trên đường đi, nhân vật hát giọng nam xuân ít buồn và thi vị; còn trong cơn ly biệt sầu tình, nhân vật ca giọng nam ai đầy đau khổ não nề. Khi kẻ đi, người ở không dứt, sầu héo gan ruột mà phân ly thì nhân vật hát nam biệt, nam dứt… Để có thể biểu hiện những trạng thái cảm xúc uyển chuyển và linh hoạt như vậy, chỉ có thể sử dụng những câu thơ lục bát giàu thanh điệu, nhạc điệu và giàu cảm xúc của người Việt. Trong Tân Dã đồn, khi anh em Lưu
– Quan – Trương tiễn Từ Thứ lên đường hàng Tào cứu mẹ, tâm trạng buồn của kẻ ở người đi không dứt được Đào Tấn thể hiện tinh tế qua hai câu lục bát:
Ngậm ngùi kẻ ở người đi Tình ly tơ vướng, chén ly lụy dầm
Trong Cổ Thành, trên đường vượt quan ải về Cổ Thành hội ngộ Trương Phi, trước mắt và sau lưng đều là kẻ thù, tâm trạng vừa mệt mỏi, vừa mong ngóng thấp thỏm của Quan Vũ, Nhị tẩu, Tôn Kiền được bộc lộ qua những câu hát nam đong đầy cảm xúc:
Mịt mù ngút tỏa sương che
Vó câu lần nữa đường xe ghập ghềnh Xót thân đầy đọa đã đành
Cảm thương vì nỗi sợ tình chia phôi
Lời tuồng | Điệu hát | Phương thức liên kết |
Tha hương thác lạc sơn trình dị Thất mã huy trì lý lộ nan Long sơn thử dạ sơn trung nguyệt Duy hữu thâm khuê độc tự khan… Có điên nguy khuyên chớ mựa nài Dầu lao khổ miễn là cho gặp Cho gặp kẻo còn man mác Giục cơn sầu nước mắt khôn lau | (Tẩu) (Nói lối) (Nam) | Thơ chữ Hán Văn biền ngẫu dùn để nối giữa thơ ch Hán và thơ lục bát Thơ lục bát |
Có thể bạn quan tâm!
- Diễn Biến Tâm Trạng Và Hành Động Của Nhân Vật
- Văn Thể Và Biểu Hiện Của “Tính Tuồng” Trong Ngôn Ngữ Thể Hiện
- Kết Quả Khảo Sát Các Thể Thơ Trong Tuồng Bản Đào Tấn
- Tính Tiết Điệu, Tính Nhạc Điệu
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 21
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 22
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Khảo sát cấu trúc phân bố các câu thơ Hán và thơ dân tộc trong một đoạn tuồng, chúng tôi thấy các câu thơ Hán xuất hiện trong toàn đoạn và diễn tả nội dung chính của đoạn và được sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Các câu thơ dân tộc chỉ xuất hiện ở cuối đoạn trong các điệu Nam, điệu Lý và thường được sử dụng trên đường đi, lúc chia tay, tiễn biệt hoặc trong những cao trào cảm xúc của nhân vật. Sự chuyển tiếp các câu thơ Hán sang câu thơ dân tộc trong một đoạn tuồng của Đào Tấn mượt mà, không có sự gián đoạn. Thông thường để chuyển từ câu thơ chữ Hán sang thơ lục bát, Đào Tấn thường sử dụng hai câu biền văn đệm ở giữa. Câu biền văn đầu tiên là sự nối tiếp ý của đoạn thơ chữ Hán phía trước, câu biền văn thứ hai liên kết với đoạn thơ lục bát bằng phương thức lặp :
g ữ
Đặc biệt, để cho phù hợp với tiết tấu của các điệu nói, điệu hát trong tuồng. Đào Tấn đã thêm hoặc bớt một, hai từ trong các câu thơ lục bát. Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này trong phần đặc điểm ngôn ngữ. Như vậy, có thể thấy, sự kết hợp lời thơ trong kịch bản phải tương ứng với các làn điệu khi diễn xướng, nếu chuyển lời thơ không nhuần nhụy sẽ khó cho diễn viên hát chuẩn. Nếu thơ tuồng hay mà không hát được thì cũng không thể tạo thành một kịch bản có thể sống được trên sân khấu tuồng.
Thơ bốn từ được Đào Tấn sử dụng trong tuồng thường là các bài đồng dao, vè và được hát theo các điệu hát dân gian. Trong 9 tuồng bản được khảo sát, thơ bốn từ chỉ xuất hiện trong Khuê các anh hùng ở phân cảnh Phương Cơ giả điên lừa quân lính qua thành:
Lục nguyệt phi sương Tam niên bất võ Nực cười khỉ nọ Thảm bấy rồng kia Kêu khóc đêm khuya Thở than ngày vắng Nhân tâm tư Hán Thiên ý vong Tần Cân quắc phu nhân Tu mi nam tử? |
Kết cấu, ý tứ của bài vè này khá giống với điệu hát Con gà rừng trong chèo Xúy Vân giả dại. Tác giả mượn thứ ngôn ngữ ngô nghê, điên khùng, ngược đời để diễn tả hiện thực. Chất liệu ngôn từ này khiến chúng ta liên tưởng đến các vài vè ngược, ca dao ngược, ca dao trào phúng trong văn học dân gian. Cùng là giả điên, cùng mượn điệu hát dân gian để bày tỏ nỗi lòng nhưng tâm sự ẩn giấu sau cái điên của Phương Cơ là sự bất lực trước thời cuộc, còn nỗi đau sâu thẳm trong lòng Xúy Vân là sự bất lực trước cuộc đời và số phận. Trong hoàn cảnh này, không thể thơ nào đắc địa bằng thơ bốn từ của dân tộc.
Như vậy, có thể thấy, các thể thơ dân tộc gắn với các làn điệu dân gian thường được dùng xen kẽ với biền văn, văn xuôi và thơ Hán nhằm bộc lộ cảm xúc, nội tâm của nhân vật. Thiên về tính kể, giàu nhạc điệu và có khả năng diễn tả những biến đổi tinh vi trong tâm trạng con người, các thể thơ dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc làm nên chất tự sự - trữ tình cho tuồng bản của “Trạng nguyên văn tuồng”.
Có thể khẳng định, Đào Tấn là một bậc thầy dùng thơ trong tuồng. Đối với mỗi hoàn cảnh, mỗi nhân vật, Đào Tấn sử dụng một thể thơ khác nhau sao cho đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Mỗi câu, mỗi từ, mỗi chữ đều được ông chọn lọc kỹ lưỡng và đặt đúng vị trí tạo nên một kết cấu tuồng vững chắc mà như có nhà nghiên cứu nhận định “không thể thêm bớt bất kì một chữ nào”. Với tài năng ngôn ngữ thiên bẩm, Đào Tấn đã sáng tạo ra những công trình nghệ thuật ngôn từ tuyệt mĩ, những kiệt tác của nghệ thuật tuồng. Ông xứng đáng với danh xưng Nguyễn Hiển Dĩnh ca ngợi “Trạng nguyên văn tuồng” .
4.3.1.4. Kết cấu văn thể
Là một loại “kịch thơ hợp thể”, kịch bản tuồng có sự thống nhất cao độ giữa văn xuôi, biền văn và thơ. Như đã phân tích ở trên, biền văn chiếm tỷ lệ nhiều nhất và được dùng để kể, tả và triển khai các tình tiết kịch. Do vậy biền văn có phạm vi phân bố rộng ở hầu hết các cảnh huống, lời các nhân vật và trong cả độc thoại và đối thoại. Văn xuôi dùng để hường, kẻ làm rõ nghĩa cho các câu biền văn, vận văn hoặc dùng để khắc họa tính cách nhân vật phản diện. Thơ được dùng trong các điệu hát để bộc lộ tâm trạng nhân vật hoặc xuất hiện trong những phân đoạn độc thoại nội tâm. Để liên kết các thể này với nhau, Đào Tấn sử dụng những cấu trúc nhất định trong các lớp tuồng. Ở đây, chúng tôi chỉ phân tích kết cấu tiêu biểu nhất gắn với mô típ “truy đuổi - trốn chạy”, “chia ly”, “tha hương - lưu lạc” là ba mô típ chính chi phối cốt truyện tuồng Đào Tấn. Xin dẫn ra lớp “Tiễn biệt” (Tân Dã đồn) làm ví dụ mô tả cho cấu trúc liên kết các thể trong tuồng Đào Tấn:
Lưu, Quan, Trương: Đồng tâm huynh đệ
Tiễn biệt quân sư
Quân sư ơi! Thiên nhai hải giác ký tương tư Bích thủy xuân hoa ngâm biệt cú
(Ngâm) Nhất chước ly bôi tống tử hành Cô sầu ám ám lụy thùy linh
Từ Thứ: (Ngâm) Chúa công ơi! Kim bôi ngọc dịch hà kham thưởng
Lưu Quan Trương: (ngâm) Quân sư ôi!
Bác nhạn, Nam hồng tối khả liên
Từ Thứ: Non chập chùng nghĩa chúa Nước lai láng lòng tôi
Phút gặp gỡ, phút chia phôi Hay nhân tình, hay thế sự
(Nam) Thế sự nhân tình khéo khéo
Với hỏi người toàn hiếu? Toàn trung?
Lưu, Quan, Trương: (Tán) Lộ viễn vân thiên lý
Hồn tiêu tửu nhất chi
Mẫu tử chi tình, quân ý nhiệt Giang sơn cựu ước ngã tâm di
(Nam) Ngậm ngùi kẻ ở người đi
Tình ly tơ vướng, chén ly lụy dầm
Từ Thứ: (Nam) Bớt cơn sầu cúi đầu từ tạ
Hò họ... Giục vó lừa quầy quã dời chân (Hạ)
Có thể thấy, biền văn thường có vị trí mở đầu cho mỗi lớp tuồng thậm chí mở đầu vở tuồng với nhiệm vụ “giáo đầu”, khái quát nội dung của vở tuồng hoặc lớp tuồng hay nêu ra tiền đề để triển khai các tình tiết, xung đột trong lớp tuồng. Văn xuôi được dùng để xen kẽ, giải thích cho biền văn hoặc dẫn giải các ý, chỉ dẫn bối cảnh cho người xem hiểu được nội dung tác phẩm. Nội dung của cả lớp tuồng được triển khai chủ yếu nhờ biền văn và văn xuôi. Mức độ tăng tiến của xung đột, cảm xúc cao dần ở cuối mỗi lớp tuồng tạo đà cho sự thăng hoa, bùng nổ cảm xúc ở cuối lớp bằng điệu hát Nam (thơ lục bát). Vận văn cũng có thể được dùng để nêu tiền đề hoặc xen kẽ với biền văn để dẫn dắt nội dung nhưng không nhiều. Những đoạn vận văn này chủ yếu dùng để ngâm, vịnh, tán khi nhân vật độc thoại nội tâm hoặc trong cảnh đối đáp giao duyên.
Trong kịch bản tuồng Đào Tấn, chúng ta còn thấy xuất hiện các thể văn cổ khác như: văn tế, từ, phú... nhưng được biến thể cho phù hợp với nghệ thuật biểu diễn. Thể phú được sử dụng cho các điệu hát khách, hát tẩu mã. Vì được hát theo lời phú nên trong nghề tuồng gọi là hát khách phú. Thể phú trong tuồng Đào Tấn được viết theo Đường luật và được đặt câu theo kiểu bát tự hoặc cách cú. Ông thường chỉ dùng hai đến bốn câu hoặc nhiều hơn, thường được viết bằng chữ Hán, đôi khi lại chen vài câu kẻ bằng chữ Nôm. Các thể loại văn cổ này được sử dụng trong tuồng với vai trò để nói lối, triển khai tình tiết kịch. Tuy nhiên mỗi thể văn được dùng trong những cảnh huống khác nhau làm phong phú thêm cho lối diễn đạt và đa dạng hơn các sắc thái biểu cảm tâm trạng, hành động, suy nghĩ cho nhân vật tuồng Đào Tấn. 15
4.3.2. Sự biểu hiện của “tính tuồng” trong ngôn ngữ thể hiện
4.3.2.1. Tính ước lệ, cách điệu
Tính ước lệ - cách điệu được xem là một trong những đặc trưng cốt lõi, làm nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật tuồng. Chính vì vậy, ngay từ khâu biên soạn kịch bản, các nhà soạn kịch cũng phải sử dụng ngôn ngữ mang tính ước lệ và cách điệu cao. Khi bàn về ngôn ngữ trong biểu diễn tuồng, Tuấn Giang cho rằng “Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tĩnh và động, biểu trưng các dạng tồn tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật” [51]. Tính ước lệ, cách điệu giúp người đọc, người xem phát huy trí tưởng tượng và xóa nhòa mọi khoảng cách để sống với thế giới trong tuồng. Đặc trưng của ước lệ trong tuồng là lấy cái chi tiết thay cho cái toàn thể, cuốn hút người đọc, người xem vào sự mô phỏng, tưởng tượng, sáng tạo của nhà soạn kịch hay người diễn viên.
15 Kết cấu văn thể trong kịch bản tuồng Đào Tấn được chúng tôi khái quát qua sơ đồ 4.3
Chẳng hạn, trên kịch bản thể hiện bằng một câu thơ về cảnh đi ngựa, trên sân khấu diễn viên chỉ sử dụng một cây roi vừa múa, vừa hát. Qua đó, người đọc, người xem cũng có thể tưởng tượng ra cả một khung cảnh sinh động trên sân khấu tuồng.
Trong kịch bản tuồng Đào Tấn, hai yếu tố mang tính ước lệ, cách điệu rõ nét nhất là không gian - thời gian và mô thức nhân vật.
Không gian – thời gian là khái niệm phi vật lý, rất khó diễn đạt bằng điệu bộ, động tác. Chính vì vậy, trong nghệ thuật tuồng có những quy tắc nhất định về ước lượng thời gian. Khi diễn viên đi 2 – 3 vòng quanh sân khấu, vừa đi, vừa hát (có thể một câu hoặc một đoạn), rồi trở về vị trí ban đầu, thì có nghĩa là nhân vật vừa vượt qua một quãng đường hàng trăm, hàng ngàn cây số (qua đó cũng có thể diễn tả việc đi từ vùng này qua vùng khác, nước này qua nước khác). Nếu trong lúc di chuyển ánh sáng có thay đổi, lúc tối, lúc sáng thì có nghĩa là nhân vật đi xuyên ngày, xuyên đêm. Đó là quy ước chung trong hoạt động biểu diễn. Nhưng ở mỗi tác phẩm, các nhân vật lại có hoàn cảnh khác nhau. Để có thể phân biệt được bối cảnh về không gian - thời gian trong các tác phẩm phải dựa vào tính ước lệ trong ngôn từ, điệu hát. Trong Trầm Hương các, khi vua Trụ cùng bá quan khởi hành đến các Trầm
Hương dâng hương thần Nữ Oa, không khí trang nghiêm nhưng náo nức được thể hiện bằng điệu nam xuân kết hợp với khách vui mang ý nghĩa hoan hỷ, tụng ca:
Vua Trụ: (Nam) Bửu điện xe rồng trực chỉ Cảnh thái bình sơn thủy thanh cao
Bá quan (Khách): Xuân thảo phi phi thừa kiếm bội
Lư yên tế tế trú sinh mao
Vua Trụ (Nam): Gió hương thổi lọt hoàng bào
Cầu mai tuyết điểm, động đào giăng mây
Bá quan (Khách): Tam xuân thoại khí thanh hoàng lộ
Nhất đóa hồng vân điện bửu luân
Vua Trụ (Nam): Khang cù tiếng hát vang rân
Xiêm Nghiêu thong thả chín tầng vỗ an
Ngược lại, cảnh Tô Hộ tiễn Đát Kỷ vào Kinh lại được viết bằng điệu Nam ai kết hợp với khách buồn và liên tục sử dụng những từ mang sắc thái ý nghĩa mạnh như “oán biệt”, hốt kinh”, “giục giã”, “sầu tâm”, “biệt hận”... và những hình ảnh gợi cảm giác sầu bi, cô đơn, dằng dặc như “Đạm đạm trường giang thủy/Du du viễn khách tình”, “thân xứ lạ”, “hương quan hà xứ?”, “dạ chung”, “tàn nguyệt”, “dạ quy thanh”, “Lãnh thụ trùng dà thiên lý mục/ Giang lưu khúc tợ, cửu hồi trường”... Theo những bước chân, điệu hát, điệu múa của người diễn viên ta có thể cảm nhận được chuyến đi đầy bi thương, buồn tủi của Đát Kỷ khi phải rời xa phụ mẫu vào cung. Cảnh sông, cảnh núi, cảnh ngày, cảnh đêm được hiện lên liên tiếp tuần
hoàn. Không biết nàng và cha đã đi qua bao nhiêu con sông, ngọn núi, cánh rừng trải qua bao đêm đơn độc nghe chuông khuya, ngắm trăng xế và tiếng nhạn lẻ loi nơi đất lạ. Tổng kết cả chặng hành trình gian nan, đầy tâm trạng đó để tạm dừng chân nghỉ khi trời đã tối, Đát Kỷ hát khóa bằng hai câu Nam để báo hiệu người đọc, người xem chuyển sang bối cảnh khác:
Đát kỷ: (Nam) Ngập ngừng một bước gian quan
Kim ô phút đã bóng tàn non xanh
Ước lệ về mặt thời gian được tác giả sử dụng qua hình ảnh “Kim ô phút đã bóng tàn non xanh” và để tiếp cho không gian buổi đêm tối giữa chốn rừng sâu nước thẳm, tác giả sử dụng hình ảnh : “Gió ở đâu ngùn ngụt/ Đèn trong trướng leo leo”. Hẳn là qua ngôn từ, chỉ dẫn về thời gian, không gian được thể hiện rất rõ ràng đối với cả người đọc và người xem. Kết hợp với tín ước lệ trong nghệ thuật biểu diễn, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy cả một thế giới sinh động trên sân khấu tuồng. Đối với các tuồng bản khác, Đào Tấn cũng cơ bản sử dụng ngôn từ, đặc biệt là điển cố và thi liệu trong văn học cổ phương Đông để tái hiện lại các mô thức về không gian, thời gian. Mà tiêu biểu nhất là không gian khuê phòng, không gian hành trình, không gian – thời gian tâm tưởng, tâm linh như đã phân tích ở phần trên.
Trong biểu diễn tuồng, ước lệ về mô thức nhân vật chủ yếu thông qua các kiểu mặt nạ như: Mặt mốc là nịnh thần gian xảo; mặt đỏ là người xuất thân từ vùng biển, thuộc người trí tướng, nghĩa khí; mặt đỏ bầm cũng chỉ nhân vật trí tướng, sức mạnh hơn người nhưng là nhân vật phản diện, hoang dâm vô độ; mặt trắng thường dành cho các nam, nữ thư sinh; mặt đen chỉ người xuất thân từ miền núi, là võ tướng, tính khí nóng nảy. Ở phương diện kịch bản, ước lệ về mô thức nhân vật trước hết thể hiện ngay từ tên gọi (vì nhân vật chủ yếu được lấy từ mẫu hình trong lịch sử) và thông qua ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, đặc biệt là thông qua màn giáo đầu và cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật.
Các nhân vật thường thể hiện tính chính nghĩa hay phi nghĩa ngay ở lời tự xưng:
Thương Dung: Điềm trình tám báu Thoại ứng năm sao Ngoài Nghiêu cù trỗi khúc ca dao Trong Thuấn bệ mở đời thịnh trị Lão Thương Dung biểu tự Quyền Thủ tướng chức ban Vẹn thìn một tiết trung lương Giúp vững ngàn thu cương kỷ (Trầm Hương các) |
Bàng Hồng: Phong hòa võ thuận Hải yến hà thanh Phổ bát diên cộng hưởng thanh bình Hiệp triệu tánh tề ca lạc lợi Phò Tống Vận Thái sư chức nấy Mỗ Bàng Hồng thiếu tể quyền trao Rày Triệu gia nghịch mạng bôn đào Vâng chiếu chỉ đề binh truy nã ( Diễn võ đình) |
Thông qua ngôn ngữ ở màn giáo đầu, ta cũng phần nào biết được xuất thân, địa vị của nhân vật. Ví dụ như nhân vật có nguồn gốc xuất thân quý tộc, làm quan thì trong màn giáo đầu thường có những câu tụng ca vương triều trước khi xưng danh, ngôn từ nhã nhặn, khiêm nhường. Như nhân vật Văn Trọng, Thương Dung, Bàng Hồng ở trên. Còn đối với kẻ “trọc phú” mua quan như Tiết Nghĩa thì lời lẽ thô tục, thái độ ngông nghênh, tự đắc. Như đã phân tích ở phần trên, thông qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại cá tính, nội tâm nhân vật được bộc lộ rõ nét. Cách xưng hô của nhân vật thể hiện thái độ, cách ứng xử, mối quan hệ (bạn hay thù) của các nhân vật trong tác phẩm. Đối với nhân vật phản diện như Tiết Nghĩa, từ xưng hô hắn thường dùng là “mi”, “bay”, “thằng đó”, “con đó”, “nó”. Đối với Thái sư Văn Trọng, mỗi loại người ông có cách xưng hô và thái độ ứng xử khác nhau. Đối với Hồ Ly, để thể hiện sự giảo hoạt của mình, cách xưng hô cũng được thay đổi liên tục theo đối tượng: với vua Trụ thì nũng nịu, yêu kiều, với Hoàng Phi Hổ, Thương Dung thì kêu tiếng “mày” đầy căm hận, đối với lũ quần yêu thì xưng “ta – các con” thân thiết…
Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ kịch bản tuồng Đào Tấn mang tính ước lệ và cách điệu cao độ. Chính vì mang “tính tuồng” sâu sắc nên tuồng bản của ông dễ biểu diễn và được truyền bá rộng rãi trên sân khấu tuồng khắp trong nam ngoài bắc.
4.3.2.2. Tính cô đọng, hàm súc
Là một loại kịch hát chủ yếu được viết bằng văn vần và thơ, ngôn ngữ tuồng có tính hàm súc cao. Đây là đặc điểm không chỉ bị quy định bởi thể loại thơ mà còn là yêu cầu của các làn điệu trong tuồng. Để đáp ứng tiêu chuẩn “lời ít, ý nhiều”, cô đọng, súc tích các nhà soạn tuồng thường sử dụng các hình tượng ví von, so sánh hoặc điển cố, thi liệu.
Theo Nguyễn Ngọc San “Điển cố là viết gọn chuyện cũ người xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương, làm câu văn hàm súc, ngắn gọn, lời ít, ý nhiều”[187, tr.3].Việc “dụng
điển”, “lấy chữ” tạo tính cô đọng, hàm súc (lời ít, ý nhiều) khiến cho câu văn, câu thơ “đậm đà lý thú” bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu trưng mà tích cũ, truyện xưa gợi ra. Trong kịch bản tuồng của Đào Tấn, đặc điểm sáng tác này thể hiện qua tần số xuất hiện, nguồn gốc của điển cố và nội dung ý nghĩa, phương thức sử dụng điển cố của tác giả.
Trong các kịch bản tuồng của Đào Tấn, điển cố xuất hiện một cách dày đặc và có tần số lặp lại cao. Đặc biệt là các điển về Nho giáo như Thành Thang, Nghiêu Thuấn… được nhắc đến 20 lần (Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan), 17 lần (Trầm Hương các), … Có thể thấy, trong tâm tưởng Đào Tấn vẫn luôn hướng đến một xã hội Nho giáo lý tưởng thái bình thịnh trị, quốc thái dân an và sự hoài niệm tiếc nuối của ông trước sự suy vong nhãn tiền của triều đình nhà Nguyễn. Các điển cố được Đào Tấn sử dụng có nguồn gốc phong phú từ các chuyện cũ, tích xưa với xuất xứ đa dạng như chuyện thực, chuyện chép trong sử sách, chuyện hoang đường kì lạ chép trong các truyện cổ tích, thần tiên, truyền thuyết. Đó là những khái niệm, thuật ngữ, từ ngữ hay nhân vật, câu chuyện gắn với cả ba học thuyết Nho, Phật, Đạo; những câu thơ hay, lời nói đẹp của cổ nhân. Trong số này thì chiếm đa số là những điển cố xuất xứ từ sách sử, truyện kinh điển của Nho giáo như: Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Trung Dung, Hậu Hán thư, Lã thị xuân thu, Tả truyện, sách Tôn Tử, Mạnh Tử,... các trước tác văn chương thơ phú nổi tiếng của Trung Hoa như Sở từ, Ly tao, thơ Đào Tiềm, Thôi Hiệu, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh... Đây cũng là xu hướng chung của thơ ca trung đại và đặc biệt là phù hợp với xu hướng sùng Nho của triều đại Tự Đức bởi điển cố, thi liệu trong các trước tác này có mối liên hệ với tư tưởng đạo đức Nho gia.
Phương thức sử dụng điển cố phổ biến được Đào Tấn sử dụng là dẫn chữ, dẫn chuyện để suy ra ý nghĩa khái quát và ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa được tạo ra này có khi tương đồng, có khi được mở rộng, bổ sung, thậm chí nhiều khi còn nhằm để tạo một đối sánh mang tính chất đối lập để diễn tả sự đổ vỡ, biến chuyển của thời đại hay những hoàn cảnh khó khăn bế tắc trong tương quan với sự thất vọng, bất lực của con người. Sau những ngày dài trốn chạy, được sự giúp đỡ của Lan Anh, Tiết Cương tạm thời thoát khỏi tay Võ Tam Tư, trên đường về sơn trại, chàng đau xót thay cho vợ bụng mang dạ chửa mà phải bươn trải, luân lạc vì chồng:
Cơn gió thét lá cây rời rạc
Cụm mây giăng khe suối mịt mù Ngựa Tái ông may rủi luống mơ hồ Xe Nguyễn Tịch lỡ làng thêm bối rối