Đặc Điểm Khu Vực Vùng Biển Ven Bờ Vịnh Hạ Long

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Do khả năng và thời gian có hạn, luận văn sẽ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và trên đối tượng sau:

2.1.1.Đặc điểm khu vực vùng biển ven bờ vịnh Hạ Long


Nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc; có diện tích 1553km2 bao gồm 1969 hòn đảo, 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng). phía đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông.

Khu vực trung tâm có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam) với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo.

Vịnh Hạ Long được chia thành 2 vùng theo ranh giới phân chia của UNESCO cho các giá trị di sản: bao gồm vùng lòi và vùng đệm

Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I

– vùng lòi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II – vùng đệm được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III – vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).

. Đặc điểm dòng chảy [9]


Trường dòng chảy VHL – Bái Tử Long chia hai hướng chủ đạo liên quan đến pha triều lên theo hướng Bắc - Đông, Bắc - Tây Bắc, dòng nước chủ yếu từ khu vực phía Đông đảo Cát Bà theo hướng Nam đi vào vùng biển viṇ h Ha ̣Long chia làm hai hướng, hướng Bắc-Tây Bắc vào viṇ h Ha ̣Long , vịnh Cửa Lục xuống tận phía Nam đảo Tuần Châu, thứ hai hướng Đông - Bắc sang vịnh Bái Tử Long. Vận tốc dòng chảy triều lên có giá trị biến đổi từ 50-100cm/s; Pha triều xuống theo hướng Nam - Tây Nam , dòng nước từ phía Nam đảo Tuần Châu và viṇ h Ha ̣Long chảy theo

hướng Đông -Đông Nam , dòng nước từ phía Cửa Ông và viṇ h Bái Tử Long chảy theo hướng Tây-Tây Nam sau đó kết hợp với nhau đi xuống phía Nam qua phía Đông đảo Cát Bà.

Khả năng trao đổi nước khu vực VHL trong khoảng 60-78%, khu vực Bái Tử Long khoảng 65-79%. Trong toàn khu vực VHL – Bái Tử Long là 63-78%. Khu vực ven bờ Cẩm Phả - VHL có tỷ lệ trao đổi nước với xung quanh lớn hơn các khu vực khác, tỷ lệ thấp nhất ở vịnh Cửa Lục từ 22-56%.

. Đặc điểm thủy triều [9]


Vùng biển VHL chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều điển hình với biên độ triều lớn nhất đến 4,6m. Trong một tháng có 2 chu kỳ triều cường với giá trị mực nước trung bình đạt 3,9m và hai chu kỳ kém với giá trị trung bình đạt 1,9m.

- Độ lớn thuỷ triều vùng Hòn Gai : (Theo cốt không lục địa ) Cực đại đạt: 2,80 m; Trung bình: 2,40 m; Cực tiểu: -1,9 m.

- Triều mạnh thường xuất hiện ở các tháng 5,6,8,10,12 dương lịch.


- Triều yếu ở các tháng 1,2,3.


- Thuỷ hoá: nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa. Cực đại vào mùa hè, cực tiểu về mùa đông.

Tại khu vực ven biển VHL, khi triều cường dòng triều đi theo hướng Tây Bắc. Khi triều xuống thì dòng triều rút theo hướng Đông Nam.

- Vận tốc dòng khoảng 0,20 – 0,68 m/s.

2.1.2. Đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long


- Vịnh Hạ Long nằm tiếp giáp với Thành phố Hạ Long về phía Tây, đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long bao gồm đặc điểm thành phố Hạ Long và một số khu vực phụ cận có liên quan khác như huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên. Trong khuôn khổ đề tài, nghiên cứu này tập trung xem xét các ảnh hưởng đến vịnh Hạ Long từ các hoạt động ven bờ thuộc khu vực thành phố Hạ Long.

2.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Ph ạm vi khu v ực bi ển ven b ờ th ành ph ố H ạ Long Thời gian nghiên cứu 3/2013 -9/2013

Phạm vi nghiên cứu:

- Vùng Bờ: Thành phố Hạ Long: 20 phường kéo dài từ Đông sang Tây

- Vùng ven biển: Nước biển ven bờ vịnh Hạ Long 3 hải lý cách bờ (5,5 km)


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

- Dựa trên số liệu sẵn có của địa phương về hiện trạng ô nhiễm và thực trạng công tác quản lý để từ đó tổng hợp, nhận xét và đánh giá và tìm kiếm giải pháp kiểm soát ô nhiễm.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Tổng hợp, thu thập thông tin liên quan đến hiện trạng ô nhiễm từ báo cáo hiện trạng tỉnh Quảng Ninh....

Các số liệu được tổng hợp, đánh giá theo nhóm trên cơ sở mức độ độc hại ảnh hưởng đến môi trường như sau:

- Nhóm các thông số hiện trường: pH, nhiệt độ...: là thông số đánh giá sơ bộ ban đầu về chất lượng nước

- Nhóm các thông số trực quan: TSS, độ đục, độ trong...: là các thông số có thể quan sát thấy bằng mắt thường


- Nhóm các thông số độc hại: là các thông số có tính độc hại cấp, tác động nhanh và mạnh đối với cơ thể sinh vật : As, F-,....

-Nhóm các thông số dinh dưỡng: là các thông số gây các hiện tượng phú dưỡng đối với môi trường nước ví dụ như T-N, T-P, Amoni vvv

- Nhóm các thông số kim loại nặng:....Fe, Cu, Pb, Cd...

- Nhóm thông số dầu mỡ: váng dầu, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật

2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

a) Phương pháp khảo sát thực địa:

Nghiên cứu Khảo sát thực địa nhằm thu thập các sô liệu, điều tra nguồn thải và xác định các thành phần của chúng.

Điều tra khảo sát thực địa là phương pháp rất quan trọng để tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động của nó tới môi trường. Kết quả của đề tài phụ thuộc vào kết quả khảo sát thực địa, nhằm thu thập, cập nhật các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ như : xả thải, các hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động khai thác than và các hoạt động khác của con người. Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội, làm cơ sở chỉnh sửa.

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, đã phối hợp với Trung tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Vịnh hạ Long và Phòng TNMT thành phố Hạ Long tổ chức nghiên cứu, khảo sát.

b) Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Tình hình phân loại chất thải gây ô nhiễm trong khu vực

+ Vai trò của từng đơn vị trong việc giữ gìn môi trường

- Tiến hành phỏng vấn

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn các hộ gia đình, các khu du lịch, dịch vụ… quanh khu vực nghiên cứu

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra


+ Đối tượng phỏng vấn: một số hộ gia đình ở khu vực thành phố Hạ Long và Bãi Cháy, một số khách sạn, một vài đơn vị khai thác than, những cán bộ của ban quan lý môi trường và ban quản lý Vịnh.

Tiến hành điều tra phỏng vấn 300 hộ gia đình, cá nhân ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về học vấn, trình độ, lứa tuổi, đa dạng ngành nghề, đơn vị công tác…

2.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống

Sử dụng phầm mềm EXCEL, AUTOCAD để phân tích, vẽ, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long


3.1.1. Kết quả quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011

3.1.1.1 Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc

Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m), do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào. Do đó, vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào.

Vị trí các điểm quan trắc ven bờ Vịnh Hạ Long được xác định là các khu vực kinh tế xã hội Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế xã hội ven bờ Vịnh Hạ Long.

Bảng 3.1:Bảng vị trí mạng lưới quan trắc môi trường ven bờ Vịnh Hạ Long


STT

Tên điểm

Ký hiệu

Vị trí

Kinh độ

Vĩ độ

1

Khu du lịch Tuần Châu (Âu

tàu Tuần Châu)

VT 1

10701’40.11’’E

20055’78.52’’N

2

Bến tàu du lịch Bãi Cháy

VT 2

10701’48.43’’E

20056’37.65’’N

3

Bãi tắm Bãi Cháy

VT 3

10702’51.44’’E

20057’5.11’’N

4

Cảng dầu B12

VT 4

10703’46.76’’E

20057’51.70’’N

5

Cảng Cái Lân

VT 5

10703’20.37’’E

20058’27.50’’N

6

Cống thoát nước CIENCO5

VT 6

10704’24.26’’E

20057’59.45’’N

7

Sau chợ Hạ Long 1.

VT 7

10704’57.29’’E

20056’48.73’’N

8

Cống thoát nước khu Hòn

Bằng (cột 3)

VT 8

10705’41.80’’E

20056’57.11’’N

9

Khu nhà bè, bến cá cột 5

VT 9

10705’57.61’’E

20056’50.22’’N

10

Cảng than Nam Cầu Trắng

VT 10

10707’57.88’’E

20056’27.48’’N

11

Hạ lưu suối Lộ phong ra biển

VT 11

10708’52.34’’E

20057’43.74’’N

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

(Nguồn số liệu: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường - Sở TNMT )


Hình 3 1 Vị Trí mạng lưới các điểm quan trắc 29 Trong 11 điểm trên thì các 1

Hình 3.1: Vị Trí mạng lưới các điểm quan trắc

29


Trong 11 điểm trên, thì các điểm mang ký hiệu: VT2, VT3, VT7, VT9, VT10 từ Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Quảng Ninh các Quý I, II, III và IV.

Các điểm mẫu mang ký hiệu còn lại: VT1, VT4, VT5, VT6, VT8, VT11 được tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường nước vịnh Hạ Long năm 2011- Do Ban Quản lý vịnh Hạ Long thực hiện.

Mô tả sơ bộ về các điểm nghiên cứu:

- VT1: Tại Âu tàu Tuần Châu. Âu tàu Tuần Châu mới được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2010. Với diện tích Âu tàu trên 5ha, hình chữ U. Tại đây hiện nay tập trung khoảng trên 100 phương tiện vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên vịnh Hạ Long. Lý do lựa chọn điểm này: Vì thực tế khu du lịch Tuần Châu có rất nhiều hoạt động phát sinh chất thải có xả thải ra ven bờ vịnh Hạ Long, nhưng Âu tàu sẽ phản ảnh đặc trưng nguồn tiếp nhận tổng thể từ các nguồn thải: từ các nhà hàng, khu biệt thự và quan trọng hơn là hơn 100 phương tiện tàu du lịch.

- VT2: Bến tàu du lịch Bãi Cháy. Như đã trình bày tại mục 1.3.1.2, nơi đây tập trung trên 300 phương tiện tàu vận chuyển khách tham quan, du lịch Hạ Long (tức là gấp 3 lần Âu tàu Tuần Châu). Do vậy, các tác động đến môi trường nước biển ven bờ do hoạt động của các phương tiện neo đậu, đón trả khách là rất lớn.

- VT3: Bãi tắm Bãi Cháy. Đây là bãi tắm duy nhất tại khu du lịch Bãi Cháy. Lý do lựa chọn điểm này để có đánh giá đúng thực trạng và có những khuyến cáo (nếu có tác động ô nhiễm), nhằm đảm bảo sức khoẻ cho du khách khi có hoạt động tắm biển tại đây.

- VT4: Cảng dầu B12. Đây là cảng dầu lớn nhất khu vực miền Bắc. Xăng, dầu từ đây sau khi được nhập vào bể chứa từ các tàu sẽ được bơm phân phối đến các tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội v.v… Lý do lựa chọn điểm này để có những nghiên cứu, đánh giá tác động của các hoạt động xuất nhập dầu tại cảng đến môi trường nước biển ven bờ, đặc biệt là thông số dầu mỡ khoáng.

- VT5: Cảng Cái Lân. Như đã giới thiệu tại mục 1.3.1.3. Lý do lựa chọn điểm này cũng để nhằm đánh giá tác động của các hoạt động bốc xếp hàng hoá tại cảng đến môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí