Điều Kiện Tự Nhiên, Xã Hội Thành Phố Hạ Long

trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận.

Từ năm 1998, dự án Nghiên cứu môi trường vịnh Hạ Long đã được cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện với những kết quả sơ bộ cho thấy tiềm năng ô nhiễm vịnh Hạ Long theo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh [6]. Kết quả nghiên cứu từ những năm 2000 và 2006 trong các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả Phạm Văn Lượng và Đoàn Thị Thu Trà cũng cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động của con người từ bờ đến chất lượng môi trường ven biển vịnh Hạ Long thể hiện qua sự biến đổi của hàm lượng các kim loại nặng và các chất hữu cơ. [4, 13]

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nước biển ven bờ khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể hiện thông qua các thông số như nhu cầu oxy hóa học (COD) và nồng độ nitơ amoni vượt quá giá trị tiêu chuẩn ven bờ ở gần như tất cả các điểm lấy mẫu do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, nước ven bờ dọc theo thành phố Hạ Long có nồng độ dầu và mỡ tương đối cao do các hoạt động của tàu thuyền ảnh hưởng đến chất lượng nước trong vùng đệm Vịnh Hạ Long. Tại cửa sông của suối Lộ Phong, quan sát thấy nồng độ COD và kim loại nặng tương đối cao. Có thể nói rằng hoạt động khai thác than tại khu vực thượng nguồn suối Lộ Phong đã ảnh hưởng tới chất lượng nước. [7]

Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước biển ven bờ theo mạng điểm quan trắc của tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012 và 2013 cũng cho thấy dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ khu vực ven biển vịnh Hạ Long do các hoạt động của khu công nghiệp và đô thị hóa thể hiện trong thông số nhu cầu oxy sinh hóa cao với khoảng dao động từ 5 đến 32 mg/l tập trung ở các khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Bãi tắm Bãi Cháy, nước biển ven bờ khu vực sau chợ Hạ Long 1, Sông Diễn Vọng – khu vực Cầu Bang, nước biển ven bờ khu vực Cột 5 – cột 8 và khu vực cảng Nam Cầu Trắng. Hàm lượng dầu đo được trong các khu vực này cũng

đặc biệt cao và vượt quá ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản từ 1,5 đến 2,5 lần với giá trị đo được trong khoảng từ 0,3 đến 0,5 mg/l, đặc biệt cao tại khu vực bến chợ Hạ Long 1 và cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012, 2013).[14]

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long trong phạm vi thành phố Hạ Long. Theo QCVN số 10:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ [2], trong đó giải thích: nước biển ven bờ là nước biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km).

Do vậy, trong Luận văn này sẽ nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ vịnh Hạ Long trong khuôn khổ phạm vi thành phố Hạ Long, với chiều dài khu nghiên cứu khoảng 28km, bắt đầu từ khu vực đảo Tuần Châu qua địa bàn các phường Hùng Thắng, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Tu và Hà Phong.

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Hạ Long

1.2.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai.

Thành phố Hạ Long nằm ở Trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km2, với chiều dài bờ biển gần 50km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là Vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài 50km, cách Hà Nội 165km về phía Tây Bắc, Hải Phòng 60km về phái Tây, cửa khẩu Móng Cái 184km

về phía Đông, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vựa quốc gia.

1.2.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rò rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, cuối cùng là vùng hải đảo.

1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rò rệt là mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 độ. Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông, là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rò rệt là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão là cấp 9, cấp 10.

1.2.1.4. Dân số


Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 người đến năm 2010 là 234.592 tăng 31.753 người so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005% đến năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2012 trung bình là 1,051%.

Kết quả điều tra dân số ở các phường giai đoạn 2006-2012

Đơn vị tính: người

T T


Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Thành phố

202.839

218.238

223.474

229.122

234.592

227.868

248.873

1

Hồng Gai

8.590

9.286

8.995

9.215

9.385

8.099

8.285

2

Bạch Đằng

11.840

12.519

11.996

12.829

12.447

9.691

11.437


3

Trần Hưng Đạo


9.750


10.266


9.962


10.188


10.820


9.581


11.316

4

Yết Kiêu

8.452

9.553

9.233

9.785

9.995

10.191

9.981

5

Cao Xanh

14.875

15.839

16.521

17.038

17.424

16.402

16.727

6

Hà Khánh

5.743

6.524

6.090

6.217

6.487

6.701

6.547

7

Cao Thắng

15.448

16.650

17.147

17.378

18.230

17.189

18.355

8

Hà Lầm

9.179

9.797

10.093

10.125

10.336

10.272

11.321

9

Hà Trung

7.146

7.570

8.019

8.034

7.745

7.929

8.737

10

Hà Tu

11.618

11.991

12.174

12.197

12.575

13.044

13.390

11

Hà Phong

8.705

9.427

9.772

9.804

9.824

9.064

9.866

12

Hồng Hà

12.714

15.140

15.668

15.569

15.602

15.758

16.847

13

Hồng Hải

15.439

16.584

18.005

18.440

18.323

18.736

26.354

14

Bãi Cháy

18.361

18.619

18.981

19.472

19.890

21.297

21.472

15

Giếng Đáy

10.671

12.003

13.317

14.071

15.423

15.317

15.538

16

Hà Khẩu

10.016

10.769

11.369

11.845

12.547

12.628

14.647

17

Hùng Thắng

4.168

5.582

5.643

5.717

5.866

6.092

6.488

18

Tuần Châu

2.387

2.573

2.256

2.355

2.394

1.954

2.450

19

Đại Yên

8.253

8.443

8.526

8.678

9.036

8.306

9.000

20

Việt Hưng

9.484

9.103

9.707

10.165

10.243

9.083

10.122

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2006 là 820 người/km2, đến năm 2012 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2.

1.2.1.5. Về Tài nguyên thiên nhiên

Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là

trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng v.v… tuy nhiên trữ lượng là không đáng kể [7].

1.2.1.6. Điều kiện kinh tế-xã hội


Trong những năm qua, có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long là rất lớn. Quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Từ một thành phố với nền công nghiệp khai thác than là chủ đạo, nay đã chuyển dịch phát triển cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, để hướng tới là một thành phố du lịch xanh, sạch đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2013. Một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố trong năm 2011 [6]:

- Về sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2011 khá ổn định; giá trị ước đạt 12.673 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 969 tỷ đồng; các ngành công nghiệp đóng tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng trên địa bàn tăng trưởng không cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Các ngành sản xuất dầu thực vật và ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác cơ bản ổn định, phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các đơn vị và nhân dân, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế.

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ đồng; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn. Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 52,24 tỷ đồng, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2.545 tấn.


- Về Du lịch: Khách du lịch đến Hạ Long đạt 4.031.098 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2.063.700 lượt, doanh thu đạt 2.236 tỷ đồng.

- Về tình hình thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 13.586,9 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Thành phố ước đạt 1.902,56 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 979,6 tỷ đồng.

- Về công tác văn hoá - xã hội: Trong năm thành phố đã thực hiện tốt nhiều sự kiện quan trọng như lễ hội du lịch Hạ Long năm 2011; Công tác xây dựng nông thôn mới trong hỗ trợ huyện nghèo Ba Chẽ được đẩy mạnh; thành phố đã tiến hành triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2016 phấn đấu đến năm 2016 thành phố không có hộ nghèo, cận nghèo. Phong trào thể dục thể thao được phát triển, với việc hình thành nhiều sân bóng mới, trong năm thành phố cũng đã tổ chức

thành công hội khoẻ phù đổng toàn tỉnh với vị trí thứ nhất toàn đoàn v.v...

- Về giáo dục: Thành phố hiện có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, 67% trên chuẩn. 100% các trường phổ thông đã được kiên cố, cao tầng hoá; 80% các trường trang bị máy chiếu cho các phòng học. Là địa phương đầu tiên trong Tỉnh đầu tư bằng nguồn xã hội hóa trang bị Bảng tương tác cho một số trường để nâng cao chất lượng dạy học. Đến nay, toàn Thành phố có 35 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non: 07; tiểu học: 17; Tiểu học cơ sở: 11; trung học & trung học cơ sở: 01).

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh và mạnh cũng đã đặt ra những thách thức to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị, lợi thế của vịnh Hạ Long đảm bảo hài hòa và bền vững vì hiện nay các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã và đang có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường vịnh Hạ Long.

1.2.2. Biển và đảo

Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m.


Hình 1 1 Tổng thể khu vực nghiên cứu 13 Vùng tập trung các đảo đá có phong 1

Hình 1.1: Tổng thể khu vực nghiên cứu


13

Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lòi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:

Hòn Trống Mái:


Hình 1 2 Hòn Trống Mái Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ 2

Hình 1.2: Hòn Trống Mái

Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.

Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long. Đảo rộng 12km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc,

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí