Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


STT

Tên phụ lục

1

Phụ lục 2.1: Dự toán thu, chi NSNN năm 2017

2

Phụ lục 2.2: Dự toán thu, chi NSNN năm 2018

3

Phụ lục 2.3: Dự toán thu, chi NSNN năm 2019

4

Phụ lục 2.4: Kết quả hoạt động tài chính 3 năm (2017; 2018; 2019)

5

Phụ lục 2.5: Báo cáo công tác kiểm tra Tài chính - Kế toán năm 2017

6

Phụ lục 2.6: Báo cáo công tác kiểm tra Tài chính - Kế toán năm 2018

7

Phụ lục 2.7: Báo cáo công tác kiểm tra Tài chính - Kế toán năm 2019

8

Phụ lục 2.8: Quy chế chi tiêu nội bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm soát nội bộ (KSNB) đã được hình thành và ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các đơn vị. Bởi lẽ, KSNB là những chính sách, thủ tục, quy định, quy trình được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình đã được thiết lập. KSNB vững mạnh sẽ giúp các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), đặc biệt là các trường Đại học, Học viện đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của đơn vị đáng tin cậy; giảm bớt rủi ro, gian lận hoặc thất thoát nguồn thu đối với đơn vị. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học số 34/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 có nội dung mới quan trọng là các trường Đại học được tự chủ quyết định chính sách học phí, tuyển sinh. Cùng với việc mở rộng quyền tự chủ cho các trường Đại học, Luật quy định khá chi tiết về việc giao quyền tự chủ cho các trường về học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức và nhận sự; tài chính, tài sản và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đứng trước cơ hội và những thách thức mới, đòi hỏi các nhà quản trị phải có các biện pháp đổi mới quản lý để đơn vị mình hoạt động tốt hơn, trong đó tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi, chi đúng mục đích và hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học là yêu cầu bức thiết. Bất kǶ một đơn vị nào muốn quản lý tốt, đạt được các mục tiêu đề ra đều cần đến KSNB hoạt động thu chi hiệu quả. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo cǜng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt, khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL ban hành thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị SNCL theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo phải xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả, tiết kiệm, trong đó công tác KSNB cần phải được quan tâm đúng mức.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế là đơn vị

SNCL có thu tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Do quy mô đào tạo của Học


viện ngày càng được mở rộng, hoạt động thu chi tài chính của đơn vị diễn ra nhiều với các nôi dung thu, chi ngày càng đa dạng. Nhưng việc KSNB hoạt động thu chi tại Học viện chưa được quan tâm đúng mức nên không thể tránh khỏi những rủi ro, sai sót nhất định trong quá trình quản lý tài chính như rủi ro phát sinh về chứng từ sổ sách, về hoạt động hạch toán thu chi... Những rủi ro này có thể do trình độ cán bộ thiếu kinh nghiệm hay cố tình gian lận, do quy trình hoạt động thu chi tại Học viện diễn ra chưa được hợp lý. Vì vậy, việc thiết lập KSNB nói chung và KSNB hoạt động thu chi nói riêng sẽ giúp Học viện giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động quản lý tài chính và đảm bảo thực hiện các mục tiêu như: bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, sử dụng tối ưu các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp, có khả năng đảm bảo tài chính lâu dài, nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động toàn Học viện.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, công tác KSNB đã từng bước dần được hoàn thiện, ổn định và có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động bộ máy của đơn vị SNCL. Đến thời điểm hiện tại, đã có các công trình nghiên cứu về KSNB hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL:

Nguyễn Xuân Phúc (2016), “Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi của Viện Đào tạo Y học và Y tế công cộng thuộc trường Đại học Y Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Xuất phát từ bản chất của kiểm soát nội bộ, tác giả đã nghiên cứu yếu tố cấu thành KSNB theo quan điểm của nhiều tổ chức quốc tế, qua đó là rò các yếu tố cấu thành KSNB. Đồng thời, tác giả cǜng nêu một số đặc điểm của hoạt động tài chính của đơn vị SNCL có thu. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KSNB của Viện, tác giả đưa ra căn cứ, nguyên tắc hoàn thiện KSNB của Viện, đồng thời đưa ra ba nhóm giải pháp cho các yếu tố của KSNB của đơn vị gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro và Thủ tục kiểm soát. Một số giải pháp đưa ra đã bám sát các quy đinh thực tiễn của đơn vị nên có khả năng áp dụng vào thực tiến cao.


Nguyễn Thùy Linh (2016), “Tăng cường kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung”, Luận văn Thạc sỹ Kế toán, Đại học Đà Nẵng. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng KSNB các khoản thu, chi tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với công tác thu, chi trong cơ sở giáo dục đại học công lập, phân tích thực trạng KSNB các khoản thu, chi tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, nêu ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường KSNB thu chi tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.

Lê Thị Ánh Tuyết (2016), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã trình bày về KSNB hoạt động thu chi tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả trình bày và phân tích các yếu tố cấu thành KSNB trong một đơn vị. Bên cạnh đó, tác giả cǜng khái quát đặc điểm hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL ảnh hưởng đến KSNB. Luận văn đã phân tích thực trạng KSNB tại Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội theo các yếu tố của KSNB, để từ đó đánh giá được những kết quả đạt được và hạn chế của KSNB hoạt động thu chi của Trung tâm. Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu theo các yếu tố của KSNB.

Trần Thị Thanh Trúc (2018), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai”, Luận văn Thạc sỹ Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày được một số đặc điểm cơ bản về KSNB ở đơn vị SNCL. Thực trạng KSNB tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai. Đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, qua đó hoàn thiện KSNB nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của công tác KSNB ở đơn vị.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về KSNB hoạt động thu chi đã công bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nên tác giả đã chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán của mình.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu về KSNB hoạt động thu chi trong các đơn vị SNCL, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng KSNB hoạt động thu chi của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh cǜng như những hạn chế tồn tại vả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động thu chi, góp phần nâng cao chất lượng và tăng tính hiệu quả quản lý hoạt động thu, chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhiệm vụ 2: Phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt

động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Nhiệm vụ 3: Đưa ra giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động thu chi trong các đơn vị SNCL với 5 yếu tố cấu thành theo INTOSAI 2013: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

+ Về thời gian: Giai đoạn 2017÷2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin:

- Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ các giáo trình, tạp chí, internet, các luận văn, luận án để có các thông tin về đơn vị SNCL và KSNB hoạt động thu chi. Thu thập văn bản, quyết định, tài liệu tại đơn vị và những dữ liệu lấy từ các văn bản pháp luật còn hiệu lực thi hành khác có liên quan.

- Dữ liệu sơ cấp: các số liệu thu thập được tác giả sàng lọc, tính toán, phân tích, đánh giá để tập hợp thành bảng biểu, sơ đồ nghiên cứu của luận văn

Phương pháp quan sát: Thời gian nghiên cứu KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, tác giả đã trực tiếp quan sát đồng thời


học hỏi quy trình hoạt động thu chi, phân tích báo cáo tài chính, công tác luân chuyển, xử lý chứng từ tại phòng Tài chính Kế toán của Học viện. Phương pháp này bước đầu giúp tác giả có cái nhìn sơ bộ về công tác KSNB hoạt động thu chi tại đơn vị.

Phương pháp so sánh: Giữa lý thuyết và thực tế nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện KSNB phù hợp với tình hình thực tế tại Học viện.

Các phương pháp khác: Phân tích, tổng hợp, luận giải, quy nạp,… được sử dụng để trình bày nội dung của luận văn theo mục tiêu yêu cầu.

6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài góp phần hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về KSNB hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL.

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, chỉ rò những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần nghiên cứu; những kiến nghị đề tài đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, từ đó giúp Học viện sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn thu, tiết kiệm các nguồn chi.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phần kết cấu khác, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong các

đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y

Dược học cổ truyền Việt Nam.

Chương 3: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y

Dược học cổ truyền Việt Nam.


Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1. Khái quát chung về kiểm soát nội bộ

1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một trong những thuật ngữ phổ biến đối với các đơn vị trong nền kinh tế thị trường, được rất nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB tùy theo góc độ nhìn nhận, sau đây là một số khái niệm về KSNB theo các quan điểm khác nhau:

Theo INTOSAI GOV 9100 thì KSNB được định nghĩa “là một quá trình không thể tách rời được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên trong tổ chức. Quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”. Những mục tiêu cần phải đạt được: (1) Thực hiện các hoạt động trong đơn vị một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp; (2) Thực hiện trách nhiệm giải trình; (3) Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định tại đơn vị; (4) Bảo vệ các nguồn lực để không thất thoát, sử dụng sai mục đích [14, tr.5].

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315, KSNB được hiểu “là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban giám đốc và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: Báo cáo tài chính (BCTC) đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” [30, tr.9]. Tương tự, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 ban hành năm 2012 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” [5, tr.3] (thay thế cho chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 400) và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400 trước đây) cǜng thống nhất với quan điểm của COSO về định nghĩa cǜng như các yếu tố cấu thành của KSNB, đưa ra khái niệm KSNB như sau: “KSNB là quá trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế và thực hiện nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hướng tới các mục tiêu sau: độ tin cậy của lập báo cáo tài chính; tính hiệu quả và hiệu năng trong hoạt động của đơn vị; tuân thủ luật lệ và quy định” [5, tr.3].


Đến năm 2013, COSO đã điều chỉnh báo cáo “KSNB - Khuôn khổ hợp nhất” thay thế cho bản báo cáo năm 1992, trong đó, COSO đã sửa đổi định nghĩa về KSNB và sử dụng định nghĩa tương đối có ý nghĩa mở nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản nhất làm nền tảng cho các tổ chức với cơ cấu, ngành nghề và vị trí địa lý khác biệt có thể sử dụng để thiết kế, thực hiện và tiến hành KSNB, đồng thời bổ sung thêm 17 nguyên tắc để xây dựng một KSNB có hiệu quả. Như vậy, định nghĩa mới nhất của COSO như sau: “KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ” [11, tr.11].

Tại Việt Nam, khái niệm về KSNB bắt đầu được các tổ chức và cá nhân quan tâm vào những năm đầu của thế kỷ XXI, theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) về “Đánh giá rủi ro và KSNB” được thiết lập và định nghĩa KSNB: “KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý có hiệu quả tài sản của đơn vị. KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát” [4, tr.28]. Sau đó, theo sự phát triển của lý luận KSNB trên thế giới, Việt Nam cǜng điều chỉnh chuẩn mực về KSNB. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 đã thay đổi các thành phần của KSNB bộ từ 03 (ba) thành phần lên 05 (năm) thành phần bao gồm: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán và giám sát các kiểm soát. Đồng thời, định nghĩa KSNB được tổng hợp và sửa đổi từ các định nghĩa được dùng rộng rãi trên thế giới: “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suát hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” [5, tr.3]. Theo Điều 39 Luật Kế

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí