Tại sao lời tuồng lại thường dùng văn xuôi chen lẫn văn vần và thơ? Có người cho là vì văn tuồng dùng nhiều chữ Hán, khó hiểu nên khi diễn muốn cho quần chúng hiểu phải thêm lời hường vào (như kiểu thứ nhất). Có người lại bổ sung thêm ý lời hường để dẫn ý, nối ý (như kiểu thứ ba). Những ý trên đều đúng nhưng theo chúng tôi, văn xuôi được dùng để chứa những liên từ, giới từ, rất cần thiết để làm rõ ý văn (nhất là văn đối thoại) mà người soạn tuồng không muốn đặt vào cấu trúc văn vần, vì sợ nó kém súc tích (như kiểu thứ hai). Xét theo cách sử dụng văn xuôi trong tuồng cổ, ta sẽ thấy cách dùng để giải nghĩa chữ Hán và dẫn ý, nối ý không phải là cách dùng cơ bản mà chính cách dùng để chứa liên từ, giới từ của văn đối thoại mới là cách dùng phổ biến nhất với chức năng cơ bản là bổ sung các từ đưa đẩy cho văn vần.
Nguyên tắc sáng tác của văn vần không những phải hàm súc về ý, súc tích về lời mà còn phải tuân thủ niêm, luật, đối. Vì vậy không thể đưa liên từ, giới từ vào câu văn của họ. Những chữ ấy người đọc phải tự đoán để hiểu. Ví dụ như đoạn thơ trong Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều) sau đây:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
Nhưng đó chỉ là lời thơ trữ tình hoàn toàn theo tâm sự của tác giả và là văn vần để ngâm đọc. Văn vần trong tuồng lại không phải như thế. Nó là văn vần để nghe và thường là lời đối thoại giữa các nhân vật. Văn vần để nghe phải viết sao có thể hiểu ngay khi nghe lần đầu vì khán giả không thể yêu cầu diễn viên diễn lại đoạn tuồng họ nghe lời chưa hiểu như chúng ta đọc sách có thể đọc lại vài lần. Do đó, tính rõ ràng là một yêu cầu có tính nguyên tắc cho mọi ngôn ngữ sân khấu mà tuồng cũng phải tuân theo. Do đó, người ta mới dùng lời hường để giải nghĩa chữ Hán trên sân khấu tuồng xưa. Mặt khác, lời tuồng lại là lời đối thoại của các nhân vật, nó phải đảm bảo tính tự nhiên thì lời nói mới chân thực, không bị giả tạo. Nhưng khi dùng văn vần làm phương tiện chủ yếu, do đặc tính súc tính và cách luật, văn vần khác xa lời nói thông thường nên sẽ đối lập với nguyên tắc rõ ràng và tự nhiên của ngôn ngữ sân khấu. Ngược lại, nếu chỉ dùng văn xuôi thì tuồng sẽ không hát được. Chính vì vậy, tuồng đưa văn xuôi vào kết hợp với văn vần để hòa giải mâu thuẫn giữa tính hàm súc, tiết điệu của văn vần với tính rõ ràng, tự nhiên của ngôn ngữ sân khấu. Nói cách khác, sự tác động của sân khấu đã làm cho văn vần trong tuồng phải tự biến đổi, thích nghi để tạo ra một dạng thức hợp thể biện chứng giữa văn xuôi và văn vần. Đó là một sáng tạo hết sức độc đáo để giải quyết tốt đẹp mâu thuẫn giữa thơ và sân khấu trong hình thức văn học. Như vậy, chính văn xuôi đưa sân khấu đến với thơ và làm cho thơ gần gũi sân khấu.
Không chỉ làm thơ tuồng gần gũi với đời, văn xuôi còn được Đào Tấn sử dụng như một công cụ lợi hại để xây dựng tính cách nhân vật, tạo không khí hiện thực, sinh động. Đặc biệt là ông đã đưa rất nhiều khẩu ngữ đời thường vào trong câu tuồng của mình, tạo nên những hiệu quả bất ngờ như những câu nói chân thành của Hồ Nô, Lan Anh, Tú Hà mà chúng tôi đã trích dẫn ở các phần trên. Đặc biệt là trong Trầm Hương các và Hộ sinh đàn, Đào Tấn đã viết nhiều lớp tuồng hầu như chỉ bằng văn xuôi, chỉ thỉnh thoảng xen một hai câu văn biền ngẫu và gần như không có một câu hát nào. Đây được coi là những lớp tuồng hay, hấp dẫn và độc đáo nhất của ông. Đó là lớp tuồng Trụ vương - Đát kỷ (Trầm Hương các) và lớp Tiết Nghĩa đối thoại với lính hầu, Tiết Nghĩa nói chuyện với vợ, Tiết Nghĩa độc thoại (Hộ Sinh đàn).
Trong Trầm Hương các, Đát Kỷ (Hồ Ly) mượn sắc đẹp mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ và đưa một đất nước thịnh cường bị sụp đổ. Chỉ bằng một cái uốn éo nũng nịu, Đát Kỷ đã khiến vua Trụ vứt bỏ kiếm thần do Vân Trung Tử tặng; phế bỏ Khương hậu cùng thái tử; xây Bá Lộc đài; dùng hình bào lạc với những người can gián; nuôi bọn nịnh thần Phí Trọng, Vưu Hồn; mở tiệc thiết chúng quần yêu... Để miêu tả sự gian trá, mưu mô của Đát Kỷ và sự dâm dục đến mụ mị của Trụ vương, Đào Tấn sử dụng thứ ngôn ngữ chân thực nhất là văn xuôi:
Đát Kỷ: Trong mình lạnh, mà trạo trực trong cổ nữa. Lại trống ngực đánh hoài khó chịu lắm. Xin quốc trưởng, ngài vuốt cho tôi một tí nào!
Vua Trụ: Để quả nhân vuốt cho. Xuôi, xuôi, xuôi, xuôi!
Đát Kỷ: Chao ơi, mỏi xương sống lắm, hãy đấm cho tôi một tí!
Vua Trụ: Ừ, để quả nhân đấm cho...
Để khắc họa sự tráo trở, hai mặt của Tiết Nghĩa, Đào Tấn sử dụng giọng điệu đối lập khi hắn đón Tiết Cương và sau khi bắt được Tiết Cương. Khi gặp là những lời ngọt ngào ân nghĩa:
“Mời anh ngồi đi, chốn triều đình khác, nay ở tư thất khác, anh cứ ngồi đừng ngại. Dám thưa anh! Cơn sấm chớp từ phen giúp đỡ, là ơn biển non em từng tác dạ ghi, từ bấy đến nay, ân huynh cơ cực đường đời truân chuyên lắm nỗi, em không biết ân huynh thất lạc phương nào. Thôi, luống ngậm ngùi nam bắc tương tư, nay em thấy ân huynh hình đơn bóng chiếc, không chốn tựa nương ri, á thôi càng chan chứa đầy anh hùng hạ lụy”. Và khi phục rượu bắt được Tiết Cương thì hắn lật lọng, giở mặt đểu giả: “Mày đã dại thì mày chịu chết cho rồi, đừng nói nữa ta ăn thịt giờ”. Và hầu như tất cả những lời thoại của Tiết Nghĩa, Đào Tấn đều dùng văn xuôi để lột tả bản chất trần trụi nhất của kẻ phản bội ấy.
Như vậy, có thể thấy, văn xuôi không chỉ đóng vai trò hóa giải tính tự nhiên của sân khấu và tính súc tích của thơ tuồng mà còn là phương tiện để lột tả bản chất các nhân vật phản diện trong tuồng Đào Tấn. Có thể thấy, văn xuôi được tác giả sử dụng không chỉ để chêm xen, đưa đẩy mà còn được dùng như một phương tiện liên kết. Sử dụng thứ ngôn ngữ mộc mạc, bình dân, ít khẩu ngữ, văn xuôi là chiếc cầu để nối tuồng từ sân khấu cung đình ra sân khấu quần chúng, trở thành món ăn tinh thần của người dân đất Việt.
4.3.1.2. Biền văn
Biền văn (biền ngẫu) là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa có cội nguồn từ Trung Quốc, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối. Theo nghĩa từ nguyên, biền là “hai con ngựa chạy song song với nhau” và ngẫu là “chẵn đôi”. Biền văn có năm đặc điểm: Một là ngôn ngữ đối ngẫu, biền ngẫu là cách nói hình tượng hóa, chỉ một thể văn, trong đó có các câu văn sóng đôi đối nhau từng cặp. Hai là kiểu câu chỉnh tề: câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ, hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau. Ba là có vần điệu hài hòa. Bốn là sử dụng điển cố. Năm là từ ngữ bóng bảy, khoa trương. Trong các đặc điểm trên yêu cầu đối là quan trọng nhất.
Biền văn được sử dụng để nói lối trong tuồng. Nói lối là nói theo những lề lối nhất định, có nghĩa là nói theo những hình thức cách điệu nhất định như nói để đối thoại với nhân vật khác, nói để tả cảnh vật, để bộc lộ sự buồn, vui, giận hay những suy nghĩ, tính toán của bản thân. Nói lối còn được dùng để nhân vật tự giới thiệu về mình như tên, tuổi, xuất thân, chức vụ, khuynh hướng, chủ trương hành động…. Ví dụ như:
Lời giáo đầu của Trương Liêu (Tân Dã đồn) Gìn giữ một lòng nghĩa khí Lập hai chữ công danh Đô đốc tá Hán đình Trương Liêu xưng tính tự |
Có thể bạn quan tâm!
- Chúng Tôi Khái Quát Phương Thức Tổ Chức Xung Đột Kịch Qua Mô Típ Trong Sơ Đồ 4.1
- Diễn Biến Tâm Trạng Và Hành Động Của Nhân Vật
- Văn Thể Và Biểu Hiện Của “Tính Tuồng” Trong Ngôn Ngữ Thể Hiện
- Sự Biểu Hiện Của “Tính Tuồng” Trong Ngôn Ngữ Thể Hiện
- Tính Tiết Điệu, Tính Nhạc Điệu
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 21
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Có rất nhiều hình thức nói lối chẳng hạn như lối xuân (vui), lối thương (buồn nhẹ), lối ai (buồn), lối bình (trong sáng), lối hận (uất hận), lối ghế (nói chuyện lúc ngồi ghế), lối đạp (vội vàng), lối độc (tâm tư uẩn khúc), lối giận (giận dữ), lối xưng danh, lối trình bày… Với khả năng diễn tả ý vô tận và đặc tính vần điệu, nói lối được dùng hết sức rộng rãi đối với tất cả các loại nhân vật, trong mọi tình huống, hoàn cảnh, giữ vị trí chủ đạo về mặt nội dung và biểu hiện nhân vật qua tính cách và hành động của họ. Biền văn hàm chứa tính kể cao, tạo nên đặc trưng tự sự cho tuồng.
Biền văn được dùng để nói lối trong tuồng thường là những câu song quan, cách cú hoặc thể từ, phú bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Trong đó nhiều nhất là câu song quan. Mỗi câu song quan gồm hai vế. Mỗi vế gồm hai hay ba đơn vị tiết tấu (một đơn vị tiết tấu gồm hai hay ba từ). Số từ trong câu song quan không hạn chế song thường chỉ dùng 4 đến 9 từ. Hai vế của câu song quan phải cân bằng nhau. Nếu mỗi vế chỉ có 2 đơn vị tiết tấu thì sẽ có ít nhất là 4 từ và nhiều nhất là 6 từ. Nếu có 3 đơn vị tiết tấu thì mỗi vế có từ 6 đến 9 từ. Đây cũng là kết cấu chung của câu song quan trong tuồng Bình Định. Có thể thấy rất rõ điều này trong các tuồng bản của Đào Tấn.
- Mô hình mỗi vế 2 đơn vị tiết tấu và 6 từ: Từ Thứ: Phút gặp gỡ / phút chia phôi Hay nhân tình / hay thế sự (Tân Dã đồn) | |
- Mô hình mỗi vế 2 đơn vị tiết tấu và 5 từ: Từ Thứ: Non chập trùng / nghĩa chúa Nước lai láng / lòng tôi (Tân Dã đồn) | - Mô hình mỗi vế 3 đơn vị tiết tấu và 7 từ: Ngọc Lân: Chốn phồn hoa / kẻ tới / người lui Miền kinh địa / đêm tuần / ngày soát (Khuê các anh hùng) |
- Mô hình mỗi vế 3 đơn vị tiết tấu và 6 từ: Trương Phi: Tin tức / một ngày / một vắng Thuyên truyền / nửa thiệt / nửa hư ( Cổ Thành) | - Mô hình mỗi vế 3 đơn vị tiết tấu và 8 từ: Vương Quý: Nếu dùng dằng / bịn rịn / bước khuê ly E gây bức / lỡ làng / cơ khứu tựu. (Diễn võ đình) |
- Mô hình mỗi vế có 3 đơn vị tiết tấu và 9 từ: Tiết Cương: Xiết bao tình / người cụm bắc / kẻ gành đông Phải lần bước / sớm qua Hồ / chiều lại Việt. (Hộ sinh đàn) |
Câu song quan phải tuân theo luật bằng trắc, phép đối và cách hiệp vần theo thể gián cách. Không chỉ riêng tuồng Đào Tấn mà tuồng Nguyễn Diêu, Nguyễn Trọng Trì về cơ bản cũng rất tuân thủ theo các nguyên tắc này. Ngoài câu song quan, tuồng còn sử dụng câu cách cú trong nói lối. Mỗi câu cách cú cũng gồm hai vế phân cân. Mỗi vế chia thành hai đoạn, mỗi đoạn có hai hoặc ba đơn vị tiết tấu, mỗi đơn vị tiết tấu có hai hay ba từ. Câu cách cú được dùng không nhiều trong tuồng Đào Tấn:
Võ Tam Tư: Chư thời Phân nhất chi phục tại sơn tiền, triệt tha khứ lộ
Còn ta đây Quản chúng tướng tiềm lai trại hậu, khán bỉ cơ quan (Hộ sinh đàn)
Ngoài ra, các câu nói lối trong tuồng Đào Tấn còn được viết theo hơi hướng của phú Sở từ (câu phú thường có năm hoặc sáu chữ và có đệm hề) và phú lưu thủy (không hạn chế số chữ, viết gần như văn xuôi nhưng có sự đăng đối). Các từ ngữ được Đào Tấn dùng để viết văn biền khá bóng bẩy, khoa trương và giàu điển tích, điển cố. Có thể thấy rõ điều này trong tất cả các kịch bản do Đào Tấn sáng tác. Ví như câu tán của Giả thị khi hiện hồn về gặp Hoàng Phi Hổ:
Hồn Giả thị: Phu quân ơi! Như em chừ chừ...
Hồn lai phong lâm thanh phiêu phiêu hề di thế
Còn như phu quân! Nhất thân khứ quốc lữ dạ hoài nhân...
Giang tâm thu nguyệt bạch diếu hề tương vong
Mượn tứ thơ “Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch” trong bài Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị) và câu “Hồn lai phong lâm thanh” trong bài Mộng Lý Bạch (Đỗ Phủ), Đào Tấn đã
diễn tả không chỉ nỗi đau tử biệt sinh ly của vợ chồng Giả thị mà còn cả hoàn cảnh đơn chiếc bi thương của Hoàng Phi Hổ trên chặng đường quá Giới Bài quan. Các kịch bản do ông nhuận sắc lời văn đơn giản, mộc mạc và ít điển tích hơn.
Có thể thấy, biền văn là thể được dùng nhiều nhất trong tuồng Đào Tấn (chiếm gần 60%). Do không bị gò bó về số chữ, niêm luật đơn giản, lại giàu nhạc tính, có sự biến đổi uyển chuyển, sinh động nên văn biền ngẫu thích hợp với mọi phương diện biểu hiện của tuồng: kể, tả, đối thoại, độc thoại. Mặt khác, do lợi thế về nhịp điệu và đăng đối, văn biền ngẫu rất phù hợp với lối văn chương hùng tráng của tuồng. Đào Tấn thường sử dụng văn biền ngẫu với nhiều loại câu dài, ngắn xen kẽ nhau và có thể viết nhiều hay ít câu tùy thuộc vào nội dung phản ánh...
Có những câu chỉ gồm hai chữ ngắn gọn và tiết tấu nhanh để miêu tả chuyện gấp rút: “Thậm cấp! Thậm cấp! Chí nguy! Chí nguy”. Có những câu dài 12 đến 14 chữ để bày tỏ nỗi lòng đau đớn và tâm trạng bi thương của con người:
“Phu quân ôi! Chàng lao lục thanh sơn bích hải là cũng vì em ngọc nát hương phai
Ôi con ơi! Con tiêu diêu tử phủ kim đài con có hay nỗi mẹ trăng khuya gió sớm”
Biền văn trong tuồng Đào Tấn chuộng dùng chữ Hán hơn tuồng cổ. Có những đoạn dài nói lối chỉ dùng chữ Hán để viết (không kể văn xuôi để hường):
Hồn Giả thị: Tử biệt sinh ly, hứa cửu tương tri đồ trướng vọng
Phi Hổ: Vậy chớ... Dạ thâm nhân tịnh, hà do đáo thửu tốc trần minh Hồn Giả thị: Thiếp khởi vong tình, kỷ độ xuân phong không đới hận. Phi Hổ: Ai? Nói mau!
Nễ tu thuyết quá (giơ gươm), này không sợ chết à? nhất huy bửu kiếm mạt hàm bi.
Hồn Giả thị: Khốn lắm nguyên nhung ơi!
Tặc tướng dĩ thừa cơ, dạ nhập cô đình phục giáp, thiêu sài, mưu sát hại
Biền văn trong tuồng Đào Tấn có sự đối ứng chặt chẽ, vần điệu hài hòa. Có thể thấy trong các dẫn chứng nêu trên, sự đối ứng khá chuẩn và chặt về từ ngữ, niêm, luật, thanh điệu và ý nghĩa ngay cả trong những câu văn biền dài. Do nhiều chữ Hán như vậy nên sẽ rất khó hiểu đối với người xem nếu không có sự xen kẽ của các lời hường và điệu bộ biểu diễn trên sân khấu.
Tóm tại, tuồng Đào Tấn chủ yếu dùng văn biền ngẫu để triển khai các tình tiết kịch. Với khả năng diễn ý vô tận và đặc trưng đối xứng, giàu nhạc điệu, văn biền ngẫu là thể thích hợp nhất để sử dụng trong loại kịch hát như tuồng.
4.3.1.3. Thơ
Trong các tác giả tuồng, Đào Tấn là người sính dùng thơ nhất. Nguyễn Diêu sáng tác tuồng ở cả bi kịch, hài kịch và bi hài kịch trữ tình nên thứ ngôn ngữ ông sử dụng không phải là ngôn ngữ cổ điển bác học như Đào Tấn, mà là ngôn ngữ đời thường. Tuồng Nguyễn Diêu ít thơ chữ Hán, yếu tố tự sự nhiều hơn là yếu tố trữ tình. Ông quan tâm đến sự kiện và kết quả hơn là đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Còn Nguyễn Hiển Dĩnh thì thiên về văn
biền ngẫu (thể văn để nói lối), văn phong tuồng ông Dĩnh giản dị, ít tầm chương trích cú hay điển tích cầu kỳ. Nguyễn Hiển Dĩnh sử dụng nhiều ngôn ngữ bình dân, nhiều khẩu ngữ, thành ngữ của văn hóa Việt Nam như các từ “chơ hơ” (Nắm đất vun rồi đó cũng chơ hơ), “chực hờ” (Đai mão dùng cho đứa chực hờ) là khẩu ngữ được nhân dân quen dùng và mang âm hưởng trào phúng, châm biếm rõ nét. Sở dĩ Đào Tấn có thể tạo ra những “kiệt tác” cho sân khấu tuồng bởi trước khi là một nghệ sĩ, một nhà biên kịch thì ông đã là một nhà thơ với hàng trăm bài thơ và từ xuất sắc. Thơ trong tuồng của ông nếu tách riêng ra cũng là một di sản vô giá cho nền thi ca dân tộc, còn khi đặt trong chỉnh thể kịch bản tuồng thì chứa đựng trong nó toàn bộ khí chất, tinh thần và giá trị tuồng Đào Tấn. Chính qua thơ mà ngôn ngữ tuồng Đào Tấn có những bước tiến vượt bậc, giúp ông trở thành tác giả tiêu biểu nhất của thể loại này. Nhận định về tinh hoa ngôn ngữ tuồng Đào Tấn, Hoàng Chương còn viết:“Thơ trong tuồng của Đào Tấn đã vượt lên tất cả những công thức quy phạm của thơ cổ diển để diễn tả những cảnh nên thơ, lãng mạn. Đào Tấn luôn thay đổi hình thức thơ trong những vở tuồng của ông, làm cho các làn điệu: hát, xướng, ngâm, vịnh... không bị trùng lặp đơn điệu [32, tr.25]. Từ đó, ông kết luận: “Sáng tác của Đào Tấn là một bước nhảy vọt của văn học tuồng mà thơ là đòn bẩy. Chỉ với Đào Tấn, chất bác học về văn chương trong tuồng mới mẫu mực, mới đầy sức hấp dẫn... Ông đã tạo ra một bước ngoặt đỉnh cao trong văn học tuồng” [32, tr.26]. Bằng con đường “thơ hóa” kịch bản tuồng, có thể nói thơ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu kịch bản tuồng Đào Tấn và là một trong những yếu tố làm nên giá trị riêng biệt cho tuồng của ông. Tuồng Đào Tấn không chỉ là “tuồng võ” mà còn là “tuồng thơ”.
Trong 9 tuồng bản được khảo sát, thơ xuất hiện khá nhiều và phân bố đều khắp các cảnh huống trong toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt ở các tuồng bản được ông sáng tác trong giai đoạn làm Tổng đốc An Tĩnh có sự vượt trội về số lượng câu thơ như Hộ sinh đàn (167câu), Trầm Hương các (82câu), Diễn võ đình (54 câu)...
Xét về hình thức, có thể chia thơ trong tuồng Đào Tấn vào hai nhóm: Hán văn thể và Việt văn thể. Hán văn thể bao gồm Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn) và cổ phong (thất ngôn, ngũ ngôn), trong đó chiếm phần lớn là thơ thất ngôn Đường luật. Đối với Việt văn thể bao gồm lục bát, song thất lục bát và thơ bốn từ, trong đó được sử dụng nhiều nhất là lục bát.
Thơ trong tuồng không xuất hiện độc lập thành những bài, những đoạn riêng biệt mà nằm trong hội thoại (có thể trong lời đối thoại hoặc độc thoại) và xen kẽ với văn vần và văn xuôi. Vì vậy, khi phân tích thơ trong tuồng ta không thể tách rời mà phải phân tích theo các phiến đoạn kịch bản. Sự kết hợp giữa thơ, văn xuôi, biền văn về bản chất là sự phù hợp của các điệu nói với các điệu hát nhằm bộc lộ được “cái thần” của nhân vật trong mỗi cảnh huống nhất định. Phân nhóm tác phẩm để khảo sát chúng tôi thấy các tác phẩm do Đào Tấn sáng tác có số lượng thơ nhiều hơn các tác phẩm do ông nhuận sắc. Và ở Khuê các anh hùng, một văn
bản do ông hầu như viết lại thì tỉ lệ thơ lớn hơn hai văn bản còn lại (142 câu). Xét theo thời gian sáng tác thì càng những tác phẩm về sau chất thơ trong kịch bản tuồng của Đào Tấn càng đậm và thi tứ mượt mà, nhuần nhụy hơn. Có thể thấy quá trình Đào Tấn thể nghiệm và hoàn thiện ngôn ngữ kịch bản tuồng qua việc khảo sát các thể thơ trong kịch bản tuồng của ông.
Do giới hạn bởi qui mô luận án, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào phân tích đặc điểm của từng thể thơ trong tuồng Đào Tấn. Chúng tôi chỉ khái quát những đặc điểm chung nhất của bộ phận thơ Hán văn thể và Việt văn thể nhằm chỉ ra những giá trị nghệ thuật độc đáo của ngôn ngữ kịch bản tuồng của Đào Tấn. Dưới đây là thống kê số lượng thể thơ14 trong 9 kịch bản tuồng được khảo sát:
BẢNG 4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC THỂ THƠ TRONG TUỒNG BẢN ĐÀO TẤN
Kịch bản tuồng | Tổng số (câu) | Hán văn thể | Việt văn thể | ||||||
Đường luật | Cổ phong | Lục bát | Song thất lục bát | Thơ bốn từ | |||||
Thất ngôn | Ngũ ngôn | Thất ngôn | Ngũ ngôn | ||||||
I | Các kịch bản do Đào Tấn sáng tác | ||||||||
1. | Tân Dã đồn | 58 | 16 | 8 | 10 | 2 | 14 | 8 | |
2. | Diễn võ đình | 54 | 12 | 12 | 8 | 18 | 4 | ||
3. | Cổ Thành | 72 | 10 | 20 | 4 | 28 | 10 | ||
4. | Trầm Hương các | 82 | 46 | 12 | 20 | 4 | |||
5. | Hộ sinh đàn | 167 | 16 | 8 | 48 | 5 | 60 | 30 | |
6. | Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan | 34 | 10 | 14 | 2 | 18 | |||
II | Các kịch bản do Đào Tấn nhuận sắc | ||||||||
7. | Sơn Hậu | 12 | 4 | 8 | |||||
8. | Khuê các anh hùng | 142 | 4 | 14 | 78 | 26 | 20 | ||
9. | Đào Phi Phụng | 26 | 4 | 8 | 10 | 4 |
Thứ nhất, về thơ thuộc Hán văn thể (thể thơ Hán). Có thể thấy sự “sùng bái” các thể thơ Hán trong tuồng của Đào Tấn khi các thể thơ này luôn chiếm vị trí áp đảo về số lượng cũng như về âm luật, thi tứ, bút pháp và phạm vi biểu đạt: Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan (76,4%), Trầm Hương các (70,7%), Diễn võ đình (60%), … Không chỉ sử dụng thể loại mà Đào Tấn còn mượn cả ngôn ngữ. Hầu hết các câu thơ cổ phong và Đường luật đều được viết bằng chữ Hán. Cá biệt có một số câu thơ Nôm Đường luật xen kẽ trong các đoạn thơ chữ Hán nhưng không nhiều và không tạo cảm giác tách biệt khỏi các câu thơ chữ Hán trong cùng đoạn. Vì vậy chúng tôi không tách riêng nhóm các câu thơ Nôm Đường luật để khảo sát và phân tích mà đặt trong nhóm các câu thơ thuộc Hán văn thể.
14 Chi tiết xem trong kết quả khảo sát thơ trong tuồng Đào Tấn, Phụ lục 7.
Do tính cô đọng, hàm xúc, âm luật phong phú, bút pháp tinh tế, các thể thơ Hán có thể phù hợp với nhiều điệu hát và biểu đạt được nhiều tâm trạng, trạng thái cảm xúc trong những hoàn cảnh khác nhau. Người anh hùng, nữ kiệt có thể dùng thơ thất ngôn để hát lời bạch bày tỏ khí khái hoặc kể lại những chiến công oanh liệt của mình hoặc các tiên ông hay thần thánh hát điệu xướng để bày tỏ cảm tưởng trong lúc rảnh rang, nhàn hạ và chuẩn bị cứu nguy, trợ giúp cho ai đó. Trong Trầm Hương các, khi thấy triều Ca bị yêu khí xâm nhập, trước khi lên đường đến triều Ca trừ tà, đạo tiên Vân Trung Tử dùng thơ thất ngôn để xướng:
(Non thanh, xuân tạnh, ánh chiều quang Cánh hạc về trong tiếng sáo vang Mù tía ráng hồng là bạn lão Tùng xanh, đá trắng, sáng vừng trăng) |
Thể thơ chữ Hán còn được dùng để hát khách khi chén tạc chén thù, lúc thúc giục ngựa ra đi hay ca khúc khải hoàn. Cũng có thể trong lúc tức cảnh sinh tình mà nhân vật hát nhộn nhàng cho vui hay khi chìm đắm trong tâm trạng buồn thương não nề than thở.
Đặc biệt, trong những phân đoạn cảm xúc cao trào khi hát điệu oán, thán, Đào Tấn thường sử dụng thơ thất ngôn để diễn tả những khúc điệu tâm hồn bạo liệt ấy. Trong Hộ sinh đàn, sau khi nhờ Tiết An đi báo tin cho Ngũ Hùng, Tần Hán giải cứu Tiết Cương, đoán trước được kết cục của người chồng bội bạc Tiết Nghĩa, Tú Hà quyết định treo cổ tự tử cho trọn đạo nghĩa vợ chồng. Ông thể hiện sự đau lòng thất vọng về người chồng, nỗi sợ hãi khi đứng trước ranh giới sự sống và cái chết bằng bốn câu thơ thất ngôn cô đọng và súc tích:
(Trước lầu Hoàng Hạc mây u ám Ngoài bức màn the nguyệt ủ ê Hoa rụng xuống rồi, ai kẻ hỏi Mơ màng hoàng bội ấy hồn về) |
Có thể thấy, với khả năng diễn ý vô tận và phù hợp với nhiều điệu hát, các thể thơ chữ Hán được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm của “Trạng nguyên văn tuồng”. Tìm hiểu đặc điểm các thể thơ chữ Hán là chìa khóa giúp chúng ta giải mã thế giới nội tâm nhân vật và những giá trị nội dung tư tưởng trong tuồng của Đào Tấn.
Thứ hai, thơ thuộc Việt văn thể (thể thơ dân tộc) : gồm lục bát, song thất lục bát, thơ bốn từ (viết theo kiểu đồng dao) và được viết bằng chữ Nôm. Mặc dù chiếm số lượng ít hơn thể thơ Hán nhưng thơ dân tộc phân bố đều trong suốt chiều dài của tất cả các tác phẩm. Thể thơ dân tộc hàm chứa trong nó sự mềm mại, đằm thắm, trọng nghĩa, trọng tình, phù hợp với tâm hồn người Việt Nam. Thể thơ dân tộc thường gắn với các điệu Nam, điệu Lý và xuất hiện trong bối cảnh chia ly hoặc tâm trạng trên đường đi. Tùy vào hoàn cảnh và tính cách của nhân vật mà điệu Nam được hát với những sắc điệu khác nhau. Nếu là tâm trạng