Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 2

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Tổng thể khu vực nghiên cứu 13

Hình 1.2: Hòn Trống Mái 14

Hình 1.3: Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt 15

Hình 1.4: Kiến tạo đá vôi kiểu Phong Tùng, một trong hai kiểu địa hình 18

Hình 3.1: Vị Trí mạng lưới các điểm quan trắc 29

Hình 3.2: Biểu diễn độ pH tại các điểm nghiên cứu 33

Hình 3.3: Biểu diễn hàm lượng DO tại các điểm nghiên cứu 35

Hình 3.4: Biểu diễn hàm lượng Amoni tại các điểm nghiên cứu 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Hình3.5: Biểu diễn hàm lượng Zn tại các điểm nghiên cứu 38

Hình 3.6: Biểu diễn hàm lượng Mn tại các điểm nghiên cứu 40

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 2

Hình 3.7: Biểu diễn hàm lượng Fe tại các điểm nghiên cứu 41

Hình 3.8: Biểu diễn hàm lượng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu 45

Hình 3.9: Biểu diễn hàm lượng TSS tại các điểm nghiên cứu 47

Hình 3.10: Biểu diễn hàm lượng Coliform tại các điểm nghiên cứu 50

Hình 3.11: Diễn biến hàm lượng TSS 53

Hình 3.12: Diễn biến hàm lượng Amoni 53

Hình 3.13: Diễn biến hàm lượng Fe 54

Hình 3.14: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng 54

Hình 3.15. Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long

...................................................................................................................................55

Hình 3.16: Hoạt động lấn biển ở Vịnh Hạ Long 60

Hình 3.17: Hoạt động khai thác than TP.Hạ Long 61

Hình 3.18: Khu vực cụm Cảng Nam Cầu Trắng 62

Hình 3.19: Cảng nước sâu Cái Lân: Đây là cảng nước sâu lớn nhất tại khu vực Miền Bắc 63

Hình 3.20: Âu tàu Tuần Châu (ảnh trái) và bến tàu khách du lịch 64

Bãi Cháy (ảnh phải) 64

Hình 3.21: Khu du lịch Bãi Cháy 65

Hình 3.22: Khu vực sau chợ Hạ Long I - Gồm rất nhiều các phương tiện thuỷ: tàu đánh cá, tàu bán lẻ xăng dầu trên vịnh, nhà bè v.v… 65

Hình 3.23: Hoạt động du lịch, tham quan Vịnh Hạ Long 67

Hình 3.24: Hoạt động của dân cư trên Vịnh Hạ Long 69

Hình 3.25: Sơ đồ tuyến thu gom nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố 74

1. Đặt vấn đề

MỞ ĐẦU

Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong công tác quản lý môi trường quốc gia, cũng như quản lý môi trường ở mỗi địa phương, nhằm mục đích theo dòi kịp thời ô nhiễm môi trường, xác định đúng nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và đề xuât kịp thời các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ các hệ sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững.

Kiểm soát ô nhiễm bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm (nguồn thải khí ô nhiễm, nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường các ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu đô thị, khu kinh tế, các làng nghề… và kiểm soát ô nhiễm (chất lượng) môi trường không khí, môi trường nước biển, nước mặt và nước biển ven bờ.

Thành phố Hạ Long là khu vực phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đặc biệt các ngành du lịch, giao thông vận tải biển (có Vịnh Hạ Long), khai thác than, các khu công nghiệp, đô thị hoá trên đất liền v.v... Các hoạt động này có những tác động không nhỏ tới vùng Vịnh Hạ Long. Ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp là ô nhiễm môi trường nước vịnh do những nguồn thải từ trên đất liền và các hoạt động trên vịnh.

Trong đó Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. Tuy nhiên chất lượng nước biển ven bờ vùng vịnh Hạ Long ngày càng có xu hướng bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển. Vì vậy, việc nghiên cứu về chất lượng nguồn nước và đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm là một vấn đề cấp thiết.

Với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp” chúng tôi muốn góp phần nào đó để nâng cao chất lượng môi trường cảnh quan thành phố Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng.

1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Cải thiện công tác bảo vệ môi trường liên quan đến thành phố Hạ Long hiện nay

- Mục tiêu cụ thể:

a) Đánh giá hiện trạng chất lượng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.

b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.

Nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long và xem xét, nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm để tìm kiếm giải pháp phù hợp.... Đề tài này tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long thuộc khu vực thành phố Hạ Long thông qua các thông số như dầu mỡ, ....... thuộc hiện trạng môi trường tỉnh QN....

- Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ vịnh của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Sở TNMT, Cánh sát MT.....

- Đề xuất 1 số giải pháp khả thi để quản lý tốt hơn môi trường nước biển ven bờ vịnh....: kỹ thuật, quản lý.....

- Điều tra các nguồn chính gây ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Đánh giá chất lượng nước và diễn biến môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản lý và đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.

-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ

1.1.1 Khái niệm Biển ven bờ

Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m), do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào. Do đó, vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào.

1.1.2 Các yếu tố gây ô nhiễm biển ven bờ

Theo UNEP (2000), trong những năm của thập kỷ 1990, tổng lượng chất thải độc hại trên toàn thế giới vào đại dương khoảng 400 triệu tấn. Trong đó, chủ yếu các chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp trong đất liền như hóa chất, khai thác mỏ, chế biến, thuộc da, chiếm hơn 70%... và hoạt động hàng hải trên biển. Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại các chất thải như sau:

- Các chất thải có nguồn gốc từ lục địa như chất thải công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt tại các đô thị: 37%

- Các chất xuất phát từ các hoạt động hàng hải: 33%

- Các chất thải do sự cố tràn dầu: 12%

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%

- Ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu khí: 2%

1.1.3. Vấn đề ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam

1.1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm nước biển hiện nay đã và đang được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới do ô nhiễm biển làm mất dần đi hệ sinh thái biển, tác động đến cuộc sống của con người thông qua việc làm giảm nguồn lợi thủy sản, và các nguồn tài nguyên khác từ biển, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tham gia các hoạt động thể thao, nghiên cứu và các hoạt động khác dưới nước và đặc biệt gây nguy cơ về các thiên tai do biển mất đi những khu vực đệm chắn sóng ven bờ như san hô v.v.v

Các vấn đề về ô nhiễm hữu cơ cũng đặc biệt được nhiều khu vực, quốc gia quan tâm trong đó phải kể đến các chất hữu cơ như Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), các loại thuốc trừ sâu cơ clo, polybrominated diphenyl ethers, phthalates and alkylphenols. Nghiên cứu tại khu vực ven biển Comunidad Valenciana của Tây Ban Nha cũng cho thấy các chất VOCs, thuốc trừ sâu cơ clo, phtalates và tributyltin (TBT) xuất hiện trong nước biển và hàm lượng octylphenol, pentachlorobenzene, DEHP và TBT vượt quá hàm lượng trung bình hàng năm theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS-AAC) và hầu hết các chất ô nhiễm xác định được cũng có mặt trong nước thải của các trạm xử lý [17]. Vùng biển Baltic khu vực Bắc Âu cũng phát hiện thấy các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại bao gồm các chất hữu cơ bay hơi (VOC), các chất halogen hữu cơ bay hơi (VOX), chlorophenols, phenoxyacids, polychlorinated biphenyls (PCBs) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) trong khoảng thời gian từ 1996 – 2001. Nồng độ của VOX trong khoảng từ một vài ng/dm3 đến 250 ng/dm3. Nồng độ trung bình của chlorophenols and phenoxyacids trong khoảng từ 0,1 và 6,0 và 0,05 and 2,2ug/dm3[18].

Nồng độ kim loại (Cr, Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) trong nước biển khu vực bến cảng Brest Harbour thuộc vùng Tây Bắc Nước Pháp đạt tới nồng độ xấp xỉ 7 mg/l đối với Mn, 60 mg/l đối với Zn giải phóng ra từ trầm tích do sự ô nhiễm axit trong khu vực. [16]

Vùng ven biển Tỉnh Hà Bắc, phía tây biển Bột Hải, Trung Quốc cũng đã phát hiện các chất ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền. Thông qua chỉ số ô nhiễm hữu cơ, chỉ số phú dưỡng, nồng độ phosphate và nhu cầu oxy hóa để đánh giá các điều kiện chất lượng nước. Kết quả cho thấy rằng ô nhiễm là trong mùa khô nặng hơn nhiều so với mùa lũ năm 2006. Dựa trên COD và nồng độ phosphate, kết quả cho thấy vùng biển gần sông Shahe, sông Douhe, sông Yanghe, và Luanhe sông đã bị ô nhiễm nặng nề. [19]

1.1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam

Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và các bài báo về vấn đề ô nhiễm biển từ các hoạt động trong bờ đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ.

Dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở các vùng nước ven bờ bởi các tác nhân như dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rò rệt. Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14-

11.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.[1]

Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai

thác hải sản giảm rò rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. [1]

Ở một số vùng biển khác như khu vực nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, và các hoạt động của tàu thuyền trên biển. Đa số nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra vịnh Đà Nẵng mà chưa qua xử lý. Chất lượng nước biển ven bờ xuống cấp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh thái rạn san hô Đà Nẵng. [3]

Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của Việt Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như phát triển du lịch ven biển, phát triển công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động hàng hải và một phần không nhỏ do từ việc gia tăng dân số. Dưới tác động của các áp lực

này, vùng biển ven bờ của Việt Nam có hàm lượng một số chất ô nhiễm đáng quan tâm như TSS, COD, NH4+, dầu mỡ, CN-. Hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ cao ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, thấp ở khu vực miền Trung và có xu thế giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005- 2009. Nhu cầu oxy hoá học có xu hướng tăng dần vào các khu vực ven biển phía

nam và hàm lượng dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo được tại hầu hết các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (0,2mg/l) cho mọi mục đích sử dụng và cao nhất ở các vùng biển miền Trung. Hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho phép.[1]

Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022