cơ, vô cơ hoặc hỗn hợp. Mức tăng nồng độ TSS có ảnh hưởng mạnh tới các hệ sinh thái như rạn san hô, cỏ biển, sinh vật đáy...
Bảng 3.9: Hàm lượng TSS tại các điểm nghiên cứu
Vị trí nghiên cứu | Ký hiệu | TSS (mg/l) | ||||
Quý I/2011 | Quý II/2011 | Quý III/2011 | Quý IV/2011 | |||
1 | Khu du lịch Tuần Châu (Âu tàu Tuần Châu) | VT 1 | 45 | 37 | 39,3 | 41 |
2 | Bến tàu du lịch Bãi Cháy | VT 2 | 137,5 | 82,14 | 82,86 | 78,5 |
3 | Bãi tắm Bãi Cháy | VT 3 | 99 | 15 | 13,31 | 12 |
4 | Cảng dầu B12 | VT 4 | 36 | 30,71 | 37,48 | 13 |
5 | Cảng Cái Lân | VT 5 | 51,5 | 24,29 | 27,23 | 31 |
6 | Cống thoát nước CIENCO5 | VT 6 | 79 | 75 | 89,36 | 55 |
7 | Sau chợ Hạ Long 1. | VT 7 | 33 | 72,14 | 84,18 | 59 |
8 | Cống thoát nước khu Hòn Bằng (cột 3) | VT 8 | 85,5 | 75,71 | 79,25 | 63 |
9 | Khu nhà bè, bến cá cột 5 | VT 9 | 34 | 68,57 | 70,52 | 24 |
10 | Cảng than Nam Cầu Trắng | VT 10 | 62,6 | 57,86 | 73,06 | 62,5 |
11 | Hạ lưu suối Lộ phong ra biển | VT 11 | 66 | 52,1 | 83 | 58,2 |
Giá trị trung bình quý | 66,28 | 53,68 | 61,77 | 45,2 | ||
Giá trị trung bình năm | 56,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Khu Vực Vùng Biển Ven Bờ Vịnh Hạ Long
- Đặc Điểm Của Một Số Thông Số Môi Trường Vịnh Hạ Long
- Biểu Diễn Hàm Lượng Mn Tại Các Điểm Nghiên Cứu
- Bảng Thống Kế Diện Tích Rừng Ngập Mặn Khu Vực Hoành Bồ - Hạ Long
- Cảng Nước Sâu Cái Lân: Đây Là Cảng Nước Sâu Lớn Nhất Tại Khu Vực Miền Bắc
- Sơ Đồ Tuyến Thu Gom Nước Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở TNMT )
Nồng độ GHCP của TSS theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) đối với khu vực nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh là 50mg/l, bãi tắm là 50mg/l.
160
140
120
mg/l
100
80
60
40
20
0
Khu du lịch
Bến tàu du
Bãi tắm Bãi
Cảng dầu
Cảng Cái
Cống thoát Sau chợ Hạ Cống thoát Khu nhà bè,
Cảng than
Hạ lưu suối
Tuần Châu (Âu tàu Tuần Châu)
lịch Bãi Cháy
Cháy
B12
Lân
nước CIENCO5
Long 1.
nước khu Hòn Bằng (cột 3)
bến cá cột 5
Nam Cầu Trắng
Lộ phong ra biển
Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 QCVN 10:2008 (đối với bãi tắm, khu thể thao)
Hình 3.9: Biểu diễn hàm lượng TSS tại các điểm nghiên cứu
Qua biểu đồ nhận thấy có 8/11 điểm nghiên cứu có hàm lượng TSS rất lớn tại các thời điểm trong năm, hầu hết vượt giới hạn cho phép nếu đối chiếu với giới hạn khu vực khu vực nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và bãi tắm:
+ Bãi Tắm Bãi Cháy: Quý I vượt QCCP 1,98 lần.
3.1.5. Coliform
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuNn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms. Trong đó Escherichia. Coli (E.Coli) là loài đặc biệt nguy hiểm gây bệnh tiêu chảy và các dịch bệnh nguy hiểm khác
Bảng 3.10: Hàm lượng Coliform tại các điểm nghiên cứu
Vị trí nghiên cứu | Ký hiệu | Coliform (MPN/100ml) | ||||
Quý I/2011 | Quý II/2011 | Quý III/2011 | Quý IV/2011 | |||
1 | Khu du lịch Tuần Châu (Âu tàu Tuần Châu) | VT 1 | 98 | 103 | 112 | 88 |
2 | Bến tàu du lịch Bãi Cháy | VT 2 | 127 | 130 | 118 | 132 |
3 | Bãi tắm Bãi Cháy | VT 3 | 21 | 18 | 24 | 28 |
4 | Cảng dầu B12 | VT 4 | 26,5 | 31 | 16 | 23 |
5 | Cảng Cái Lân | VT 5 | 50,5 | 108,5 | 92 | 100 |
6 | Cống thoát nước CIENCO5 | VT 6 | 123,5 | 128,5 | 97 | 136 |
7 | Sau chợ Hạ Long 1. | VT 7 | 1051 | 1055 | 680 | 736 |
8 | Cống thoát nước khu Hòn Bằng (cột 3) | VT 8 | 141 | 126 | 240 | 351 |
9 | Khu nhà bè, bến cá cột 5 | VT 9 | 129,5 | 123,5 | 149 | 155 |
10 | Cảng than Nam Cầu Trắng | VT 10 | 27 | 236 | 87 | 45 |
11 | Hạ lưu suối Lộ phong ra biển | VT 11 | 43 | 78 | 55 | 92,5 |
Giá trị trung bình quý | 167 | 194,32 | 151,82 | 159,5 | ||
Giá trị trung bình năm | 168,16 |
(Nguồn số liệu: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở TNMT )
Nồng độ GHCP của Coliform theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) là 1.000 MPN/100ml, đối với khu vực nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh là 1000 MPN/100ml, bãi tắm là 1000 MPN/100ml.
1200
1000
MPN/100ml
800
600
400
200
0
Khu du lịch
B ến tàu du lịch
B ãi tắm B ãi
Cảng dầu B 12 Cảng Cái Lân Cống tho át
Sau chợ Hạ
Cống tho át
Khu nhà bè, bến Cảng than Nam
Hạ lưu suối Lộ
Tuần Châu (Â u tàu Tuần Châu)
B ãi Cháy
Cháy
nước CIENCO5
Lo ng 1.
nước khu Hò n B ằng (cột 3)
cá cột 5
Cầu Trắng
pho ng ra biển
Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 QCVN 10:2008
Hình 3.10: Biểu diễn hàm lượng Coliform tại các điểm nghiên cứu
Theo QCVN 10: 2008/BTNMT nước biển Vịnh Hạ Long không ô nhiễm Coliform. Trong các thời điểm trong năm, hàm lượng Coliform biến động không lớn. Tuy nhiên theo không gian, hàm lượng coliform tập trung cao chủ yếu tại những khu vực có hoạt động kinh tế xã hội cao ở ven bờ, các khu dân cư và du lich trên Vịnh. Đặc biệt như khu vực Sau chợ Hạ Long 1:
- Vào Quý I: Vượt QCCP 1,051 lần.
- Quý II: Vượt QCCP 1,055 lần.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể nhận định do nước biển tại khu vực phải tiếp nhận nhiều nguồn thải từ quá trình sinh hoạt của người dân trên bờ. Chợ Hạ Long nằm trên địa bàn phường Bạch đằng-một phường trung tâm của thành phố đã có hệ thống thu gom nước thải và đưa về trạm xử lý Hà Khánh. Nhưng riêng đối với chợ Hạ Long I, nước thải được xử lý bằng hệ hống lắng riêng rồi thải ra ngoài môi trường, không dẫn về trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của thành phố. Nhưng thực tế nước thải qua hệ thống bể lắng chỉ lắng đọng được các chất lơ lửng do vậy, các thành phần ô nhiễm khác sẽ không được xử lý triệt để như thông số Coliform. Mặt khác, tại đây có nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu có hoạt động xả nước thải ra khu vực sau chợ Hạ Long, cùng với số lượng nhà bè dân sinh, các tàu cá, tàu vận chuyển, bán lẻ xăng dầu tập trung với mật độ khá lớn, nên có thể nhận định dẫn đến thông số Coliform tại điểm nghiên cứu này cao hơn GHCP.
3.1.6 Đánh giá chất lượng nước và diễn biến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long
3.1.6.1 Đánh giá chung
Để đánh giá chất lượng nước vùng biển vịnh Hạ Long đối với đời sống sinh vật thuỷ sinh đã sử dụng hệ số rủi ro môi trường RQ (Environmental Risk Quotient) là tỷ lệ giữa giá trị thông số đo được và giá trị GHCP trong tiêu chuẩn chất lượng nước. Sử dụng quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) để đánh giá. Các chỉ tiêu môi trường nào có hệ số RQ>1 thì chỉ tiêu
đó bị ô nhiễm.
Bảng 3.11: Hệ số rủi ro môi trường (RQ) vùng biển vịnh Hạ Long năm 2011
Thông số | RQ | |||
Vùng nuôi trồng và bảo tồn thuỷ sinh | Bãi tắm, thể thao dưới nước | Các nơi khác | ||
1 | Dầu mỡ khoáng | >1 | 0,52 | 0,26 |
2 | TSS | 1,135 | 1,135 | - |
3 | Coliform | 0,168 | 0,168 | 0,168 |
Nhóm dinh dưỡng | ||||
4 | NH4+ | 1,23 | 0,246 | 0,246 |
Nhóm các kim loại | ||||
5 | Cu | <1 | <1 | <1 |
6 | Pb | <1 | <1 | <1 |
7 | Zn | 0,8 | 0,04 | 0,02 |
8 | Mn | 0,93 | 0,93 | 0,93 |
9 | Fe | 1,005 | 1,005 | 0,335 |
10 | Cd | <1 | <1 | <1 |
Một số chất độc | ||||
11 | As | <1 | <1 | <1 |
12 | F | <1 | <1 | <1 |
13 | S2- | <1 | <1 | <1 |
Ghi chú: RQ được tính như sau: RQ= GTĐo/GTGH
a) Thủy lý, thủy hóa: Nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long năm 2011 có độ pH khá cao, có tính kiềm yếu. Nồng độ ôxy hoà tan trong nước thường xuyên cao hơn GHCP (>5mg/l), đạt GHCP theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT).
b) TSS: Chất rắn lơ lửng hòa tan có chỉ số RQ = 1,135 > 1. Nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long năm 2011 đã bị ô nhiễm bởi TSS. Thực tế qua nghiên cứu, đánh giá hàm lượng TSS tại 11 điểm, hầu hết đã bị ô nhiễm bởi TSS, một số vị trí có TSS cao như khu vực Cảng Tàu du lịch Bãi Cháy, Cảng Nam Cầu Trắng, các cống thoát nước khu dân cư ra bờ biển.
c) Coliform: Chỉ số RQ = 0,168 < 1. Nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long năm 2011 về tổng thể không bị ô nhiễm bởi TSS. Tuy nhiên, khu vực bờ biển tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư, trung tâm thương mại ven bờ vịnh đều có chỉ số coliform cao hơn các khu vực khác đặc biệt là khu vực ven biển sau Chợ Hạ Long I, chứng tỏ có nguy cơ ô nhiễm coliform rất cao từ những khu vực này.
d) Nhóm dinh dưỡng: Chỉ số amoni nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long năm 2011 có chỉ số RQ <1 đạt GHCP theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT).
e) Kim loại: Các kim loại nặng như: Cu, Pb, Zn, Mn, Cd, đều có chỉ số RQ<1 đạt GHCP theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT). Tuy nhiên, như thông số Fe đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ tại các khu vực ven bờ.
f) Nhóm chất độc: Các chất độc như: As, F, Sunfua đều có chỉ số RQ < 1, nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long không bị ô nhiễm bởi các yếu tố này.
g) Dầu mỡ khoáng: Về tổng quan thì nước biển ven bờ vịnh Hạ Long không bị ô nhiễm dầu. Tuy nhiên, bằng nhãn quan thì xuất hiện váng dầu tại một số nơi có mật độ phương tiện thuỷ lớn như: Cảng Cái Lân, Bến tàu du lịch Bãi Cháy, Cảng Nam Cầu Trắng v.v… đây cũng là một thực tế vì các phương tiện thuỷ hiện nay hầu hết chưa có thiết bị xử lý nước thải la canh do vậy có thể có các hành vi xả thải nước thải la canh trực tiếp ra ngoài môi trường
Nhìn chung, đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long năm 2011 thông qua chỉ số RQ thì chất lượng nước biển ven bờ vẫn đảm bảo do hầu hết các thông số quan trắc đều có chỉ số RQ < 1. Tình trạng ô nhiễm cục bộ đã xảy ra tại
một số vị trí như Cảng Nam Cầu Trắng, Bến tàu khách du lịch Bãi Cháy, sau chợ
Hạ Long I với các thông số như TSS, Fe, dầu mỡ khoáng, Amoni
3.1.6.2 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long.
Qua tham khảo kết quả của một số báo cáo khoa học trong thời gian trước
[12], kết hợp với kết quả nghiên cứu của năm 2011. Trong luận văn này đưa ra một số đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường vịnh Hạ Long như sau:
Bảng 3.12: Xu thế diễn biến môi trường qua các năm
Thời gian | Thông số | ||||
Amoni | Dầu mỡ khoáng | Fe | TSS | ||
1 | 2004 | - | 0,7 | 0,035 | 16,1 |
2 | 2007 | 0,086 | 1,12 | 0,0495 | 25,3 |
3 | 2011 | 0,123 | 0,052 | 0,1005 | 56,73 |
60
50
40
mg/l
30
20
10
0
2004 2007 2011
Hình 3.11: Diễn biến hàm lượng TSS
0,14
0,12
0,1
mg/l
0,08
0,06
0,04
0,02
0
2004 2007 2011
Hình 3.12: Diễn biến hàm lượng Amoni
0,12
0,1
0,08
mg/l
0,06
0,04
0,02
0
2004 2007 2011
Hình 3.13: Diễn biến hàm lượng Fe
1,2
1
0,8
mg/l
0,6
0,4
0,2
0
2004 2007 2011
Hình 3.14: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng
Thông qua các kết quả quan trắc môi trường các năm, ngoại trừ thông số dầu cần xem xét thì các thông số khác được đưa ra so sánh đều có xu hướng gia tăng, điều này chứng tỏ chất lượng môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long đang có chiều hướng đi xuống. Nguy cơ ô nhiễm trong thời gian tới là rất lớn, nếu không có các biện pháp quyết liệt nhằm giảm ô nhiễm.
3.1.7 Tác động do ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tới hệ sinh thái và nguồn lợi kinh tế vùng Vịnh Hạ Long
3.1.7.1 Suy giảm hệ sinh thái
a) Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hiện nay diện tích rừng ngập mặn Vịnh Hạ long đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát thực tế diện tích rừng ngập mặn khu vực ven thành phố Hạ Long năm 2010 là 767,6 ha (Tuần Châu, Đại Yên, 467ha; Hà Khánh 202ha; Hà