Quan Hệ Giữa Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Và Các Cơ Quan Chức Năng


* Tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị SNCL mặc dù hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau vừa chịu sự quản lý theo ngành vừa chịu sự quản lý theo lãnh thổ, nhưng xét về mặt bản chất hoạt động của các đơn vị SNCL và mối quan hệ trong tổng thể các hoạt động quản lý nhà nước nói chung thì các đơn vị SNCL còn chịu sự quản lý và chi phối gián tiếp của nhiều ngành nhiều lĩnh vực có liên quan. Một đơn vị SNCL cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào các đơn vị này cǜng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan như: Cơ quan quản lý tài chính (Bộ Tài chính), Kho bạc Nhà nước (K BN N) nơi đơn vị mở tài khoản, và hơn cả chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, theo tác giả mối quan hệ giữa đơn vị SNCL và các đơn vị chức năng khác trong hệ thống quản lý nhà nước được thể hiện qua (Sơ đồ 1.2).



Đơn vị

sự nghiệp công lập

Đơn vị

chủ quản

Cơ quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

tài chính

Kho bạc

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 5

Chính quyền

địa phương

Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan chức năng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong mô hình này, các bộ phận trong một đơn vị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu bộ phận và chịu sự quản lý chung của Thủ trưởng đơn vị. Các bộ phận trong một đơn vị có mối quan hệ phối hợp lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

1.2.3. Sự hình thành kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập

Đổi mới đơn vị SNCL là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của nước ta. Trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về đổi mới đơn vị SNCL, như


Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng nhìn chung các đơn vị SNCL vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng cho kinh tế - xã hội. Nhiều nguyên nhân đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ ra, trong đó có nguyên nhân đáng chú ý là chất lượng quản trị nội bộ của đơn vị SNCL còn yếu kém. KSNB là công cụ hữu ích giúp các cơ quan, đơn vị ngăn ngừa được hành vi gian lận, qua đó sử dụng hiệu quả, minh bạch ngân sách, tài sản Nhà nước. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các đơn vị khu vực công cho thấy KSNB có mối quan hệ chặt chẽ và tích cực đối với phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, nâng cao tính tin cậy của các thông tin phục vụ cho quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động là công cụ tốt cho thực hiện đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tại Việt Nam, Nhà nước mới có quy định về chủ trương, cơ chế khung, chưa có quy định cụ thể về tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị SNCL làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nước. Vấn đề KSNB áp dụng tại các đơn vị SNCL đã được đề cập ở các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, ở góc độ một hướng dẫn thực hiện thì chưa được ban hành. Theo Luật Kế toán năm 2015, KSNB và kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 39, trong đó nêu rò KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt yêu cầu đề ra.

Trong đó, yêu cầu đơn vị kế toán phải thiết lập KSNB trong đơn vị để đảm bảo các yêu cầu: Tài sản của đơn vị được đảm bảo an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, việc khảo sát thu thập thông tin và

đánh giá về KSNB là một nội dung quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động của đơn vị. Cụ thể, theo Quyết định số 02/2013/QĐ-KTNN ngày 29/03/2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy trình kiểm toán ngân sách Nhà nước quy định trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và thực hiện kiểm toán phải tổ chức khảo sát và thu


thập thông tin về KSNB của đơn vị. Trong đó, đánh giá về KSNB có chi tiết phải đánh giá môi trường kiểm soát thu, chi ngân sách Nhà nước; nghiên cứu, đánh giá quy trình và thủ tục KSNB về lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát thu, chi ngân sách, đánh giá tổng hợp về độ tin cậy của KSNB.

Như vậy, với vai trò quan trọng của KSNB và tác động tích cực của nó đến kết quả hoạt động và các mục tiêu của đơn vị thì cần xem xét việc quy định về thực hiện KSNB hoặc có hướng dẫn thực hiện về KSNB một cách cụ thể hơn để các đơn vị áp dụng.

Theo lộ trình cải cách hành chính công hiện nay, với tinh thần tăng cường áp dụng tiến bộ trong khoa học quản lý ở khu vực công và theo xu hướng chung của thế giới thì việc nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực về KSNB cho đơn vị công do Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao ban hành là phù hợp.

Cụ thể, về KSNB, Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao đã ban hành nhiều chuẩn mực, đưa ra các nội dung cụ thể, có những quy định, hướng dẫn và những kinh nghiệm cho đơn vị thuộc khu vực công khi áp dụng.

Những chuẩn mực đã ban hành có thể nghiên cứu áp dụng gồm: (i) INTOSAI GOV 9100 - Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB cho khu vực công; (ii) INTOSAI GOV 9110 - Hướng dẫn cho báo cáo sự hữu hiệu của KSNB: Kinh nghiệm của INTOSAI trong vận hành và đánh giá KSNB; (iii) INTOSAI GOV 9130 - Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB cho đơn vị khu vực công - Vấn đề thông tin trong quản lý rủi ro của tổ chức.

Từ những vấn đề trên, trong thời gian tới, theo yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động, đổi mới đơn vị SNCL cần xem xét có những nghiên cứu về Chuẩn mực KSNB cho khu vực công theo INTOSAI và triển khai thực hiện một cách bài bản tại Việt Nam, có thể bằng văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hay là một chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho lãnh đạo, quản lý đơn vị SNCL.

1.2.4. Đặc điểm hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL. Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị SNCL được thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính trên quan điểm đơn vị sử dụng


tài chính được điều hành linh hoạt tài chính do đơn vị quản lý. Còn đơn vị SNCL có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kết quả tài chính thì được sử dụng trích lập bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập cho người lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ. Đồng thời các đơn vị SNCL có thu cǜng được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể, cơ chế tự chủ thực hiện một số nội dung trong các đơn vị SNCL như sau [8, tr.30].

- Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu: Đơn vị SNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp ngược lại, mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lǜy.

- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập: Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp ngược lại tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước; ngược lại, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm


Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị SNCL được sử dụng như sau:

+ Trích tối thiếu 25% để lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ ổn định thu nhập.

1.2.4.1. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập Thứ nhất, nguồn do kinh phí NSNN cấp gồm:

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình

mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng để thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí khác.

Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm:

- Phần được để lại từ số thu thuộc NSNN theo quy định;

- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).

- Lãi từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho không phải nộp ngân sách theo chế độ: Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, nguồn khác gồm:


- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

1.2.4.2. Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập

* Chi hoạt động thường xuyên, bao gồm:

- Chi cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, chi nghiệp vụ chuyên môn, sủa chữa thường xuyên TSCĐ và các khoản chi khác theo chế độ quy định;

- Chi phục vụ công tác thu phí và lệ phí gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ, gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định; chi trả tiền lãi vay, tiền lãi huy động theo hình thức vay của cán bộ viên chức; chi trả các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác.

* Chi không thường xuyên bao gồm:

- Chi thực hiện theo các nhiệm vụ khoa học - công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện các chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản số định được thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;


- Chi thực hiện các dự án có nguồn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ, quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động sự nghệ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.

TSCĐ sử dụng cho hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc về nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp.

Nếu tài sản thuộc nguồn vốn vay thì số tiền trích khấu hao, tiền thu từ thanh lý tài sản được dùng để trả nợ vay, nếu đã trả đủ nợ vay mà vẫn còn tiền thì bổ sung số tiền này vào Quỹ Phát triển sự nghiệp của đơn vị. Đơn vị SNCL lập phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ. Đơn vị sự nghiệp công lập có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác và được áp dụng miễn hoặc giảm thuế theo quy định.

Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định của pháp luật, đơn vị xác định số chênh lệch giữa phần thu và phần chi tương ứng và phải thực hiện các nội dung sau:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng: trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập các quỹ;

Mức cụ thể chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ do Thủ trưởng


đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị.

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN.

Trong cơ chế tự chủ tài chính, căn cứ để các cơ quan chức năng kiểm soát tình hình thu chi, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Những nội dung chi trong Quy chế chi tiêu nội bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước như: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, sử dụng trụ sở làm việc… Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nhưng nhà nước chưa ban hành thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

1.2.4.3. Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

- Chi tiêu phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức quy định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi này để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý.

- Triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không cần thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có đầy đủ

chứng từ hợp lệ, hợp pháp để làm căn cứ cho cơ quan tài chính giám sát, kiểm tra.

- Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu sự nghiệp, thu đúng, thu đủ, kịp thời và hạch toán đầy đủ vào sổ kế toán, đảm bảo chi tiêu từ các khoản trên phải đúng qui định được duyệt.

- Quản lý các khoản chi tiêu sự nghiệp phải luôn gắn liền với chức năng

nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, đảm bảo cho các cơ quan đơn vị vừa hoàn thành

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí