Các Kịch Bản Quan Hệ Việt Nam - Ấn Độ


ngoại của Ấn Độ thời kỳ này cũng được đặt trong sự cạnh tranh chiến lược Ấn - Trung. Trong khi Ấn Độ coi Trung Quốc là mối đe doạ chính, Bắc Kinh lại coi New Delhi là thách thức thứ hai, vì còn tập trung xử lý quan hệ với Mỹ. Nhưng khi Thủ tướng N.Modi theo đuổi chính sách ngoại giao quyết liệt hơn, cùng với việc Washington triển khai chiến lược ÂĐD - TBD, thì có thể nhận thấy trong thời gian tới, mặt cạnh tranh trong quan hệ song phương có phần mạnh hơn so với mặt hợp tác. Trong thời gian tới, ĐNA, trong đó có Việt Nam tiếp tục nằm trong chiến lược ÂĐD-TBD của Mỹ, trong khi Ấn Độ cũng là ưu tiên trong chính sách của nước này nhằm tập hợp lực lượng đối phó với Trung Quốc, nên cũng là một cách tiếp cận thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt - Ấn.

Thêm vào đó, một điểm trùng về mục tiêu chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ là: Việt Nam quan tâm đến nâng cấp, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, trong khi Ấn Độ quan tâm đến việc phát triển khả năng quốc phòng của các nước ĐNA, trong đó có Việt Nam để duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực chiến lược. Ấn Độ muốn xây dựng mối quan hệ với Việt Nam như một hình mẫu đối tác chiến lược chặt chẽ cho các quốc gia khác trong khu vực. Cả hai nước cùng nỗ lực phát triển quan hệ không chỉ dựa trên các kết nối lịch sử, văn hóa và nhu cầu phát triển, mà còn dựa trên nhận thức an ninh chung về các vấn đề khu vực và quốc tế. Theo đó, nhân tố quốc tế và khu vực dẫn đến điểm hội tụ lợi ích chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, tiếp tục là mắt xích then chốt thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất phù hợp với lợi ích của mỗi bên.

Bốn là, xét về bản sắc, mối quan hệ giữa Việt Nam - một cường quốc tầm trung mới nổi, một quốc gia có vai trò quan trọng ở ĐNA và Ấn Độ - một cường quốc khu vực và có ảnh hưởng trên thế giới, nhất là khi cường quốc đó không có quá khứ xâm lược Việt Nam, không có tham vọng bá quyền, tiếp tục tạo một lực đẩy mạnh mẽ cho sự vận động và phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2022 - 2027. Cùng với đó, những tương đồng về văn hóa, những kết nối, gắn kết trong lịch sử, vai trò đặt nền móng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru cùng với sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo kế tiếp là tiền đề, cơ sở quan trọng để củng cố niềm tin chính trị, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn 2007 - 2021, những tương đồng về bản sắc, đặc biệt trong đối ngoại giúp Việt Nam và Ấn Độ đi tới những điểm đồng trong nhận thức về mối quan tâm chung (lợi ích an ninh), về những vấn đề khu vực và thế giới. Vị thế đang lên trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam và Ấn Độ cũng là lý do khiến hai nước nhìn nhận đúng giá trị chiến


lược của đối tác. Thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ giúp nâng cao giá trị chiến lược cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn nói chung và cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc nói riêng. Ngược lại, phát triển quan hệ với Việt Nam là cơ hội để Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực ĐNA cũng như cân bằng lực lượng với cặp quan hệ Trung Quốc - Pakistan. Ở khía cạnh này, bản sắc tiếp tục là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.

Năm là, lãnh đạo đương nhiệm và kế tiếp của Việt Nam và Ấn Độ đều có điểm đồng trong nhận thức về truyền thống hữu nghị giữa hai nước, sự tin tưởng, ủng hộ lẫn nhau và động lực thúc đẩy phát triển quan hệ trong thế kỷ XXI - đó là lợi ích quốc gia dân tộc. Sự nhận thức chung về các thách thức đe dọa chủ quyền, khu vực ảnh hưởng từ phía Trung Quốc sẽ tiếp tục định hướng cho các quyết sách đối ngoại trên cơ sở những lợi ích song trùng này.

3.3.2. Tác động cản trở

Thứ nhất, vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn giai đoạn 2022 - 2027 có thể đem tới những nguy cơ cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Tham vọng kiểm soát không gian địa - chính trị của các nước này có thể gây ra những thách thức, “khó xử” cho Việt Nam trong việc “lựa đường” và trong quan hệ với các nước này, kể cả Ấn Độ. Nếu không xử lý tốt, vị thế Việt Nam có thể bị hoán đổi từ đối thủ cạnh tranh trở thành “bia đỡ đạn” của các nước lớn [46]. Sự cạnh tranh giành ưu thế địa - chính trị giữa các nước lớn tại khu vực ĐNA còn có thể bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc, vị thế nước lớn hay sự thỏa hiệp giữa các nước này. Điều này làm gia tăng thế khó, nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn, trong đó có Ấn Độ.

Thứ hai, đối với nhân tố quốc tế và khu vực, yếu tố Trung Quốc, bên cạnh khía cạnh tác động theo chiều hướng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, đồng thời cũng tác động theo chiều hướng cản trở. Thứ nhất, mặc dù Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền, ứng phó với những thách thức an ninh đến từ Trung Quốc và xây dựng quan hệ đối tác với các nước cùng chí hướng, đặc biệt là Ấn Độ, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cân bằng với Trung Quốc. Về mặt chính trị, Việt Nam không muốn bị coi là đứng về phía Ấn Độ, hoặc bất kỳ nước nào chống lại Trung Quốc. Cả hai bên đều thận trọng trong bất kỳ công bố công khai nào về hợp tác quân sự giữa hai nước. Ví dụ, Ấn Độ mở rộng hạn mức tín dụng trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam để mua thiết bị quân sự của Ấn Độ, nhưng phần lớn trong số đó vẫn chưa được sử dụng. Điều này cho thấy rằng mặc dù quan hệ Việt - Ấn rất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


sâu sắc, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng và mặc dù có cơ sở mạnh mẽ thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau, nhưng mối quan hệ này cũng có những giới hạn rõ ràng. Việt Nam cần hợp tác với các nước lớn khác để đảm bảo lợi ích quốc gia sống còn, nhưng đồng thời cũng phải thận trọng với những phản ứng tiêu cực tiềm tàng từ phía Trung Quốc. Sức mạnh to lớn của Trung Quốc cả về chính trị - ngoại giao, kinh tế, quân sự đồng nghĩa với việc hầu hết các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam đều e ngại trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương mạnh mẽ và theo đó cũng là thách thức lớn trong việc thực hiện chiến lược cân bằng quyền lực. Nguồn của thách thức đó chính là sự bất cân xứng giữa Việt Nam, Ấn Độ với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam, vốn đã được nhìn nhận như một yếu tố có tác động ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 19

Trung Quốc coi Việt Nam tuy không phải là đối thủ, nhưng có nguy cơ hợp tác với các nước khác chống Trung Quốc. Vì thế, nước này mặc dù vẫn tiếp tục các yêu sách chủ quyền cứng rắn hơn tại Biển Đông, nhưng vẫn có mục tiêu giữ ổn định quan hệ Trung - Việt để không đẩy Việt Nam liên kết sâu rộng với các nước lớn khác. Chính sách chủ đạo của Trung Quốc với Việt Nam sẽ vừa là cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại Trung Quốc. Đối với Ấn Độ, trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn là một đối tác quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế (hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ chỉ sau Mỹ) dù Ấn Độ sẽ tìm cách bớt phụ thuộc hơn vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Trong các lĩnh vực hợp tác hàng hải và năng lượng, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ tiếp tục thách thức quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tập trận chung hải quân và các dự án thăm dò dầu khí chung giữa Việt Nam và Ấn Độ ở Biển Đông có thể sẽ phải đối mặt với các dự án thăm dò cạnh tranh hoặc các mối đe dọa khác từ Trung Quốc.

Thứ ba, khu vực ĐNA được xác định là trung tâm của ÂĐD - TBD và cũng là điểm mấu chốt trong Sáng kiến BRI của Trung Quốc. Trước sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, ĐNA trở thành “đấu trường” can dự, lôi kéo, tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Vì vậy, các nước ASEAN có nguy cơ trở thành đối tượng lôi kéo giữa một bên là Mỹ và đồng minh trong QUAD và một bên là Trung Quốc. Làm thế nào để có một ASEAN


đoàn kết, có sự đồng thuận cao trong một số vấn đề then chốt, giữ được vai trò trung tâm trong các cơ chế an ninh khu vực và không để bị kéo vào vòng xoáy cạnh tranh, nguy cơ chia rẽ mới,… đang là những thách thức không nhỏ của mỗi nước thành viên ASEAN nói riêng và của cả khối nói chung [33].

Theo đó, chiều sâu của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới phụ thuộc vào khả năng phát triển của mỗi nước, tình hình thế giới và khu vực, trong tương quan mối quan hệ giữa các nước lớn [132, tr.279]. Dưới tác động của các nhân tố như đã phân tích ở trên, chiều hướng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ có khả năng sẽ phát triển tích cực theo hướng ngày càng sâu rộng hơn. Quan hệ chính trị - ngoại giao tiếp tục được củng cố, tăng cường, là cơ sở cho quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực khác. Đây tiếp tục là lĩnh vực hợp tác nổi trội nhất trong quan hệ song phương. Quan hệ trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh và kinh tế có thể sẽ phát triển theo chiều hướng đi lên, nhưng trong một thời gian chưa đủ dài (5 năm) khó có thể tạo nên đột phá rõ rệt so với giai đoạn 2007 - 2021, trong khi các lĩnh vực còn lại không có biến động nhiều.

Thứ tư, năm 2021, Ấn Độ và Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng y tế

-xã hội trầm trọng liên quan đến đại dịch Covid-19. Điều đó một mặt dẫn tới sự mất ổn định chính trị - xã hội, suy giảm kinh tế, thậm chí trong một thời điểm nào đó tác động xấu tới hình ảnh, vị thế của hai nước trong phạm vi khu vực, thế giới; mặt khác cũng làm lộ rõ những hạn chế, tồn tại của mỗi nước. Nếu Chính quyền của Thủ tướng N.Modi không có phương án hiệu quả để xử lý tốt vấn đề Covid -19, có thể hành trình trở thành cường quốc châu Á và có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu sẽ trở nên xa hơn. Theo chiều ngược lại, Covid-19 cũng gây nên những tổn thất lớn cho mục tiêu phát triển của Việt Nam. Và như vậy cũng sẽ có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới huy động các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Thứ năm, trên phương diện đối ngoại, Ấn Độ chú trọng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc,… trong khi Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước láng giềng khu vực, đồng thời rất cần khai thác “nhân tố các nước lớn” nhằm thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước này. Mặt khác, vị thế quốc tế của Ấn Độ và Việt Nam khác nhau, càng đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách chủ động, khôn khéo trong phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ.

3.3.3. Các kịch bản quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Việc Việt Nam và Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược (2007) và đối tác chiến lược toàn diện (2016) đã tạo nên những khuôn khổ hợp tác rõ ràng,


cụ thể, trong đó hai nước đã xác định tám lĩnh vực ưu tiên hợp tác. Vào tháng 12/2020, trong cuộc hội đàm cấp cao trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Narendra Modi đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân để định hướng phát triển cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong tương lai. Trong thời gian tới, dự kiến hai nước sẽ tiếp tục giữ vững khuôn khổ quan hệ hiện nay và đi vào giai đoạn củng cố, tăng cường hợp tác toàn diện, hiệu quả, thực chất. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, hai nước sẽ xây dựng các kế hoạch hành động triển khai cụ thể theo từng giai đoạn. Từ định hướng phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đó, dưới tác động của các nhân tố đã phân tích ở trên (theo chiều hướng thúc đẩy (mặt thuận lợi) và cản trở (mặt thách thức)), có thể dự báo các kịch bản cho quan hệ hai nước đến năm 2027, cụ thể như sau:

* Kịch bản lạc quan: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được tăng cường và phát triển, tương xứng với tiềm năng hai nước và tiệm cận nội hàm đối tác chiến lược toàn diện theo quan điểm của Việt Nam. Đây là kịch bản hoàn hảo nhất trong số các kịch bản cho quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2022 - 2027. Tuy nhiên, theo những phân tích xuyên suốt luận án, thì quan hệ hai nước vẫn sẽ được tăng cường phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, nhưng trong một thời gian chưa đủ dài (2022-2027), khả năng hiệu quả hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, KH-CN, văn hóa- giáo dục… sẽ chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của hai nước.

* Kịch bản hiện thực: Quan hệ chính trị - ngoại giao được củng cố, tăng cường phát triển, nhưng quan hệ song phương trên các lĩnh vực chủ chốt trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hai nước. Đây là kịch bản có tính hiện thực nhất trong các kịch bản. Căn cứ trên sự phân tích về các nhân tố tác động đến quan hệ hai nước giai đoạn 2007 - 2021 và chiều hướng vận động, tác động của các nhân tố đó tới năm 2027, có thể thấy khả năng đột phá trong hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh - quốc phòng, KH-CN, văn hóa - giáo dục là chưa cao trong thời gian tới.

* Kịch bản bi quan: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không phát triển như kỳ vọng, thậm chí còn theo chiều hướng đi xuống so với hiện tại. Do những tác động của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là nhân tố nước lớn (phản ứng của Trung Quốc đối với sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông, quá trình hợp tác thực chất, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, có thể có những thỏa thuận đánh đổi


có lợi cho Ấn Độ như lá phiếu thuận vào vị trí HĐBA Liên hợp quốc nếu tổ chức này cải tổ, những lệ thuộc/lợi ích về thương mại trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc… ), dịch bệnh Covid-19 cùng với những hậu quả nặng nề, cạnh tranh thu hút FDI…và những tác động của các nhân tố bên trong như chính sách kinh tế (chẳng hạn chính sách bảo hộ của Ấn Độ…), ưu tiên trong mục tiêu, hướng đối ngoại v.v của hai nước dẫn đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không phát triển đúng mức như kỳ vọng. Không loại trừ kịch bản này, tuy nhiên theo phân tích chiều hướng vận động và tác động của các nhân tố, đặc biệt là ý chí của lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng với những động lực phát triển trong mỗi nước và trong quan hệ với nhau sẽ giảm thiểu tác động cản trở, theo đó quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chí ít sẽ ở kịch bản hiện thực.

Như vậy, xét trên sự vận động và tác động của các nhân tố như đã phân tích ở trên, kịch bản bi quan khó có khả năng xảy ra, song cũng cần phải tính đến bởi có thể xuất hiện những diễn biến phức tạp, nhanh chóng và rất khó lường, đặc biệt liên quan đến các nhân tố bên ngoài. Xét về mặt lịch sử, thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai và tính chất nước lớn của Ấn Độ và Trung Quốc, về cơ bản quan hệ hai nước vẫn chưa thể có những thay đổi về chất do thiếu sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ thể, vì lý do nào đó, có thể sẽ gia tăng thêm những yếu tố hợp tác trong quan hệ. Cạnh tranh chiến lược giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng tránh đối đầu toàn diện. Đối với cặp quan hệ thiếu sự tin cậy như cặp Ấn Độ - Trung Quốc, cho dù hai bên đã tỏ ra thiện chí, song trước mắt chỉ có thể hy vọng vào khả năng hai nước sẽ ngừng việc tiếp tục làm xấu đi quan hệ song phương, bắt đầu tiến trình xây dựng lòng tin, chứ chưa thể lạc quan về một triển vọng hợp tác sâu rộng, toàn diện. Các cải thiện trong quan hệ song phương (nếu có) sẽ diễn ra tương đối chậm và thiên về giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khủng bố… Cả Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục coi nhau như đối thủ cạnh tranh chiến lược hơn là đối tác hợp tác. Tuy nhiên, do Trung Quốc phải tập trung cho việc đối phó với thách thức lớn nhất, lâu dài nhất là Mỹ, nên không loại trừ khả năng sẽ có thay đổi trong chính sách của Trung Quốc theo hướng nhượng bộ với Ấn Độ để phù hợp với tình hình mới; đồng thời ngăn chặn sự hình thành liên minh Ấn - Mỹ, tránh đẩy Ấn Độ quá sâu về phía Mỹ. Tuy nhiên, mức độ cải thiện Trung - Ấn sẽ hạn chế do mâu thuẫn mang tính lịch sử.

Đối với kịch bản lạc quan, hy vọng về sự tăng cường và phát triển trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là có cơ sở, tuy nhiên khía cạnh cản trở của các nhân tố vẫn


tồn tại cùng với những nét mới, nên trong thời gian chưa đủ dài (đến năm 2027), rất khó để hợp tác Việt Nam - Ấn Độ đạt được những đột phá lớn trên các lĩnh vực chủ yếu, tương xứng với tiềm năng và cấp độ quan hệ. Do vậy, kịch bản này khó có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới.

Căn cứ từ phân tích sự vận động và tác động của các nhân tố chủ yếu đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, thì trong số ba kịch bản nêu trên, kịch bản hiện thực là kịch bản hợp lý/khả dĩ nhất cho triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027.

3.4. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Theo phân tích về sự vận động và tác động của các nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027 cho thấy hai nước đang đứng trước những thời cơ chiến lược để thúc đẩy quan hệ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, có nguy cơ trở thành lực cản kéo lùi sự phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải có những đối sách thích hợp để tranh thủ các nhân tố thuận và hạn chế các nhân tố cản trở nhằm đưa quan hệ với Ấn Độ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích sự vận động cũng như tác động của các nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027, luận án khuyến nghị một số chính sách như sau:

Thứ nhất, từ nhận định về những khía cạnh cản trở của các nhân tố tác động không thuận tới hiệu quả hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ như hạn chế trong tình hình nội tại của mỗi nước, những rào cản về thể chế, chính sách (các quy định về hải quan, xuất nhập khẩu, cơ chế bảo hộ…); chính sách, biện pháp của Chính phủ hai bên chưa đủ mạnh, toàn diện; rào cản từ cơ sở hạ tầng; sự kết nối (giao thông, người dân); văn hóa kinh doanh; khoảng cách địa lý,…Việt Nam cần có những chính sách để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, giao thông, cung cấp thông tin về thị trường Ấn Độ, văn hóa làm việc/kinh doanh cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời hoàn thiện thể chế, quy định, có biện pháp xử lý giảm thiểu nạn tham nhũng, quan liêu của các cơ quan công quyền. Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài nói chung và thị trrường Ấn Độ nói riêng. Các cơ quan chuyên trách của Chính phủ cần tăng cường nghiên cứu, phát triển hệ thống thông tin một cách chính thống về thị trường Việt Nam và Ấn Độ để giúp doanh nghiệp hai nước hiểu rõ chính sách đầu tư, hệ thống pháp luật, những quy định về rào cản thương mại, thuế, hải quan, đặc biệt là hệ thống hàng rào phi thuế quan, danh mục các mặt hàng bị hạn


chế, cấm xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, luật đối kháng, luật thuế chống bán phá giá... Đồng bộ hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đúng nhu cầu của phía Ấn Độ và ngược lại.

Về lâu dài, để có thể hiểu văn hóa, cách hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục. Giáo dục văn hóa nên được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và thậm chí cả các trường trung học. Trên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ cũng có một số chương trình hợp tác đào tạo, nhưng chưa thực sự hiệu quả và chỉ mang tính ngắn hạn. Trong tương lai, Việt Nam cần đưa chương trình đào tạo văn hóa vào trường học, nhất là đối với sinh viên khối kinh tế - những chủ doanh nghiệp tương lai của đất nước, như vậy sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Một phương thức khác là mở các chương trình hợp tác quốc tế, đưa sinh viên Việt Nam sang học tập tại Ấn Độ, nhờ đó sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với văn hóa Ấn Độ và được trải nghiệm thực tế, phục vụ rất tốt cho sau này khi trở lại làm việc với các doanh nghiệp và doanh nhân Ấn Độ [257].

Việc phát huy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ cũng là một kênh hiệu quả để thúc đẩy hiệu quả hợp tác. Xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ chính của hệ thống cơ quan thương vụ ở nước ngoài bên cạnh công tác nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ đoàn và thực hiện chức năng theo luật cơ quan đại diện. Qua công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ nắm được thông tin thị trường, nhu cầu, yêu cầu, cơ hội kinh doanh từ đó thúc đẩy giao thương. Hiện tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đang rất nỗ lực thúc đẩy quan hệ này và có những thành công nhất định. Việc xây dựng trang thông tin thị trường, website giới thiệu về cơ hội đầu tư kinh doanh tại Ấn Độ, tăng cường ứng dụng CNTT, các nền tảng xã hội để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại đang nằm trong kế hoạch triển khai của Đại sứ quán. Đại sứ quán Việt Nam cần tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của các diễn đàn trực tuyến về thương mại và đầu tư để giúp doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ có cơ hội trao đổi và tìm hiểu khả năng hợp tác, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu thành lập cơ quan lãnh sự danh dự của Việt Nam tại các thành phố lớn của Ấn Độ như Kolkata, Chennai, Hyderabad để nâng cao hiệu quả và tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi tất cả các Bộ, ngành, địa phương… đều có quan hệ đối ngoại trực tiếp và chủ động với đối tác nước ngoài, sự phối hợp giữa các cơ quan này với Bộ Ngoại giao nói chung và Đại sứ quán nói riêng càng trở nên cấp thiết

Ngày đăng: 26/05/2022