pb

mg/kg

33,26

33,97

35,03

58,72

60,34

57,18

112

Zn

mg/kg

93,54

91,65

100,18

99,36

101,27

97,74

271

Cu

mg/kg

53,64

51,88

47,62

55,69

58,89

49,19

108

Chlordane

µg/kg

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

4,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 8

Nguồn: Tác giả thực hiện tháng 9/2015 Kết quả quan trắc trầm tích tháng 8/2015 xác định hàm lượng các chất As,

Cd, Pb, Cu Zn, Cu và Chlordane (biểu hiện của thuốc bảo vệ thực vật) đều thấp hơn quy chuẩn cho phép đối với nước mặn (QCVN 43:2012/BTNMT).

3.2.8. Nước biển ngoài xa cách bờ 20km

Để có cơ sở so sánh, đánh giá tốt hơn về nguyên nhân và hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ, tác giả đã lấy mẫu và phân tích chất lượng nước biển cách bờ 20Km.

Bảng 3.17. Chất lượng nước biển cách bờ 20Km


Thông số

Đơn vị tính

Nồng độ

QCVN 10:2008/BTNMT

pH


7,2

6,5 - 8,5

DO

mg/l

5,8

≥ 4

TSS

mg/l

30

50

COD

mg/l

2,4

4

NH4+

mg/l

0,02

0,5

F-

mg/l

0,78

1,5


Thông số

Đơn vị tính

Nồng độ

QCVN 10:2008/BTNMT

S2-

mg/l

0,002

0,01

Cr6+

mg/l

0,002

0,05

Fe

mg/l

0,6

0,1

Mn

mg/l

0,07

0,1

Cu

mg/l

0,003

0,5

Zn

mg/l

0,064

1

CN-

mg/l

<0,001

0,005

Pb

mg/l

0,005

0,02

Cd

mg/l

0,0005

0,005

Hg

mg/l

<0,0001

0,002

As

mg/l

<0,001

0,04

Phenol tổng

mg/l

<0,001

0,001

Dầu mỡ

mg/l

0,13

0,1

khoáng

Clordan

µg/l

<0,1

0,02

Malation

µg/l

<0,1

0,32

Coliform

MPN/100ml

500

1,000

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2015


Các thông số quan trắc tại nước biển ngoài xa bờ (cách khoảng 20km) với cùng thông số quan trắc tại các cửa sông, ven biển, ta thấy hàm lượng các chất trong nước biển không có sự thay đổi nhiều, hàm lượng sắt, dầu mỡ khoáng vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT), tuy nhiên so với nước biển gần bờ thì chỉ số TSS, COD, NH4+ có xu hướng giảm nhẹ, điều này cho thấy các chỉ số ô nhiễm tại vùng biển ven bờ có nguồn gốc chính từ trong lục địa.

Nhận xét chung về hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái

Bình:

- Cửa Ba Lạt, nồng độ dầu dao động trong khoảng 0,09 - 2,00mg/l, trung bình trong 04 năm là 0,28 mg/l vượt 1,4 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT; Cửa Diêm Điền xã Thái Thượng, cảng cá Tân Sơn xã Thụy Hải và nước biển ven bờ xã Thụy Xuân huyện Thái Thụy đã bị ô nhiễm dầu khá nghiêm trọng (lượng dầu đo được cao nhất vào tháng 6/2012 vượt gấp 10 so với QCVN 10:2008/BTNMT).

- Chỉ tiêu Mn trong nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình có dấu hiệu tăng từ năm 2011 đến 2015; năm 2011, 2012 chỉ có 04 khu vực xác định [Mn] vượt QCVN 10:2008/BTNMT, đến năm 2013, 2014, 2015 đã phát hiện 06 khu vực biển có nồng độ Mn vượt QCVN 10:2008/BTNMT

- Toàn bộ vùng nước ven biển tỉnh Thái Bình có nồng độ Ion sắt trung bình đo được từ năm 2011-2015 dao động từ 0,38 - 1,02 mg/l cao hơn từ 3,8 - 10,2 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực nuôi trồng thủy hải sản và khu du lịch tắm biển; cao hơn từ 1,27 - 3,4 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực khác. Riêng khu vực cửa sông Trà Lý, cảng cá Tân Sơn và cửa Thái Bình nồng độ ion sắt nhỏ hơn so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực khác (có thể do tại Thái Bình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ; hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, luyện thép tập trung nhiều tại thượng nguồn mang lại).

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ô xy hóa hóa học (COD) và nitorat (NH4+) nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực dành cho tắm biển du lịch vượt QCVN 10:2008/BTNMT.

- Coliform tăng dần từ năm 2011 đến năm 2015 tại các khu 5 cửa sông (Thái Bình, Diên Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt) và khu vực cảng cá Sân Sơn huyện Thái Thụy và bắt đầu từ năm 2012, 2013, 2014, 2015 vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT) từ 1,0 - 2,6 lần. Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản chỉ tiêu về Coliform đo năm 2011 và 2012 cũng tăng dần và vượt tiêu chuẩn cho phép từ khoảng 1,15 - 1,7 lần.

Từ kết quả trên, xác định hiện nay môi trường nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình đang bị ô nhiễm, mức độ khác nhau giữa 6 tháng đầu hằng năm, 6 tháng cuối hằng năm và tăng dần theo từng năm.



Bình

3.3. Dư báo xu hướng biến đổi chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái


3.3.1. Các áp lực do phát triển đối với môi trường vùng ven bờ biển Thái

Bình trong tương lai

Ngày 08/7/2014, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 1573/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển Thái Bình đến năm 2020. Trong đó có đề ra các chỉ tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2015 đạt 11,3%/năm và 15,1%/năm giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến năm 2016 khu vực ven biển đóng góp khoảng 25-26% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh (trong đó các ngành kinh tế biển đóng góp khoảng 15-18%) và đến năm 2020 đóng góp khoảng 27-29% (trong đó các ngành kinh tế biển 22-25%); giá trị sản xuất bình quân đầu người (tính theo giá giá hiện hành) năm 2015 đạt 72,1 triệu đồng, bằng 99,3 % bình quân của tỉnh, đến năm 2020 đạt 144,5 triệu đồng, bằng 108,9 % bình quân toàn tỉnh.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2015 đạt 5,6%/năm và 5,2%/năm giai đoạn 2016- 2020.

- Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy hải sản mặn lợ đạt 6.992 ha (trong đó nuôi ngao 3.000 ha), bình quân giai đoạn 2014-2015 tăng 3,5%/năm; sản lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 115.929 tấn, bình quân giai đoạn 2014-2015 tăng 21,9%/năm. Đến năm 2020, diện tích nuôi thủy hải sản mặn lợ đạt 8.218 ha, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 3,3%/năm; sản lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 168.410 tấn, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 7,8%/năm.

- Đến năm 2015, cơ bản giữ nguyên số phương tiện khai thác, thay đổi cơ cấu đội tàu theo công suất, trong đó tàu có công suất trên 90CV đánh bắt xa bờ chiếm 30%. Đến năm 2020, giữ vững số lượng tàu hiện có, trong đó tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ chiếm 40%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân 13,9 %/năm giai đoạn 2014-2015 và 21,6 %/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng bình quân 11%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 40 triệu USD năm 2015 và 65 triệu USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 có 300 tàu biển với tổng tải trọng đạt trên 900.000 tấn; khối lượng vận tải biển tăng bình quân 10%/năm.

Đặc biệt, ven biển tỉnh Thái Bình hiện đang triển khai các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển cao như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình; công suất 1.200 MW (điện năng sản xuất 7,2 tỷ kWh/năm, điện năng thương phẩm 6,739 tỷ kWh/năm); thời gian hoạt động Dự án 49 năm, tiến độ thực hiện Dự án: từ Quý I năm 2011 khởi công xây dựng, dự kiến Quý IV năm 2016 đi vào vận hành chính thức, quá trình hoạt động sẽ phát sinh lượng nước nóng từ nồi hơi rất lớn, khoảng 4.100m3/ngày, tuy được xử lý qua hệ

thống làm mát nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi thiết bị làm mát bị hỏng hóc, dừng hoạt động, nước nóng sẽ chảy thẳng vào cửa sông Thái Bình, kết hợp các hợp chất làm phụ gia khử độc tố nước được sử dụng để loại trừ các vi sinh vật và ngăn chặn mùi hôi rất nhạy cảm đối với môi trường sẽ tác động không nhỏ tới hệ sinh thái cửa sông, ven biển;

Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Amon Nitrat tại 02 xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; công suất 200.000 tấn/năm (Axit Nitric 160.000 tấn/năm; Amon Nitrat 200.000 tấn/năm); tiến độ thực hiện Dự án: từ ngày 05/11/2011 khởi công xây dựng, dự kiến tháng 5/2016 đi vào vận hành chính thức, sẽ phát sinh lượng lớn nước thải (khoảng 200m3/ngày đêm) chứa hàm lượng NH4+ rất lớn, nếu không được kiểm soát, xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cửa sông Trà Lý, ven biển Thái Thụy, Tiền Hải. Dự kiến đến năm 2020 xây dựng thêm 9 Khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp, trong đó có 04 Khu công nghiệp tại 04 xã ven biển (Thụy Trường, Thụy

Hải, Thái Thượng - huyện Thái Thụy; Đông Hoàng - huyện Tiền Hải); và có chủ trương phát triển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú - huyện Tiền Hải thành khu nghỉ

dưỡng tâm linh, cũng sẽ có tác động không nhỏ tới môi trường nước biển ven bờ, hệ sinh thái, rừng ngập mặn ven biển.

3.3.2. Dự báo xu hướng biến đổi chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái

Bình

Với 54km bờ biển, 05 cửa sông đổ ra biển (Lân, Trà Lý, Ba Lạt, Thái Bình

và Diêm Hộ), các sông này đều ở cuối nguồn tiếp nhận chất thải từ thượng nguồn đổ về gặp sóng từ ngoài biển đẩy vào, tạo ra vùng giao thoa tại các cửa sông. Tại các vùng giao thoa đã tiến hành lấy mẫu nghiên cứu dư lượng thuốc trừ sâu trong ngao, vọp và trong trầm tích bước đầu thể hiện ô nhiễm; khu vực cửa Ba Lạt và khu vực cửa Lân phát hiện sự ô nhiễm kim loại nặng vì cửa Lân tiếp nhận nước thải công nghiệp từ sông Kiên Giang và sông Long Hầu.

Ngoài ra khu vực ven biển còn ô nhiễm môi trường đất, nước do: nuôi tôm, nuôi ngao chưa quy hoạch, chuyển đổi canh tác từ ruộng lúa có năng suất thấp ven đê biển sang nuôi tôm nước lợ theo phương pháp công nghiệp, phơi đầm, xử lý đầm, thức ăn... hoặc nhiễm mặn các vùng nội đồng.

Về lâu dài nếu không có các biện pháp xử lý nước thải từ đầu nguồn, mức độ gia tăng chất thải vượt quá sức chịu tải của môi trường ven biển sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường ven biển, ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng nuôi trồng thuỷ sản; mặt khác các kết quả phân tích nước biển đã xuất hiện ô nhiễm do dầu loang và hàm lượng Mangan, sắt, TSS, COD, NH4+, Coliform trong nước biển ven bờ cao, có thể là nguồn ô nhiễm do hoạt động vận tải thủy thải nước thải nhiễm dầu, hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong lục địa cũng như ven biển là những nguyên nhân đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng chất lượng nước biển ven bờ…

Khu vực ven biển tỉnh Thái Bình cũng là nơi có mật độ dân cư đông, phần lớn sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của khu vực này, đồng thời là khu vực dễ bị tổn thương do các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán) và hoạt động nhân tạo như: Giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản dưới đáy biển, nuôi trồng thủy hải sản ven biển, ô nhiễm từ đất liền do hoạt động công nông nghiệp. Tất cả những hoạt động này đều gây tác động tiêu cực đến môi trường, làm suy thoái hệ

sinh thái biển, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven biển, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Chất lượng môi trường nước vùng ven biển tỉnh Thái Bình đã có những dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái do sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế hàng năm đã tạo ra một lượng lớn chất thải vào nước sông và vùng ven bờ, hoạt động chặt phá rừng ngập mặn, khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt, khoanh đất đầm nuôi chiếm hết diện tích bãi triều tự nhiên, tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất cùng với các hoạt động trên là sự gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí gây sức ép lớn đến môi trường biển, ven biển, làm suy thoái tài nguyên biển và ven biển.

3.4. Hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, không chế không cho sự ô nhiễm xảy ra ở vùng nước ven biển hoặc khi có sự cố ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó.

Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ Thái Bình sẽ tập trung vào phân tích đánh giá một số vấn đề chính của công tác kiểm soát ô nhiễm, bao gồm: chính sách, luật pháp; bộ máy tổ chức và nguồn lực; hoạt động giám sát, kiểm soát nguồn thải và quan trắc, giám sát chất lượng nước biển ven bờ của cơ quản quản lý tài nguyên môi trường ở Thái Bình.

3.4.1. Hệ thống chính sách, pháp luật BVMT ở địa phương

Chính sách, pháp luật về quản lý môi trường biển trong những năm qua đã được quan tâm, chú trọng. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã định hướng bảo vệ môi trường biển và ven biển. Trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, đã giành Chương V với nội dung là Bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong đó đưa ra các quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.

Đặc biệt ngày 06/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định chung các vấn đề về quy hoạch không gian biển trong khai thác sử dụng tài nguyên biển và nguyên tắc chung trong kiểm soát môi trường biển; ngày 21/5/2014 ban hành Nghị định số 51/2014/NĐCP về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; Ngày 25/6/2015, kỳ thứ 9 Quốc hội khóa XIII đa thông qua Luật Tài nguyên và biển và hải đảo Việt Nam, dự kiến Chủ tich nước công bố và thi hành trong năm 2016 với 81điều chú trọng tới công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Về phía tỉnh Thái Bình đã thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định, cơ chế, chính sách, Chiến lược, chương trình, kế hoạch BVMT quốc gia đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm ban hành và chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn cụ thể hóa các văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về BVMT ở địa phương và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở địa phương.

Từ năm 2011 đến nay: Tỉnh ủy đã ban hành 01 Kết luận (số 02-KL/TU ngày 02/3/2012); 01 Kế hoạch (số 16/KH-UBND ngày 26/3/2015 về triển khai Luật Bảo vệ môi trường); 02 Chương trình hành động (số 29-Ctr/TU ngày 18/7/2013; số 02/CTHĐ-UBND ngày 10/7/2013 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ); UBND tỉnh đã ban hành Chương trình kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh; Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có nội dung bảo vệ môi trường biển. Tập hợp các văn bản Pháp luật Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về bảo vệ Môi trường in thành sách trang bị cho cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ các sở, ngành và cấp huyện, xã làm tài liệu tuyên truyền và thực hiện.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí