ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quảng Trị - 2
- Kiểm Soát Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Nhtm
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Công Tác Kiểm Soát Hoạt Động Cho Vay Của Nhtm
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện: Lê Diệu Thúy
Lớp: K43B Kiểm toán Khóa: 2009 - 2013
Giáo viên hướng dẫn ThS. Phan Thị Hải Hà
Huế, 05/2013
L ời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Đại học H u ế, Đại học kinh tế H u ế đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được đi thực tập và tiếp xúc thực tế tại ngân hàng. B ên c ạnh đó, em cũng rất cảm ơn thầy, cô giáo trường Đại học kinh tế H u ế đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian học tập.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến giảng viên Phan Thị H ải H à - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn của mình đến các anh, chị phòng Tín dụng và phòng K i ểm tra – kiểm soát nội bộ cùng toàn thể cán bộ tại A gribank Qu ảng Trị đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm bản thân nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. R ất mong sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô, quý cơ quan để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
H u ế, tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện L ê Di ệu Thúy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I.1. Sự cần thiết của đề tài 1
I.2. Đối tượng nghiên cứu 2
I.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
I.4. Phạm vi nghiên cứu 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu 3
I.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3
I.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 4
I.6. Kết cấu đề tài 4
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NHTM .. 5
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Mục tiêu của hệ thống KSNB 6
1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB: 7
1.1.4 Những rủi ro tiềm tàng của hệ thống KSNB 9
1.2. Kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 10
1.2.1. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 10
1.2.2. Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM15
1.2.3. Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay...17
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay của NHTM 19
1.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu trong thời gian qua 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK QUẢNG TRỊ 26
2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank Quảng Trị 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Quảng Trị 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 27
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 27
2.1.2.2. Tình hình nhân sự 30
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị trong 3 năm từ 2010-2012 32
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 32
2.1.3.2. Hoạt động cho vay 34
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 36
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Agribank Quảng Trị 38
2.2.1. Thực trạng quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị 38
2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK QUẢNG TRỊ 67
3.1. Nhận xét hoạt động kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị 67
3.1.1. Ưu điểm 67
3.1.2. Nhược điểm 69
3.1.3. Nguyên nhân 71
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị 72
PHẦN III - KẾT LUẬN 77
III.1. Kết luận 77
III.2. Hướng phát triển với những đề tài nghiên cứu tiếp theo 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn AICPA : American Institute of Certified Public Accountants CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam COSO : The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission
DN : Doanh nghiệp
IFAC : International Federation of Accountants
IPCAS : The modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System (hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng)
KSNB : Kiểm soát nội bộ NHTM : Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TP : Trưởng phòng
TSĐB : Tài sản đảm bảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
I. Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của chi nhánh Agribank Tỉnh Quảng Trị 28
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị ...41
II. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quảng Trị từ năm 2010 - 2012 36
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Quảng Trị từ năm 2010 - 2012 ...37
III. Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Agribank Quảng Trị năm 2010-2012 31
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị
năm 2010-2012 32
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Agribank Quảng Trị năm 2010 – 2012 34
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Quảng Trị năm 2010 - 2012 36
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu về kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị. Phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát quy trình cho vay tại các NHTM
Cơ sở lý luận chung nhằm làm rõ các khái niệm và nội dung cơ bản liên quan đến hệ thống KSNB, quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp và kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung tại các NHTM. Kết thúc chương 1 là phần tóm tắt việc nghiên cứu tài liệu trong thời gian thực hiện đề tài.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Agribank Quảng Trị
+ Mở đầu chương 2 là phần giới thiệu khái quát về Agribank Quảng Trị bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, nhân sự và tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012.
+ Trọng tâm của chương 2 là thực trạng quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp (kết hợp với ví dụ minh họa thực tế) tại Agribank Quảng Trị.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị
Thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị nhằm rút ra được những ưu điểm, thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra
– kiểm soát quy trình cho vay trong thời gian tới.
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Sự cần thiết của đề tài
Có thể thấy hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) ở nước ta đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế như: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…và thực tế đã có rất nhiều NHTM chuyển hướng sang cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây thì năm 2012 được coi là một năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà không có lối thoát. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế nên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Theo kết quả của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch đầu tư), tính chung năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản (trong đó: năm 2011 có 53.922 doanh nghiệp và con số này tăng cao hơn vào năm 2012 với 54.261 doanh nghiệp). Điều đáng ngạc nhiên là tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 2 năm gần đây lại bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong suốt 20 năm qua. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian này, các NHTM sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thử thách khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro không thể lường trước được trong quá trình cho vay thì đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và hiệu quả.
Với tình hình đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và Agribank Quảng Trị nói riêng, trong thời gian qua cũng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát trong việc cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế kiểm soát quy trình cho vay tại Agribank Quảng Trị vẫn còn nhiều hạn chế như: ngân hàng không có phòng quản lý rủi ro để ngăn ngừa, phát hiện rủi ro một cách kịp thời; CBTD đảm nhiệm nhiều công công việc, trong đó bao gồm cả việc thẩm định nên khối lượng công việc khá nhiều, khó đảm bảo được tính khách quan; đồng thời, để rút ngắn