Quan Điểm Phát Triển Và Cái Nhìn Hiện Thực Về Con Người


Hộ sinh đàn, cô hầu gái Hồ Nô là tâm phúc gần gũi nhất của Lan Anh và cùng nàng trải qua biết bao lần sinh tử. Hồ Nô được Đào Tấn miêu tả là một người dân tộc thiểu số, chịu ơn cứu mạng của vợ chồng Tiết Cương rồi theo về hầu hạ ở Long Sơn trại. Với bản tính thẳng thắn, hồn nhiên và một tâm hồn trong trẻo, Hồ Nô sống trên trang sách tuồng hết sức sinh động với những phát ngôn ngây ngô mà chân thành, với những điệu lý chan chứa yêu thương. Trong hoàn cảnh cả đoàn người bị lạc trong rừng sâu, Tiết Cương thì bị thương, Lan Anh thì bụng mang dạ chửa vẫn dìu chồng đi. Hồ Nô đau xót cảm thán:

Hồ Nô: (Lý) Một đoàn tớ trước tớ trước ta ní nọ

thầy sau thương hại thương xót

Chim kêu vượn hú thêm đau đớn lòng

Lần thứ hai lạc trong rừng, Lan Anh tay bế con, tay bế cháu cùng Hồ Nô trèo đèo, lội suối, băng rừng tìm chồng. Trong lúc Lan Anh mệt quá dừng chân nghỉ, Hồ Nô hát ru hai em với những lời cảm thương sâu sắc cho hoàn cảnh “bê bết” của Lan Anh:

Hồ Nô: Dạ, bà để con ru em cho, bà dựa lưng vào chỗ này mà nghỉ

Lý: Tai nghe văng vẳng thảo trùng là trùng thảo trùng

Nhớ người quân tử thương hại thương xót rưng rưng hai hàng Kìa ai ngựa thếp đen vàng

Núy quan bắt chén thương hại thương xót giải phiền làm khuây... ông ơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Tình lang vắng vẻ vắng vẻ chốn này

Ngậm ngùi lòng thiếp ngồi đêm ngày thở than Nước đà chảy xuống nhân gian là nhân gian Hoa trôi động khẩu xê xang một mình

Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 12

Trong Diễn võ đình, cô thị nữ Bích Đào (Triệu Khánh Sanh) trở thành người bạn chốn phòng khuê của tiểu thư Kiều Quang. Không hề có ranh giới chủ - tớ, Kiều Quang đem mọi tâm sự giãi bày cùng Bích Đào, còn cùng nhau thêu thùa, may vá, ngâm thơ, vẽ tranh. Có thể thấy, những cô thị tì, thị nữ trong tuồng của Đào Tấn đã có một thân phận, một số phận và một vị trí nhất định chứ không chỉ là nhân vật tình tiết vô danh như trong tuồng cổ. Ở Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, bốn vị tướng Huỳnh Minh, Châu Kỷ, Ngô Nhượng, Long Hoàn được coi là đại diện cho tiếng nói của người dân, tiếng nói của chính nghĩa. Lạ một điều là các nhân vật quần chúng này đều được đặt tên, có chính kiến và lí lẽ của riêng của mình. Hãy xem họ họp bàn nhau lại phân tích và nhận thức về thời cuộc:

Châu Kỷ: Há rằng ta phản bội. Bởi vì chúa hôn mê.

Huỳnh Minh: Trong đã không đoái nghĩa phu thê

Ngoài cũng chẳng nghĩ tình tôi chúa


Ngô Nhượng: Ai cầm mỗ dường săng, dường cỏ

Thì…mỗ xem như oán, như thù.

Long Hoàn: Thề cùng nhau đánh Trụ đầu Chu

Châu Kỷ chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề bắt nguồn từ “chúa hôn mê” chứ không phải do bản thân lòng người thay đổi. Chính vì sự vô minh của Trụ vương khiến cho quỷ thần nổi giận, lòng người bất phục. Huỳnh Minh dẫn chứng thêm tội ác Trụ vương gây ra giết chính vợ mình và Giả thị, đi ngược lại đạo lí phu thê thì trách sao người khác phải niệm tình tôi chúa, đó cũng là nhân quả báo ứng. Ngô Nhượng thì viện dẫn câu nói của Mạnh Tử để thể hiện thái độ coi thường đối với ông vua không chính danh “Quân thị thần như thảo giới, thần thị quân như khấu thù” (vua xem bầy tôi như cỏ đất thì bề tôi cũng xem vua như giặc thù). Long Hoàn tổng kết lại nguyện ý của các tướng cũng là nguyện ý của nhân dân quyết “đánh Trụ đầu Chu”. Cách lập luận của đại diện người dân được thực hiện theo phương thức qui nạp, minh triết, có lí luận, có thực tiễn, có tình có lí. Tiếng nói chính nghĩa của người dân đã thuyết phục được Hoàng Phi Hổ vả cả Hoàng Cổn quá Giới Bài quan đi tìm minh chúa. Như vậy, từ Đào Tấn, tiếng nói người dân đã bắt đầu được đề cao và được bộc lộ trực tiếp trên sân khấu tuồng. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho sự trỗi dậy của khuynh hướng dân chủ trong văn học ở các giai đoạn sau. Như vậy, trong tuồng của ông, người dân đã bắt đầu có tiếng nói của riêng mình.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bị coi là “đại họa”, “khó dạy”, “nữ nhi thường tình” thì trong tuồng Đào Tấn, người phụ nữ được đặt ngang hàng, bình đẳng với nam giới và trở thành một trong những hình tượng đẹp nhất, sáng tạo nhất, chứa đựng những tư tưởng nhân văn nhất. Theo nhà nghiên cứu người Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi, Nho giáo đời Nguyễn trong thế kỷ XIX là Minh Nho, một thứ Nho giáo được coi là cực đoan hơn cả Tống Nho đối với phụ nữ. Ông lý giải là nhà Nguyễn muốn theo một thứ Nho giáo chính thống của người Hán hơn là theo Thanh Nho, Nho giáo của một triều đại ngoại tộc10. Đồng quan điểm đó, Trần Nho Thìn cho rằng “Chính trong bối cảnh Tống Nho - Minh Nho ấy, đã tồn tại song song hai dòng văn học nữ quyền và chống nữ quyền. Điều thú vị là có khi chính người phê phán Tống Nho quyết liệt nhất, như Huỳnh Thúc Kháng, lại vẫn giữ quan điểm bảo thủ đối với nữ quyền”. Ông đưa ra tiêu chí đánh giá “văn học nữ quyền” ở đây “Không phải là giới tính của tác giả hay giới tính của nhân vật văn học mà là nội dung sáng tác có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực



10 Yoshiharu Tsuboi “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”. Nguyên văn tiếng Pháp, Nguyễn Đình Dầu và một số dịch giả dịch sang tiếng Việt. Ban Khoa học Xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.183.


quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ nữ” theo đó ông đưa ra ba loại hình nhân vật tiêu biểu cho dòng văn học nữ quyền là người chinh phụ, người cung nữ và người kỹ nữ [244].

Không trực tiếp bày tỏ sự ủng hộ trào lưu nữ quyền trong văn học thời bấy giờ, nhưng bằng cách riêng của mình, Đào Tấn trân trọng và đề cao người phụ nữ trong các sáng tác. Có thể thấy, các nhân vật nữ chiếm vị trí quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của “Hậu tổ tuồng”. Họ không chỉ đẹp với phẩm chất anh hùng mà còn được ông trân trọng, ca ngợi trong nhiều mối quan hệ khác như tình mẫu tử (Đổng mẫu – Đổng Kim Lân), tình vợ chồng (Giả thị - Hoàng Phi Hổ), tình chị em (ba cô gái trong Khuê các anh hùng) và đặc biệt là tình yêu đôi lứa (Khánh Sanh – Kiều Quang).

Nếu ở tuồng cổ, người phụ nữ chưa bao giờ được chú ý đến dung mạo hay nhan sắc thì trong tuồng của Mộng Mai, sắc đẹp của người phụ nữ đặc biệt được ca ngợi và đề cao. Với Nữ Oa, Đào Tấn khiến chúng ta liên tưởng đến vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại và thoát tục qua những hình ảnh ước lệ:

Kiều tư mị thái

Ngọc diện hồng trang

Khéo vẽ vời thu thủy xuân san Thêm mềm mại sơ mai, nộn liễu

Vẻ đẹp đó vừa “mềm”, vừa “thơm” khiến Trụ vương bị ám ảnh bởi “dung mạo yểu điệu”. Đát Kỷ hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp “kiều si diện mạo” được Nữ Oa tôn vinh là “nhan sắc vô song, huân xưng vưu vật”. Còn Trụ vương lại cảm nhận vẻ đẹp của nàng với con mắt trần tục:

“Đẹp đẽ bấy mày tằm mắt phụng Dịu dàng thay vóc liễu hình hoa”

Còn nàng Giả thị được khắc họa qua con mắt của Đát Kỷ (Hồ Ly) với “Khí chất đoan trang/ Trầm ngư nhạn lạc dung nhan/Bế nguyệt tu hoa khí sắc” và vua Trụ ngay khi chỉ nhác thấy qua vẻ đẹp “Kiều tư mị thái/Cốt cách thanh kỳ” của nàng cũng đem lòng tà tâm chiếm đoạt. Rõ ràng có một sự chuyển biến tư tưởng đáng kể trong quan niệm về người phụ nữ của nhà Nho này. Thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp phẩm chất, tinh thần, ý chí quật cường như tuồng truyền thống, ông đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa vẻ đẹp bên ngoài và bên trong đã bắt đầu được đặt ra khi viết về người phụ nữ. Cùng theo đó là số phận, bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc lứa đôi, ước mơ gia đình cũng được quan tâm phản ánh trong các tác phẩm tuồng của Đào Tấn.


Như vậy, có thể thấy thế giới con người trong tuồng Đào Tấn là một “thế giới đại đồng”. Ở đó không có đẳng cấp, giai cấp, không có sự phân biệt giới tính, lứa tuổi, giàu nghèo, địa vị mà chỉ có sự bình đẳng và trân trọng yêu thương con người. Phải chăng, đây là thế giới lý tưởng của Đào Tấn hay ông dự báo xu hướng phát triển của xã hội trong tương lai từ những mầm mống đang tồn tại ở thời đại của ông.

3.2.3. Quan điểm phát triển và cái nhìn hiện thực về con người

Văn học trung đại thường miêu tả con người trong trạng thái tĩnh tại, ít có sự vận động, biến đổi. Với tính mô thức và ước lệ cao, các mẫu hình nhân vật trong tuồng cổ cũng thường được xây dựng ở trạng thái đơn nhất. Đã trung là trung đến lúc chết, đã nịnh là nịnh đến cùng, không có dạng nhân vật từ trung chuyển sang nịnh hay từ nịnh chuyển sang trung, càng không có nhân vật vừa trung vừa nịnh. Chính vì vậy sự phân tuyến nhân vật trong tuồng cổ khá rõ ràng.

Trong cảm quan của Đào Tấn, con người là một thực thể sống động, luôn chịu sự tác động của môi trường, hoàn cảnh. Chúng ta có thể thấy ông rất chú trọng dàn dựng bối cảnh trước khi xuất hiện xung đột hoặc khi nhân vật có sự chuyển biến lớn trong nội tâm và hành động. Chính điều này dùng để lý giải, cắt nghĩa, tạo tính liên kết cho các tình huống, xung đột kịch trong tuồng của ông. Vì tính “có lý” đó mà người xem, người đọc tuồng tiếp nhận một cách tự nhiên như “lẽ thường” trong cuộc đời, ít có sự ngăn cách giữa sân khấu và hiện thực như tuồng cổ. Khán giả không cảm thấy như mình đang xem một câu chuyện xưa mà như đang chứng kiến một chuyện thực giữa đời thường. Trong Hộ sinh đàn, để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tiết Nghĩa, ông để cho Tiết Cương hồi tưởng lại về nhân vật này và để cho Tiết Nghĩa tự nói ra cảm nhận trong lòng mình về Tiết Cương. Sự vênh lệch giữa cách nhìn nhận về đối phương của hai nhân vật sẽ mở dần ra xung đột khi Tiết Nghĩa lừa Tiết Cương uống say để báo quan lĩnh thưởng. Tiết Cương thì nghĩ là mình có ân tình cứu Tiết Nghĩa nên sẽ được giúp đỡ vì đó là đạo lý con người. Tiết Nghĩa thì cho rằng “Không có thằng Cương này thì sẽ có thằng Cương khác cứu mình” nên chả có gì là ân với huệ. Sự đối lập giữa quan niệm của một người trọng nhân nghĩa với một kẻ bất nhân bất nghĩa sẽ ắt dẫn đến tình huống xung đột. Lại tiếp tục sự đối chọi của người vợ trọng nhân nghĩa Tú Hà với người chồng bội bạc Tiết Nghĩa mới dẫn đến việc Tú Hà báo tin cho Ngũ Hùng, Tần Hán cứu Tiết Cương rồi thắt cổ tự tử. Chúng ta thấy, trong mỗi hoàn cảnh, con người liên tục thay đổi vai trò của mình. Tiết Nghĩa từ giả nhân nghĩa để lấy lòng lừa Tiết Cương đến lúc lột mặt lạ của một kẻ trâng tráo, Tú Hà từ người vợ thủy chung đến quyết định phản bội chồng, Tiết Cương từ người nhân nghĩa đến quyết ăn gan, uống máu Tiết Nghĩa cho hả lòng. Hoàn cảnh thay đổi, tư tưởng và hành động của con người cũng thay đổi. Người đẹp được sủng ái tất sẽ kiêu căng, ngang ngược. Con người bị truy đuổi ắt sẽ


cảnh giác đề phòng. Người bị dồn đến đường cùng thì cũng phải đấu tranh, phản kháng. Những quy luật đó đều được Đào Tấn thể hiện trong các tuồng bản của mình.

Có thể nói, các nhân vật trong tuồng Đào Tấn không chỉ sống trên sân khấu mà như sống giữa cuộc đời. Nói cách khác, ông thả nhân vật của mình vào cõi nhân sinh để sống một cuộc đời trần tục. Mộng Mai luôn nhìn con người bằng cảm quan hiện thực, như là nó vốn có chứ không xây dựng những mẫu hình lý tưởng, phi hiện thực. Đó là con người có cảm xúc, biết yêu, biết giận, biết oán, biết hờn, biết thở than, biết độc ác... và biết đổi thay theo hoàn cảnh. Con người không thể mãi tốt một cách ngu ngốc cho cuộc đời vùi dập, con người không thể tin mù quáng khi liên tục bị phỉnh lừa, con người không thể trung khi vua không còn xứng đáng... Trong tuồng Đào Tấn không có nhân vật bất biến mà nhân vật bắt đầu chịu sự chi phối của hoàn cảnh và có sự biến đổi nhất định.

Mặc dù sáng tác dựa trên cốt truyện vay mượn của Trung Hoa nhưng “Hậu tổ tuồng” đã thêm vào những tình tiết hoặc lý giải hành động của nhân vật theo cách riêng của mình. Sự phát triển của nội tâm nhân vật cũng là một trong những sáng tạo riêng của Đào Tấn. Ông luôn đặt nhân vật của mình trong những hoàn cảnh cụ thể để miêu tả nội tâm hoặc hành động. Ở một chừng mực nhất định, nhân vật tuồng của Đào Tấn được coi là một sinh thể độc lập chứ không hẳn chỉ là “cái loa phát ngôn” cho tư tưởng Nho giáo. Có thể thấy, bước đầu ông đã xây dựng nhân vật của mình theo quan điểm phát triển. Với quan niệm đó, Đào Tấn đã đưa nhân vật tuồng đến gần hơn với cuộc đời như nhận định của Bùi Hoàng Oanh “Đọc tác phẩm của ông chúng ta thấy nhân vật như cựa quậy trên từng trang giấy” [32, tr.235].

Không giống tuồng cổ, con người trong tuồng Đào Tấn được xây dựng dựa trên cảm quan hiện thực. Nhân vật bắt đầu có tính cách, nội tâm, tình cảm một cách rõ ràng và dần biến đổi theo sự tương tác với hoàn cảnh. Với cách làm này, “Hậu tổ tuồng” góp phần đưa loại hình“nhân vật mặt nạ” đến gần hơn với “nhân vật tính cách” của văn học giai đoạn sau này. Khác với tuồng truyền thống thiên về mô tả hành động, có thể thấy trong các tác phẩm của Đào Tấn có rất nhiều phân đoạn mô tả nội tâm của nhân vật. Đó là nỗi giằng xé trong lòng Hoàng Phi Hổ khi đấu tranh giữa việc phản hay trung, nỗi uất hận khi gia đình tan nát và nuối tiếc khi gặp vợ trong mơ (Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan); đó là nỗi nghi ngờ của Kiều Quang khi gần Bích Đào (Khánh Sanh đóng giả) và tâm trạng bối rối của người con gái đang yêu khi biết người yêu hàng ngày luôn ở bên mình (Diễn võ đình), đó là nỗi lo của Lan Anh khi biết tin chồng bị truy đuổi, nỗi đau khi sinh đẻ và niềm hạnh phúc khi được làm mẹ (Hộ sinh đàn), đó là nỗi niềm day dứt khôn nguôi của hồn Đát Kỷ khi chưa làm trọn đạo hiếu với đấng sinh thành (Trầm Hương các)… Đào Tấn không áp đặt những lý tưởng cảo cả, những nhiệm vụ vĩ đại lên nhân vật của mình, cũng không dùng nhân vật để phát ngôn cho những


giáo lý nào đó, ông cứ để nhân vật sống trên sân khấu như sống giữa cuộc đời. Tuồng của Đào Tấn gắn với đề tài thế sự với những con người hiện thực, đời thường.

Mặc dù có những tiến bộ nhất định so với cách phản ánh con người trong tuồng cổ nhưng con người trong tuồng Đào Tấn vẫn mang những đặc trưng chung của con người trong văn học trung đại. Nhân vật tuy đã có những trăn trở, có sự chuyển biến trong nội tâm và hành động nhưng về bản chất chưa có sự thay đổi rõ rệt. Chưa có dạng nhân vật trung gian (vừa thiện vừa ác) hoặc loại nhân vật biến chất (từ thiện sang ác hoặc từ ác sang thiện). Đó không chỉ là hạn chế riêng của ông mà là hạn chế chung của thời đại khi văn học bị chi phối mạnh mẽ bởi tính mô thức, điển phạm.

Như vậy có thể thấy, quan niệm về con người của Đào Tấn nằm trong quan niệm nghệ thuật văn học trung đại đồng thời thể hiện cái nhìn tiến bộ của ông trước những thay đổi của dân tộc và thời đại. Hệ thống quan điểm này phù hợp với quy luật vận động của văn học và phản ánh bước chuyển không ngừng của tư tưởng, xã hội, thời đại giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Đặt tuồng bản của Đào Tấn vào bối cảnh thời đại và giai đoạn văn học Việt Nam trung cận đại sẽ thấy rõ thêm bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam cuối thời Nguyễn. Giá trị tuồng của ông không hẳn nằm ở bản thân tác phẩm mà hơn nữa, đó là sợi dây kết nối của lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật và tinh thần dân tộc, thời đại.

3.3. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tuồng của Đào Tấn

3.3.1. Giá trị hiện thực

“Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Nếu đối tượng phản ánh của các hình thái ý thức xã hội khác (như chính trị, đạo đức, tôn giáo) chỉ là những mặt cụ thể, riêng biệt của hiện thực thì văn học nghệ thuật lại phản ánh hiện thực một cách tổng hợp, bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau. Truyện Kiều (Nguyễn Du) là bức tranh tổng hợp về xã hội phong kiến đang suy tàn. Tắt đèn (Ngô Tất Tố) là bức tranh khái quát về cảnh tiêu điều, tan nát của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám... Nếu các hình thái ý thức xã hội khác phản ánh hiện thực một cách khô khan, trần trụi như bản tính vốn có của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực, thì văn học nghệ thuật lại phản ánh hiện thực dưới góc độ thẩm mỹ. Nói cách khác, hiện thực được phản ánh trong nghệ thuật là thứ hiện thực đã được tác giả thẩm mỹ hoá. Nếu các hình thái ý thức xã hội khác chỉ phản ánh cái khách quan, thì cùng một lúc, nhà văn vừa phản ánh cái khách quan, lại vừa thể hiện cái chủ quan. Cái chủ quan ở đây là cách nhìn nhận, lựa chọn, đánh giá về đối tượng, là tài năng, bút pháp nghệ thuật của tác giả. Chính điều này đã tạo nên nội dung tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn. Thực tế xác nhận, trong nhiều trường hợp, đối tượng phản ánh chỉ là cái cớ để các nhà văn bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình”.


Tuồng cổ là một thể loại mang tính mô thức và ước lệ cao đặc biệt là phương diện đề tài và nội dung tư tưởng. “Quân quốc” là đề tài trung tâm chi phối hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Để phục vụ đề tài này, các nhà soạn tuồng thường mượn những cốt truyện trong lịch sử Trung Hoa để viết lại theo khuynh hướng ngợi ca triều đình phong kiến, tôn vinh những người anh hùng chiến đấu hy sinh vì vương triều. Khi lịch sử xã hội không ngừng vận động, phát triển, tuồng vẫn giữ nguyên nội dung phản ánh theo mô thức cũ nên khoảng cách hiện thực giữa tuồng cổ và đời thường càng xa. Sân khấu tuồng trở nên xa lạ với nhân dân vì nội dung phản ánh không còn là những vấn đề trung tâm của thời đại, của con người. Mặc dù hầu hết các tác phẩm của Đào Tấn đều mượn cốt truyện từ Trung Quốc nhưng với sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức tư tưởng, với cái nhìn sắc sảo và nhậy cảm chính trị thời đại, Đào Tấn chọn những đề tài mang hơi thở thời đại, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trước những vấn đề lịch sử, xã hội cuối thế kỉ XIX. Đó là vấn đề giặc ngoại xâm, vấn đề khởi nghĩa đánh giặc, sự hèn nhát phản động của triều đình Huế, sự thay đổi các giá trị đạo đức trong xã hội và sự bế tắc hoang mang của tầng lớp trí sĩ đương thời... Có thể khái quát giá trị hiện thực trong tuồng bản Đào Tấn trên hai phương diện: phơi bày hiện thực xã hội loạn lạc và sự phân hóa tư tưởng sâu sắc trong mọi tầng lớp.

Thế giới được miêu tả trong tuồng Đào Tấn là một thế giới bất ổn, loạn lạc với những cuộc truy đuổi - trốn chạy, những cuộc chia ly, hành trình tha hương lưu lạc, những trận chiến, những cuộc nổi dậy, những vụ bắt bớ, những người phản loạn... Vai trò của triều đình phong kiến hiện lên khá mờ nhạt và không được lòng dân. Đó là triều đình nhà Thương với ông vua Trụ dâm dật, bạo tàn giết hại trung thần, sủng dưỡng nịnh thần và sự tác oai tác quái của yêu ma giữa chốn cung đình (Trầm Hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan); triều nhà Đường với Võ hậu tàn độc, tận diệt người trung lương (Hộ sinh đàn); triều nhà Tống với vua Tống u mê để cho lộng thần tự tung, tự tác, bắt giết hậu duệ công thần (Diễn võ đình)... Hình ảnh lũ hồ ly, yêu quái mắt xanh tóc vàng đóng giả quần tiên thưởng yến tiệc với rượu sâm banh, sữa bò, cháo gà, bít tết (thịt sống) được Đào Tấn miêu tả trong Trầm Hương các khiến chúng ta liên tưởng đến những bữa tiệc cung đình đón Khâm sứ của Chính phủ bảo hộ. Hình tượng những nhân vật phản diện hống hách như Bàng Hồng, Võ Tam Tư khiến ta liên tưởng đến những tên bồi Tây mượn hơi giặc ra oai như Bồi Ba. Những tên bất nhân, bất nghĩa, phản bội như Tiết Nghĩa là đại diện điển hình cho những kẻ bán nước cầu vinh trong triều đình Huế như Trương Như Cương, Nguyễn Thân. Còn hình ảnh những người anh hùng tha phương Hoàng Phi Hổ (Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan), Triệu Khánh Sanh (Diễn võ đình), Tiết Cương (Hộ sinh đàn) đại diện cho những người con yêu nước như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Võ Xuân Thưởng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám... Mô típ truy đuổi


trốn chạy xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm tuồng của Đào Tấn như ám dụ cho sự đàn áp truy bắt dã man của Pháp và sự chiến đấu quyết liệt của quân dân ta. Trong những cuộc truy đuổi ấy, ta thấy bóng dáng của những anh hùng khởi nghĩa Cần Vương, thấy bóng dáng của những ông vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Đó là những người anh hùng với tinh thần chính nghĩa, là ngọn cờ tập hợp đoàn kết nhân dân...

Với phương châm sáng tác “sân khấu là cuộc đời”, các tuồng bản của Đào Tấn đều mang tính “ám thị” cao. Hay nói cách khác, Đào Tấn đã mượn sân khấu tuồng để diễn lại cả một thời đại “rối ren và bất hạnh nhất của đất nước” [99, tr.161]. Triều đình trong tuồng của Đào Tấn vẫn là những triều đình đứng trước sự suy vong như mô típ truyền thống của tuồng cổ, nhưng không còn những người anh hùng khi xưa dám “xả thân vì nghĩa, quên mình vì trung” mà bảo vệ triều đình chính thống. Hầu hết những người anh hùng đều quay lưng với nhà nước phong kiến, thậm chí là làm phản. Đào Tấn cũng đi sâu vào phản ánh và lý giải nguyên nhân của hiện tượng này do sự thối nát hủ bại của triều đình, sự mất niềm tin của nhân dân, sự xâm lược của yếu tố ngoại lai... và sự bất lực của những trí sĩ yêu nước đau lòng “ẩn thân” chờ cơ hội. Đó chẳng phải là hiện thực bối cảnh thời đại Đào Tấn sống hay sao? Một thời đại như Phan Chu Trinh khái quát:

Một là vua việc quan chẳng biết Hai là quan chẳng biết chi dân Ba là dân chỉ biết dân

Mặc quân, mặc quốc, mặc thần mặc ai

Trên bối cảnh của thời đại loạn lạc đó, Đào Tấn đã thể hiện khá rõ sự phân hóa tư tưởng sâu sắc của các tầng lớp trong xã hội. Đó là thái độ của vua, của quan lại và của nhân dân.

Đối với vua, là đại diện cho triều đình phong kiến được miêu tả qua hình tượng vua Trụ (Trầm Hương các), Võ hậu (Hộ sinh đàn), vua Tống (Diễn võ đình). So sánh với các ông vua được miêu tả trong tuồng cổ, có thể thấy Đào Tấn thể hiện sự thất vọng về thái độ và vai trò của vua trong thời cuộc loạn lạc. Mặc dù ông vua trong tuồng cổ chỉ là “cái bóng” được nhắc đến qua lời các nhân vật nhưng vẫn tượng trưng cho uy quyền và đại diện cho sự đoàn kết thống nhất trong tư tưởng, đại diện cho quyền lực tối thượng. Nhưng vua trong tuồng Đào Tấn hiện hình chân thực nhưng bàng quan, vô cảm trước thời thế loạn lạc. Chúng ta chỉ thấy sự lộng hành của Võ Tam Tư, Bàng Hồng mà không thấy tiếng nói của Võ hậu, vua Tống. Chúng ta thấy sự xảo ngôn của Vưu Hồn, Phí Trọng, uy phong lấn át của thái sư Văn Trọng ở lớp Gián thập điều đối lập với dự khúm núm, dè dặt của Trụ vương giữa triều đình. Trong cảm quan của Đào Tấn, dường như “vua” chỉ như những “tên hề”, sắm trò trong vở tuồng lớn của thời đại.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí