nhớ về những ngày tháng hạnh phúc bên Kiều Quang và hy vọng tương lai có thể “châu về hiệp phố” rồi lại giật mình với thực tại bị truy sát đến nơi:
Khánh sanh: (Tán) Phong cấp viên thanh sầu
Đồ cùng cổ nhân khấp
Có chữ “Tái ông thất mã tri phi phúc”
Còn sự tình của tôi bây giờ, biết khi nào...
Hiệp phố hoàn châu khả dĩ giải ưu
(Nam) Xăn tay lần gỡ sợi sầu Tóc lo đã trổ trên đầu hùng anh Khôn lau nước mắt thường tình
Em ơi! Nỗi ai ngơ ngác nỗi mình bâng khuâng Tiếng ba quân nghe chừng rộn đến
Hò họ... Giục vó lừa tách dặm sơn khê
Rõ ràng có sự pha trộn giữa hiện tại, quá khứ và tương lai trong suy nghĩ của Khánh Sanh. Thủ pháp đảo ngược thời gian trong suy nghĩ và đồng hiện thời gian để làm nổi bật tâm trạng bế tắc, bi thương của con người được Đào Tấn sử dụng trong hầu hết các phân đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hay tâm sự trên đường cô chinh như Tiết Cương, Hoàng Phi Hổ, Lan Anh, Giả thị, Đát Kỷ...
Một biểu hiện khác của thời gian đồng hiện là việc tái hiện song hành các hành động, tâm trạng của nhân vật trong cùng một khoảng thời gian. Phương pháp tái hiện này khiến chúng ta liên tưởng tới cách phản ánh đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh. Trong cùng một cảnh thể hiện nhiều không gian và thời gian khác nhau với các nhân vật khác nhau, từ đó tạo nên sự đối sánh của các nhân vật liên quan đến nhau thành một bức tranh tổng thể để người xem có thể hình dung một cách chân thực nhất. Trong Cổ Thành, ngay màn giáo tuồng, ta thấy xuất hiện ba nhân vật ở ba không gian khác nhau cùng bày tỏ suy nghĩ và tâm trạng của mình. Đó là Trương Liêu với khí thế bừng bừng đuổi theo Quan công:
(Chẳng nài gió bụi lao thân ngựa Không quản ngày đêm tới ải quan Dầm dãi gió mưa ngàn đỉnh núi Mang sao đội nguyệt vượt muôn trùng) |
Có thể bạn quan tâm!
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 13
- Mô Típ – Phương Thức Tổ Chức Xung Đột Kịch
- Chúng Tôi Khái Quát Phương Thức Tổ Chức Xung Đột Kịch Qua Mô Típ Trong Sơ Đồ 4.1
- Văn Thể Và Biểu Hiện Của “Tính Tuồng” Trong Ngôn Ngữ Thể Hiện
- Kết Quả Khảo Sát Các Thể Thơ Trong Tuồng Bản Đào Tấn
- Sự Biểu Hiện Của “Tính Tuồng” Trong Ngôn Ngữ Thể Hiện
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Còn Quan Vũ lúc đó cũng với khí thế hùng dũng ngút trời chém tướng băng ải với mong muốn sớm nhất đưa hai chị về Cổ Thành hội ngộ đại ca và tam ca:
(Dưới thế anh hùng dễ mấy ai Gió sương muôn dặm cánh chim trời Xông pha năm ải phò hai chị Đạp núi san bằng mọi hiểu nguy) |
Cũng trong thời gian ấy, Hạ Hầu Đôn cũng đang trấn ải chờ Quan Vũ bằng một khí thế oai hùng không kém:
(Khí khái hiên ngang muốn vượt lên trời thẳm/ Cắp nách hòn núi Thái vượt qua bể bắc/ Trên đời không có hai, trên chiến trường ai là kẻ đủ sức đối chọi/ Trong nhân gian ta là bậc nhất, tên tuổi đáng nêu chung với các tướng giỏi đời xưa) |
Cách kết cấu ba hồi ngắn liên tiếp chỉ bao gồm lời tự bạch của ba nhân vật trong ba khung cảnh khác nhau là sự đồng hiện thời gian trên bề mặt văn bản. Do giới hạn tuyến tính của ngôn ngữ, Đào Tấn dùng các hồi ngắn để chuyển không gian liên tục như những tia cắt chớp Nhoáng để diễn tả ba không gian cùng xảy ra trong một thời gian. Thông thường trong tuồng, các nhân vật chỉ đối thoại trực tiếp trong cùng một không gian, thời gian chứ hiếm khi diễn tả ba không gian khác nhau trong một thời gian. Đây là một trong những cách tân đáng kể về mặt sân khấu của Đào Tấn. Việc miêu tả ba nhân vật với tài năng tuyệt đỉnh khí thế hùng cường đồng hiện trong một thời gian khiến chúng ta dự đoán được sự gặp gỡ của ba nhân vật này sẽ có những biến cố không ngờ. Điều đó tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với người xem tuồng và cũng làm cho sân khấu tuồng chân thực và sinh động hơn.
Việc đồng hiện thời gian còn được Đào Tấn sử dụng khi miêu tả tâm trạng của những nhân vật cặp đôi như: Lan Anh - Tiết Cương, Khánh Sanh - Kiều Quang, Hoàng Phi Hổ - Giả thị. Các cặp đôi này đều phải chịu cảnh ân ái chia ly, tâm trạng buồn, nhớ thương khắc khoải đều được thể hiện qua suy nghĩ và độc thoại nội tâm. Việc đồng hiện thời gian giúp người đọc đối chiếu tâm trạng của hai nhân vật khiến nỗi đau như được nhân hai, sức mạnh truyền cảm mạnh mẽ hơn rất nhiều lần.
Thời gian tâm tưởng và thời gian tâm linh trong tuồng đều bị chi phối bởi quan niệm cá nhân và mang tính ước lệ. Trong văn học trung đại nói chung và trong tuồng nói riêng, con người thường có xu hướng muốn làm chủ thời gian hay nói cách khác thời gian thường được phản ánh qua lăng kính chủ quan của con người. Do vậy thời gian tâm tưởng thường có sự khác biệt khá lớn so với thời gian thực tế. Quy luật “ngày vui ngắn chẳng tày gang” chi phối cảm quan về thời gian của hầu hết các nhân vật trong tuồng. Trong hoàn cảnh chia ly, các nhân vật đều có xu hướng hoài niệm về những tháng ngày hạnh phúc và cảm nhận khoảng thời gian đó thật ngắn ngủi, kèm theo đó là những tiếc nuối khôn nguôi. Đó là tâm trạng Hoàng Phi Hổ - Giả thị trong phút hàn huyên ngắn ngủi tại miếu thần, tâm trạng của Khánh Sanh - Kiều Quang lúc chia tay tiễn Khánh Sanh lên đường trốn chạy sự truy đuổi của Bàng Hồng, tâm trạng Tiết Cương - Lan Anh sau lần hội ngộ thứ nhất tại Long Sơn trại. Sự đối lập giữa “ngày vui thì ngắn ngủi” còn những ngày chia xa thì dài dằng dặc bị chi phối bởi tình cảm và cảm xúc của con người. Đứng trước đau buồn, đứng trước nỗi cô
đơn, con người thường có xu hướng chìm đắm vào trong đó và tự huyễn hoặc mình. Vì thế thời gian tâm tưởng đôi khi được biểu hiện bằng thời gian huyễn ảo với cặp đối lập “xưa sao… nay sao..” hoặc “bao giờ… như xưa”:
Ngày ngày lặn suối trèo non
Bao giờ cho đặng vuông tròn như xưa
Thời gian tâm tưởng thường xuất hiện vào lúc “vầng ô khuất núi”, “bóng tà” hay
“trăng tàn”, “bóng ác hầu chênh” là những thời điểm gợi buồn trong thơ văn cổ.
Thời gian tâm linh là thời gian gắn với sự xuất hiện của các yếu tố tâm linh trong tác phẩm. Thời điểm được chọn để xuất hiện các yếu tố tâm linh thường là đêm tối, chạng vạng hoặc rạng sáng. Đó là những thời điểm vượng âm khí hoặc thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm. Đát Kỷ bị đoạt hồn khi “Đã khuya khoắt ỷ khôn làm tỉnh”, Linh Tá xuất hiện soi đường giữa đêm tối mịt mùng, Giả thị hiện hồn khi Hoàng Phi Hổ đang ngủ bỗng thấy “Gió phút động bên màn/ Kìa tay ai cầm đuốc?”…
Thời gian tâm linh có thể làm ta quên đi sự khác biệt trong hiện thực vì nó tiếp nối hiện thực, nhập làm một với thời gian trong hiện thực hoặc là một phần của hiện thực. Do đặc trưng của sân khấu truyền thống là tự sự - trữ tình, diễn tiến các sự kiện diễn ra theo một chiều, các sự kiện tiếp nối nhau xuất hiện theo thời gian một cách tuần tự nên thời gian thực và thời gian tâm linh xen kẽ nối tiếp nhau. Sự chuyển biến thời gian trong tuồng rất nhanh, chỉ qua lời thuật của nhân vật mà ta có thể đi từ không gian này sang không gian khác, từ thời gian thực đến thời gian tâm linh trong nháy mắt.
Thời gian tâm linh trong tuồng có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện thực. Vì vậy thời gian tâm linh cũng có thể được rút ngắn trong một câu trần thuật hay kéo dài bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật, các sự kiện hoặc nhấn nhá trong câu ca, lời hát. Khương Linh Tá hiện hồn soi đèn cho Kim Lân cả đêm nhưng thời gian hiện hồn được nén đọng trong một câu trần thuật. Giả thị hiện hồn than khóc với chồng trong chốc lát nhưng tâm tư tình cảm dãi bày đến cả lớp tuồng. Thời gian tâm linh là biểu hiện sinh động của thời gian nghệ thuật trong tuồng.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tuồng Đào Tấn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là vai trò của không – thời gian tâm tưởng, tâm linh trong việc khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật. Chính hai yếu tố này góp phần tạo nên chiều sâu cho các nhân vật của ông, giúp gỡ dần tấm “mặt nạ” mô thức trên sân khấu tuồng, đưa tuồng trở nên sinh động và gần gũi hơn với cuộc đời.
Có thể nói, sự liên kết mô típ và không gian, thời gian nghệ thuật là những yếu tố tiêu biểu nhất trong kết cấu kịch bản tuồng Đào Tấn. Đây là một trong những “chìa khóa” quan trọng giúp chúng ta tiếp cận, giải mã các giá trị của tuồng bản Đào Tấn cũng như tìm hiểu nghệ thuật tuồng, một loại hình nghệ thuật cổ điển, độc đáo của dân tộc.
4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Theo phương thức phân chia truyền thống, nhân vật trong tuồng Đào Tấn cũng được chia thành hai tuyến đối lập nhau là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện13. Sự hiện thân của hai tuyến nhân vật này trong tác phẩm được biểu đạt qua diễn biến nội tâm, hành động và ngôn ngữ của nhân vật.
4.2.1. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật
Đối với loại hình văn học sân khấu như tuồng, diễn biến tâm trạng và hành động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Đặc biệt là đối với tuồng, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ cũng được mô thức hóa cho phù hợp với nhân vật. Người diễn viên khi diễn tuồng không chỉ hát hay, múa giỏi mà trước hết phải biết phân tích và cảm thụ kịch bản mới có thể diễn tốt được nhân vật của mình. Chính vì vậy, diễn biến tâm trạng và hành động các nhân vật trong tuồng hết sức được coi trọng.
Trương Phi là người tính cách nóng nảy, bộc trực, nghĩa khí, trung thành. Nếu chỉ dùng ngôn ngữ để cảm nhận thì người ta khó có thể thấy hết được khí chất của Trương Phi. Để thể hiện đúng chất Trương Phi trong Cổ Thành, Đào Tấn dày công bày sẵn một “trận pháp” tâm lý trong lớp Trương Phi xướng rượu để làm nền cho các lời nói và hành động của chàng khi gặp Quan Vũ. Ở lớp này, chàng ngồi uống rượu một mình, trong lòng buồn bực khi nghe tin Quan công hàng Tào, Lưu Bị thì không biết tha hương nơi đâu. Đó là một tâm trạng vừa rối bời, vừa day dứt, vừa hoài nghi khiến một kẻ “phổi bò” như Trương Phi cũng bị dày vò lệ rơi đầm đìa:
(Quạnh quẽ tình riêng những ủ ê Chày sương rời rạc tiếng dơi khuya Ngựa Hồ hí gió nghe dồn dập Giọt lệ anh hùng gạt lại đầy) |
Hành động một đấng trượng phu như Trương Phi mà “lụy mãn y” khiến cho người đọc quen thuộc nhân vật này trong Tam quốc diễn nghĩa cũng phải tò mò. Tưởng rằng chàng nóng nảy, thô kệch chỉ biết gầm, biết thét. Uống rượu vào thì phải chửi bới, phá phách mới giải tỏa cái “buồn bực” chất chứa trong lòng. Nhưng Trương Phi của Đào Tấn lại biết ngâm thơ, biết nuốt sầu vào trong dạ và ép lệ chảy ra bên ngoài. “Hậu tổ tuồng” cho ta thấy bên cạnh một Trương Phi phổi bò cũng có một Trương Phi sâu sắc như thế. Tuy Đào Tấn có làm ta thấy “lạ” trước hình ảnh một Trương Phi như vậy, nhưng cũng không vì thế mà thay đổi bản chất bộc trực của chàng. Đó là chuỗi hành động liên tiếp khi chàng nhận được tin Quan
13 Xin xem Khảo sát hệ thống nhân vật trong tuồng Đào Tấn ở Phụ lục số 5 và một số hình ảnh nhân vật trong tuồng Đào Tấn ở Phụ lục số 2.
Vũ đến. Trương Phi tỉnh hẳn rượu, khí tức xông lên ngùn ngụt, lý trí không còn hoài nghi, thanh minh cho nhị ca như lúc trước mà chỉ một lòng quyết báo thù cho đại ca: “Quan hầu chăng là bội ngô ca trưởng, dữ Tháo lập công... Trăm lạy ca ca, ngàn lạy ca ca, chứng cho em với, nói thiệt Phi... Huyền thủ cấp báo ngô ca trưởng”. Nói là làm, vừa gặp Quan công, không cần hỏi han gì, Trương Phi xông vào đánh, mắng nhị ca thậm tệ. Sự đối lập giữa cảnh độc thoại nội tâm khi uống rượu với cảnh đánh mắng khi gặp Quan Vũ cho ta thấy rõ tính cách nóng nảy, bộc trực của chàng. Tức giận là như thế, nhưng khi nghe hai chị kể rõ sự tình, chàng lại ôm chầm lấy nhị ca khóc trong vui sướng vì đã quẳng được một gánh nặng trong lòng. Trong phân đoạn này, chúng ta thấy diễn biến tâm lý và hành động của Trương Phi rất thống nhất với nhau. Ban đầu là những hoài nghi và dằn vặt trong lòng khiến chàng buồn tủi, căm tức dằn ly rượu xuống mà kêu lên đầy thống khổ: “Đầu? Đầu? Đầu? Là đầu làm sao hè? Thương hại ca ca Phi.../ Khổ! Khổ! Khổ! Hư hư... Khổ lắm ca ca à”. Đang tâm trạng như vậy, lại với bản tính nỏng nảy bộc trực, hai chữ Quan công như một mồi lửa làm nổ bùng những khó chịu trong lòng Trương Phi. Chàng xông vào đánh, chửi mắng Quan Vũ như một sự giải tỏa cho những cảm xúc đang chất chứa trong lòng. Nhưng khi hiểu rõ sự tình, Trương Phi lại òa vui như một đứa trẻ “Quá sướng, quá sướng/ Rất mừng, rất mừng/ Xưa ngỡ rằng thống lãnh Tào quân/ Nay mới biết khuôn phò Hán thất”, chàng tự trói mình nhận tội với nhị ca, khi được nhị ca cởi trói và tha thứ, Trương Phi lại òa khóc cùng Quan công. Nếu các nhân vật khác chủ yếu bộc lộ tâm trạng qua ngôn ngữ thì riêng Trương Phi lại phơi bày cảm xúc bằng hành động. Từ cái dằn chén, cái nhíu mày, cái đánh, cái mắng đến sự khóc, sự cười của chàng cũng đều hết sức tự nhiên. Chỉ có Trương Phi mới làm được như vậy, yêu
– ghét rõ ràng, tất cả tình cảm, tâm trạng đều thể hiện ra bằng thái độ và hành động. Đào Tấn đã xây dựng thành công một Trương Phi chân thật, sống động trên sân khấu tuồng.
Tuồng là một loại kịch hát dân tộc, trong đó con người được biểu hiện chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động. Tuồng Đào Tấn đặc trưng là tuồng võ, vì vậy hành động là một trong những phương tiện quan trọng để khắc họa tính cách nhân vật. Tuồng của ông có rất nhiều nhân vật nữ, mỗi nhân vật đó có một cá tính nổi bật khiến ta không thể nhầm lẫn họ với nhau. Đặc trưng tính cách của mỗi người đều được Đào Tấn khắc họa qua việc xâu chuỗi các hành động của người đó. Ví dụ như Lan Anh với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán; Kiều Quang với tính cách thâm trầm, tinh tế; Phương Cơ với sự hoạt bát, thông minh; Hồ Nô với vẻ đẹp hồn nhiên, chân chất, đơn thuần...
Không giống các hình tượng “khuê nữ” hay “liệt nữ” trong tuồng cổ, Lan Anh là một “nữ tướng cướp” chủ trại Long Sơn. Nàng kết duyên cùng Tiết Cương - một tội phạm bị triều đình truy nã và sống cuộc đời “thảo khấu” không màng hư vinh, danh lợi. Lan
Anh tự chủ lựa chọn cuộc sống mà nàng mong muốn, lựa chọn người mà nàng yêu, lựa chọn bằng hữu mà nàng tin tưởng. Vẻ đẹp của Lan Anh là vẻ đẹp của sự tự tin, độc lập, mạnh mẽ, quyết đoán, đó là vẻ đẹp của một nữ vương uy quyền. Có thể thấy điều đó qua một loạt các hành động của nàng trong suốt tác phẩm: Khi nghe lâu la báo tin Tiết Cương bị Võ Tam Tư truy đuổi, Lan Anh kinh hãi, lo lắng và quyết định khởi binh cứu chồng “Bước anh hùng đã lỡ/Gan nhi nữ càng dày/Nếu chẳng liều sinh tử giữa chông gai/ Thì.. Ai còn kể ân tình trong nước lửa”. Nàng suy tính, chu toàn an bài mọi việc trong Long Sơn trại trước khi xuất binh. Xem đoạn nàng phân phó công việc có thể thấy rõ tài năng mưu lược và sự mạnh mẽ, quyết đoán của nữ tướng phu nhân:
Lưu nhất đội canh tuần sơn trại, khá hết lòng gìn giữ Tiết Giao
Tuyển bách nhân dự bị yêu đạo, tua gắng sức theo đòi chủ mẫu... đây! (Để lại một đội quân canh tuần sơn trại dốc hết sức bảo vệ Tiết Giao Chọn ra một trăm người dắt dao vào lưng đi theo chủ mẫu)
Trên đường đi, Lan Anh phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng nàng luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và nhanh chóng. Chính vì vậy, nàng vượt qua mọi thử thách để tìm được chồng. Có thể thấy, tính cách nhân vật cũng bị chi phối bởi các yếu tố hoàn cảnh, xuất thân. Kiều Quang xuất thân là một khuê nữ, được giáo dục khắt khe bởi lễ giáo phong kiến. Do đó, tính cách của nàng khá trầm ổn và tinh tế. Khi thấy các biểu hiện đáng ngờ của Bích Đào (Khánh Sanh giả trang), nàng quan sát trong một thời gian dài, khi đã khẳng định chắc chắn cô thị nữ này có “vấn đề”, nàng mới nói cho phụ thân. Khi biết được ý định gả chồng của cha mẹ, mặc dù nàng không bằng lòng nhưng phản ứng hết sức mềm mỏng, phân tích lý lẽ trước sau. Rồi biết được người nàng lấy là Khánh Sanh, trong tâm vui mừng khôn tả nhưng biểu hiện ra hành động vẫn rất đoan trang, nhã nhặn: “Thưa cha khoan đã. Chừ con nửa ưng, nửa không”. Như vậy, có thể thấy, khí chất của mỗi nhân vật trong tuồng Đào Tấn được biểu hiện trực tiếp qua hành động.
Để bộc lộ bản tính dâm dục, mê gái của Trụ vương, “Hậu tổ tuồng” đã thể hiện sự thống nhất cao độ trong suy nghĩ, lời nói và hành động của nhân vật này ở tất cả các phân đoạn ứng xử với mĩ nhân. Khi dâng hương tại Trầm Hương các, đang thực hiện lễ nghi cúng tế, nhác thấy dung mạo xinh đẹp của Nữ Oa, trong tâm tưởng vua Trụ đã nổi dậy những ý nghĩ tà dâm: “... Tốt hà! Đoái thấy. Kiều tư mị thái. Ngọc diện hồng trang. Xinh a! Tốt cha chả là tốt, thôi thôi... Khéo vẽ vời thu thủy xuân san. Mà ... Thêm mềm mại sơ mai, nộn liễu...”. Hắn tiến đến ôm ấp, sờ nắn tượng Nữ Oa và tiếp tục chìm đắm trong dòng tư tưởng đầy dục vọng: “Phải chi mà trụy lạc phong trần... Cũng ắt có đề duyên cầm sắt chớ chẳng không. Nay ta nhất kiến tiên dung, đốn sanh trần niệm mần ri là... Bất thị quả nhân háo sắc... Nhưng nghĩ lại mà
coi, cha chả còn ai hơn nữa. Thôi thôi...”. Trong một nơi tôn nghiêm, ở vai trò một đấng “thiên tử” thay trời hành đạo, vua Trụ lại có những suy nghĩ, hành động đầy dâm dục như vậy mang ý nghĩa sự tương phản phê phán sâu sắc. Tâm trạng vua Trụ lúc này đầy “rối bời, day dứt” nhưng không phải vì nỗi lo cho nước, cho dân mà vì “bất bình” với tạo hóa khi không được chung vui với người đẹp: “Khả liên thái thượng vô tình lắm hà... Mượn giai chương cho cạn nỗi bất bình. Dâng bửu tọa xin người tứ giáo”. Nghĩ như vậy, hắn uống rượu, làm thơ với bức tượng trầm hương cho thỏa nỗi tương tư mĩ nhân của mình. Sắc đẹp của Nữ Oa đã thành nỗi ám ảnh trong tâm tưởng Trụ vương. Đoạn độc thoại tư tưởng khi so sánh nhan sắc Nữ Oa, Đát Kỷ và tưởng tượng ra cảnh được vui vầy với người đẹp được diễn tả đầy phấn khích càng thể hiện bản chất dâm dục khác người của vua Trụ:
Vua Trụ: Từ xem thấy Nữ Oa kiều mị Bỗng xui nên trẫm ý bàng hoàng
Thời nghĩ lại, vả Nữ Oa chăng là một cái cốt trầm hương mà thôi, lại cho có mơ tưởng cho lắm là không được gì. Nhưng mà “Mã cốt chi cầu, lương mã chi hỉ”. Có muốn người giả mần rứa mới có người thiệt cho nên chi...
Như quí nhân Tô Đát Kỷ này
Đẹp đẽ bấy mày tằm mắt phụng
Mà lại... Dịu dàng thay vóc liễu hình hoa
Nữ Oa mô mà hơn đặng...
Sự tham lam sắc dục và bản năng nguyên thủy mạnh mẽ của Trụ vương không có điểm dừng. Bao nhiêu người đẹp đối với hắn dường như cũng đều không đủ. Vì vậy, chỉ cần nhác thấy bóng hồng nhan là con quỷ dâm dục trong người Trụ vương lại gào thét điên cuồng, bản năng chiếm hữu lại trỗi dậy mạnh mẽ. Đạp đổ tất cả những đạo đức, lễ nghĩa, vua Trụ sẵn sàng cưỡng đoạt Giả thị giữa thanh thiên bạch nhật trong cung điện của mình:
Vua Trụ: Ờ, ngỡ là ai... hi hi...
Tưởng một ta có báu
Kẻ khác cũng nhiều châu
Xin mời, Thành Vương cũng như ta, ta cũng như Thành Vương, can chi...
Dang tay mời đến hoa lâu
Họp mặt vui cùng phong nguyệt
(Trụ vương kéo tay Giả thị lôi đi)
Thoáng thấy dung nhan “kiều tư mị thái, cốt cách thanh kỳ” của Giả thị, Trụ vương đã mê đắm và muốn chiếm đoạt. Khi biết nàng là thê tử của Hoàng Phi Hổ, hắn thầm ghen tị khi nghĩ không chỉ mình có mĩ nhân mà những kẻ khác cũng có hồng nhan tri kỉ. Với bản năng dâm dục và bạo quyền, Trụ vương nghĩ tất cả vợ đàn ông trong thiên hạ đều phải thuần phục nếu hắn muốn. Chính vì vậy, hắn cưỡng bức Giả thị không một phút phân vân áy náy và coi đó như một việc đương nhiên bình thường mà “vua” được đặc quyền hưởng thụ. Có thể thấy, qua hành động của vua Trụ với Nữ Oa, Đát Kỷ, Giả thị, Đào Tấn đã miêu tả thành công hình tượng một trong những ông vua dâm dục nhất trong lịch sử.
Có thể thấy, diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật chính diện và phản diện được “Hậu tổ tuồng” miêu tả với những quy luật khác nhau. Đối với nhân vật chính diện, ông nhấn mạnh yếu tố hoàn cảnh tác động đến nội tâm rồi mới dẫn đến hành động. Chính vì vậy, nhân vật có những hành động trái với bản chất của mình nhưng người đọc vẫn thấy “có lý”. Ví dụ như việc Hoàng Phi Hổ “phản Trụ đầu Chu”, Hoàng Cổn đánh đuổi và từ mặt Hoàng Phi Hổ vì chàng làm nhục tổ tông nhưng sau đó vẫn theo chàng “quá quan phản quốc”. Ngược lại với nhân vật phản diện, Đào Tấn thường nhấn mạnh vào hành động để làm nổi bật bản chất. Ví dụ như hành động “sờ mó”, “ôm ấp” tượng Nữ Oa của Trụ vương cho thấy y là một kẻ dâm dục, hành động lừa vợ để bắt Tiết Cương của Tiết Nghĩa cho thấy hắn là loại người “vong ân, phụ nghĩa”, “lừa thầy, phản bạn”, hành động quỳ lạy, van xin, mặc cả của hắn với Ngũ Hùng, Tần Hán bộc lộ bản chất đê hèn, ham sống sợ chết của Tiết Nghĩa.
Như vậy, qua diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật, Đào Tấn đã phân rõ hai tuyến nhân vật, đồng thời lột tả một cách sinh động bản chất của các nhân vật trong tuồng.
4.2.2. Ngôn ngữ của nhân vật
Với tính chất là kịch bản sân khấu, ngôn ngữ nhân vật được giao cho nhiều chức năng mà ở những thể loại văn học khác ít gặp. Thông qua ngôn ngữ, nhân vật ngoài việc phải giới thiệu danh tính, lai lịch (xưng danh) như các loại hình sân khấu khác (hay còn gọi là giáo đầu) còn phải đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt chuyện, kể lại bối cảnh, tình huống đã hoặc đang xảy ra, dự báo khả năng sắp tới; sau nữa mới đến chức năng thể hiện ngôn ngữ nhân vật. Ở góc độ này có thể chia thành hai loại chính là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ nội tâm. Ngôn ngữ đối thoại được dùng trong những cảnh huống nhân vật phải đối mặt với nhân vật khác. Ngôn ngữ nội tâm được dùng trong những trường đoạn tự bạch, thường là bộc lộ bản chất con người, đặc điểm tính cách nhân vật hoặc tâm trạng, cảm xúc trong những hoàn cảnh nhất định. Việc giao cho ngôn ngữ nhân vật rất nhiều trách nhiệm như vậy một mặt là điểm đặc thù của ngôn ngữ nhân vật trong văn học sân khấu, đem lại cho văn học sân khấu nhiều khác biệt so với văn chương thông thường, mặt khác lại chính là chỗ thể hiện tài năng của người biên soạn. Trong các tuồng