Từ Quan Niệm Về Con Người Đạo Lý Đến Hình Tượng Người Anh Hùng Trọng Nghĩa


Chinh chiến kỷ nhân hồi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Hương quan hà xứ thị?

Yên ba giai thượng sử nhân sầu

(Chinh chiến mấy ai về,

Chớ cười kẻ ngã trên chiến trận Quê hương đâu đó tá?

Trên sông khói sóng giục cơn sầu)

Chút thân liều gửi cung dâu

Đố con lương mã biết đâu là nhà?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 11

Đây là tâm tư của Triệu Khánh Sanh đồng thời cũng là tâm sự của biết bao người con đất Việt yêu nước mà bế tắc trong giai đoạn lịch sử này. Đứng trước non sông, đất nước của mình mà buông lời hỏi “Hương quan hà xứ thị?” thì còn gì bi thương bằng? Câu hỏi này còn được nhắc đi nhắc lại trong một số vở tuồng khác như Cổ Thành, Hộ sinh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan. Trong tuồng Trưng nữ vương của Phan Bội Châu sau này, ta cũng thấy tâm tình ưu quốc ấy:

Gió thảm mây sầu, Giao Chỉ sơn hà đâu đó tá? Non hờn biển tủi, Việt Thường dân tộc đá mờ tên.

Chỉ khác là trong Trưng nữ vương, cái u uất của Thi Sách đã bị hòa tan trong khí phách dựng cờ khởi nghĩa của hai bà Trưng. Còn trong tuồng Đào Tấn, cái u uất đấy triền miên, nan giải kéo từ tác phẩm này sang tác phẩm khác chưa tìm được câu trả lời.

Phát huy truyền thống của văn học dân tộc, tuồng Đào Tấn đặc biệt đề cao chính nghĩa. Chính nghĩa ở đây được hiểu là lẽ phải, là luân thường - đạo lý, là sự công bằng. Có thể thấy, nếu thượng tôn trong tuồng cổ là đạo trung quân thì thượng tôn trong tuồng Đào Tấn là tinh thần chính nghĩa. Các nhân vật chính diện trong tuồng Đào Tấn đều đại diện cho chính nghĩa, nhân danh chính nghĩa để tiêu diệt điều ác, điều xấu. Trong Hộ sinh đàn, khi Tiết Cương bị Tiết Nghĩa chuốc say, bắt nộp cho triều đình, Tiết An (cháu Tiết Nghĩa) thấy bất bình mà vào báo tin cho Tú Hà (vợ Tiết Nghĩa). Tú Hà là người trọng đạo nghĩa, không biết làm sao cho vẹn đôi đường, nàng nghĩ ngợi: “Nay tôi sai Tiết An đi thông báo cùng Hùng sơn tráng sĩ đặng giải cứu cho ân nhân tôi, chi cho khỏi phu quân tôi phản thọ kỳ hại, té ra ưu xuất tiêu tường, chừ tôi biết tính mần răng đây? Thôi, thôi…”. Để trọn nghĩa vẹn tình, nàng quyết định tự vẫn để trả ơn ân nhân mà vẫn giữ đạo phu thê:

Trả ơn xưa đến nỗi lụy chồng Mếch đạo cả sao rằng tiết gái?

Vậy thì tôi còn sống làm chi đây nữa?... Phu quân ơi! Đừng trách em nghe!


Sợi nhân duyên ngắn ngủi dám than rằng

Còn phu quân…

Vòng danh lợi dở dang xin chịu vậy Chịu vậy đường ân nỗi ái

Tâm sự này khó hỏi trời xanh

Ở đây, cả Tiết An và Tú Hà đều hy sinh tình thân vì chính nghĩa. Tiết An thấy chú mình bất nhân bất nghĩa mà phẫn nộ cùng Tú Hà bàn mưu cứu Tiết Cương. Chàng vượt ngàn dặm xa xôi tìm Ngũ Hùng, Tần Hán báo tin kịp thời. Tiết An làm như vậy không vì mưu cầu danh lợi hay vật chất, chỉ đơn thuần là vì chính nghĩa và lẽ phải. Tú Hà một mặt vì nợ ân tình, một mặt vì tình nghĩa vợ chồng mà hy sinh bản thân. Ngũ Hùng, Tần Hán vì tình anh em mà dốc hết sức giải cứu Tiết Cương. Để thỏa mãn sự thắng lợi hoàn toàn của chính nghĩa, cái ác phải bị trừng phạt và tiêu diệt. Hẳn là người xem tuồng rất hả hê khi xem cảnh Ngũ Hùng, Tần Hán trụng nước sôi làm thịt, ăn gan, uống máu Tiết Nghĩa. Đó cũng là kết thúc theo mô típ “ác giả, ác báo” trong đạo lý truyền thống của dân tộc mà ta thường thấy trong truyện cổ tích. Trong hầu hết các tuồng bản khác của Đào Tấn, tinh thần chính nghĩa đều giữ vai trò tối thượng như vậy.

Có thể nói, tinh thần yêu nước và tinh thần chính nghĩa là mạch ngầm tư tưởng nuôi dưỡng giá trị truyền thống dân tộc trong tuồng Đào Tấn. Đó là cầu nối đưa tuồng từ cung đình đến đến và sống mãi trong lòng người dân đất Việt.

Tóm lại, trong các hệ tư tưởng, Nho giáo vẫn có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với văn học tuồng. Cùng với sự biến thiên của lịch sử, xã hội, thời đại là sự tự cách tân, tự làm mới mình của nền văn học, văn hóa. Đào Tấn với các tác phẩm tuồng ở giai đoạn sau đã phần nào làm thay đổi nội dung, tư tưởng trong tuồng khi phản ánh sự suy thoái của ý thức hệ Nho giáo chi phối nền văn học suốt mười thế kỷ, “giải thiêng” những hình tượng vốn là đặc trưng của tuồng để đưa nghệ thuật sân khấu cung đình đến gần hơn với đại chúng, hướng mối quan tâm ra cái sinh thế đời thường và trả văn học nghệ thuật về sống đúng nghĩa nội sinh của nó: văn học nghệ thuật là cuộc sống. Dấu hiệu phai mờ ý thức hệ Nho giáo, dấu ấn Đạo giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian cùng những biểu hiện của đạo lý truyền thống dân tộc trong kịch bản tuồng Đào Tấn vừa là sự kế thừa, vừa là những cách tân tạo tiền đề cho sự đổi mới văn học nghệ thuật mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, là đà cho cú lắc chuyển mình từ văn học trung cận đại sang văn học hiện đại, từ kịch hát truyền thống sang kịch nói hiện đại.


3.2. Quan niệm về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của tác giả. Đó là quan niệm mà tác giả thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Tác giả sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng để nghiên cứu nội dung kịch bản tuồng Đào Tấn. Ở đây, chúng tôi nêu ra ba phương diện chính của quan niệm nghệ thuật về con người trong tuồng Đào Tấn: con người đạo lý, con người bình đẳng, con người biến đổi.

3.2.1. Từ quan niệm về con người đạo lý đến hình tượng người anh hùng trọng nghĩa

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo, toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống đạo đức mang ít nhiều màu sắc tôn giáo. Cho nên, con người luôn được đánh giá ở phương diện đạo đức luân lý. Con người trong tuồng của Đào Tấn cũng chịu sự chi phối của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đó. Mặt khác, sinh ra và lớn lên ở môi trường văn hóa đề cao sự tự do, phóng khoáng, trọng nghĩa, khinh tài của người miền Nam nên quan niệm con người của ông thiên về đề cao Nhân, Nghĩa hơn là những phẩm chất khác như tuồng cổ.

Mộng Mai luôn lấy đạo Nhân làm trung tâm để phát triển Hiếu, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ông cho rằng Nhân là gốc của đạo lý để thu phục lòng người. Vì có Nhân mà Từ Thứ dù có rời đi nhưng tấm lòng mãi luôn ở bên Lưu Bị (Tân Dã đồn); Quan công có tạm hàng Tào Tháo thì sẽ vẫn có ngày trở về với các anh em (Cổ Thành); Triệu Khánh Sanh (Diễn võ đình), Tiết Cương (Hộ sinh đàn), Đào phi Phụng (Đào Phi Phụng) có là tội phạm thì vẫn được thần linh bảo trợ, người người cưu mang... Đào Tấn cũng đề cao đạo Nghĩa ở mỗi con người. Trong các vở tuồng, ông luôn thể hiện quan điểm “Kiến nghĩa đương vi” (thấy việc nghĩa thì làm). Theo ông, đạo lý ứng xử giữa người với người phải dựa trên tình nghĩa “tử sinh hà túc toán” (sống chết chả cần đắn đo cân nhắc) và “nguyện sát thân ngõ đặng thành nhân” (dù có chết cũng phải là người tử tế). Chính vì vậy, người anh hùng trong tuồng của Đào Tấn phải đại diện cho Nhân - Nghĩa và là điển hình của Nhân

- Nghĩa. Các nhân vật tuồng của ông được xây dựng dựa trên những nguyên mẫu đạo đức


đó. Đặc biệt là hình tượng người anh hùng của Đào Tấn là sự kết tinh tư tưởng nhân nghĩa hơn 1000 năm của dân tộc cùng những quan niệm tiến bộ trong tư tưởng của ông.

Từ xưa đến nay, tuồng cổ luôn được mệnh danh là “sân khấu của những người anh hùng”. Đó là những nhân vật trung tâm, có tầm vóc lớn và phẩm cách cao cả như Khương Linh Tá, Đổng Kim Lân (Sơn Hậu), Diệm Cửu Quỳ (Đào Phi Phụng), Triệu Đình Long (Triệu Đình Long)... Họ phải là người đặt đạo trung quân lên hàng đầu và sẵn sàng xả thân cứu chúa. Hành động hy sinh cứu chúa được coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá người anh hùng. Chính vì vậy người anh hùng trong tuồng cổ thường phải chịu bi kịch mất mát đau thương. Với hình tượng trung tâm là người anh hùng, tuồng cổ vừa mang âm hưởng hùng tráng vừa chứa đựng đầy chất bi thương.

Trong tuồng Nguyễn Diêu bóng dáng người anh hùng đã ít nhiều thay đổi so với tuồng cổ. Ngũ hổ bình Liêu với hình tượng người anh hùng Địch Thanh - Trại Ba, xoay quanh mối quan hệ chính trị - tình yêu, đất nước - gia đình, bổn phận - khát vọng đã được cụ Tú An Nhơn giải quyết một cách hài hòa, thấu tình đạt lý, chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Kế thừa tư tưởng của Nguyễn Diêu, bằng cái nhìn hiện thực và tinh thần nhân đạo Đào Tấn xây hình tượng người anh hùng trọng nghĩa với những biểu hiện sau:

Thứ nhất, người anh hùng trong tuồng Đào Tấn thường là người anh hùng bình dân. Họ không bị giới hạn bởi phẩm giá, địa vị, giới tính và không bị áp đặt bởi những quan niệm đạo đức phong kiến như tuồng cổ. Trong tuồng của Đào Tấn, phàm là con người đều có thể trở thành anh hùng nếu đại diện cho chính nghĩa. Đó là những Tiết Cương, Lan Anh, Ngũ Hùng, Tần Hán, Tú Hà (Hộ sinh đàn), Triệu Khánh Sanh (Diễn võ đình),... Những con người này không màng danh lợi mà luôn dũng cảm, kiên trung, xả thân vì việc nghĩa. Đó là những cô gái nông dân như Phương Cơ vượt mọi gian nguy lên kinh thành cứu chúa (Khuê các anh hùng), Tú Hà lấy thân mình đền mạng ân nhân và nguyện chết để trọn nghĩa tình chồng vợ; những “tướng cướp” Ngũ Hùng, Tần Hán bất chấp hiểm nguy giải cứu bạn bè (Hộ sinh đàn); những người vợ thủy chung như Lan Anh (Hộ sinh đàn), Giả thị (Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan) bất chấp mọi hiểm nguy để cứu chồng... Ở đây, ta có thể thấy bóng dáng của những người anh hùng nông dân “côi cút làm ăn, riêng lo nghèo khổ” trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay “bậc sĩ, nông, công, cổ” trong Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (Nguyễn Đình Chiểu). Khi thái bình thịnh trị thì chăm chỉ làm ăn, khi non sông lên tiếng gọi thì họ sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình. Đó chính là hình tượng người anh hùng “trọng nghĩa, khinh tài” điển hình của văn học thế kỉ XIX.

Thử thách được đặt ra cho người anh hùng của Đào Tấn không phải là thử thách lòng “trung quân, ái quốc” mà là những sóng gió cuộc đời. Người anh hùng của Đào Tấn được ví như những cây tùng, cây bách luôn phải đương đầu với sóng gió:


Lao xao sóng vỗ ngọn tùng

Gian nan là nợ anh hùng phải vay (Hộ sinh đàn) Non tùng sóng vỗ lao xao

Trần ai gửi dấu anh hào còn xa (Cổ Thành)

Họ là những con người có sức phản kháng mạnh mẽ và không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ thế lực nào. Tiết Cương tuy thế cô sức yếu vẫn chống lại cả triều đình Võ hậu. Cho dù cả cuộc đời phải trốn chạy nhưng không bao giờ chàng quỳ gối trước kẻ thù. Triệu Khánh Sanh tuy bị triều đình truy nã phải giả làm cung nữ trốn trong Vương phủ nhưng vẫn nung nấu quyết tâm trả thù mãnh liệt:

Cánh hộc hồng gặp gió liệng mây xanh thì

Xương ưng khuyển tao nghiền tro quăng biển bạc

Ở chàng luôn có một ý chí bất khuất và một nghị lực phi thường. Dù tương lai phía trước vô định, hành trình tha hương chưa thấy điểm dừng nhưng chàng vẫn luôn vững tin bước về phía trước. Chính sự phản kháng tạo nên vẻ đẹp phóng khoáng, tự do cho hình tượng người anh hùng của Đào Tấn. Vẻ đẹp này có sự tương đồng với vẻ đẹp ngang tàng của người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo

Thứ hai, hình tượng người anh hùng lý tưởng trong tuồng Đào Tấn thường là anh hùng “phản loạn”. Tiết Cương, Lan Anh, Ngũ Hùng, Tần Hán là “thảo khấu” bị triều đình truy bắt. Triệu Khánh Sanh là tội phạm truy nã của triều đình. Hoàng Phi Hổ là “phản thần” với lý tưởng “phế Trụ phò Chu”. Đó đều là những con người có khí phách, dũng cảm, kiên cường và không chịu khuất phục trước cường quyền. Lý tưởng của họ là chính nghĩa và sứ mệnh tồn tại của họ là chiến đấu để bảo vệ chính nghĩa trong xã hội đầy nhiễu loạn. Vì vậy hành động “phản loạn” của họ lại trở thành hành động chính nghĩa và được sự ủng hộ của nhân dân. Hình tượng người anh hùng “phản loạn” đánh dấu những chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng Đào Tấn. Có thể thấy, sự ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo hơn một nghìn năm đã bắt đầu rạn nứt trong tư tưởng những nhà Nho thủ cựu nhất, báo hiệu sự sụp đổ của hình thái xã hội phong kiến trong thời gian không xa. Bàn về vấn đề này, Mịch Quang cũng cho rằng “vở tuồng Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan rồi tiếp vở Hộ sinh đàn nên được coi là những bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của nhà thơ họ Đào đối với thời cuộc” [99, tr.49].

Mặt khác, hình tượng anh hùng phản loạn còn khúc xạ trong đó bóng dáng của những người anh hùng khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm cứu nước trong thời kỳ loạn lạc và đau thương nhất của dân tộc. Đó là những sĩ phu yêu nước như: Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... Hình tượng này rất gần với Trương Định, một sĩ phu nặng lòng trung quân nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh của ông vua hèn


yếu, ở lại cùng dân để chiến đấu, bảo vệ giang sơn, gấm vóc của ông cha trong Văn tế Trương Định (Nguyễn Đình Chiểu -1864). Hay Phan Tòng, người anh hùng trên đầu còn vành trắng khăn tang mẹ, vẫn dẹp tình riêng để lại gương sáng nghìn thu trong Thơ điếu Phan Tòng (Nguyễn Đình Chiểu, 1868). Như vậy, mặc dù mượn một thể loại được coi là “công cụ tuyên truyền” cho triều đình phong kiến nhưng Đào Tấn đã kín đáo thể hiện thái độ đối với thời đại, lòng yêu nước, trọng người tài và khát vọng của mình qua hình tượng anh hùng phản loạn.

Thứ ba, nếu nhân vật anh hùng trong tuồng cổ thường là các đấng “tu mi nam tử” thì Đào Tấn lại đề cao hình tượng phụ nữ anh hùng trong các tác phẩm của mình. Cả 9 tác phẩm được khảo sát đều xuất hiện hình tượng phụ nữ anh hùng, trong đó có một số vở người phụ nữ trở thành nhân vật chính chi phối tư tưởng của toàn bộ tác phẩm như các nhân vật Phương Cơ, Xuân Hương, Bích Hà (Khuê các anh hùng), Trần Thị Lan Anh (Hộ sinh đàn), Kiều Quang (Diễn võ đình)...

Phương Cơ là cô gái nông dân sống tại nơi thôn dã phụng dưỡng cha già. Khi đất nước bị phản thần nhũng loạn, nàng từ giã cha lên kinh tìm cách cứu hậu duệ của tiên đế mưu đồ khôi phục lại giang sơn. Gánh nặng trung hiếu đè nặng lên vai người con gái yếu đuối, một bên là trách nhiệm phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, một bên là nghĩa vụ với đất nước, non sông. Với trí thông minh và bản lĩnh kiên cường, Phương Cơ đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ để cùng với Xuân Hương, Bích Hà cứu mẹ con Chánh hậu. Đặt ba cô gái trong thế đối sánh với các bậc “tu mi nam tử” đương thời, Đào Tấn một lần nữa làm tỏa sáng vẻ đẹp anh hùng của những người phụ nữ trên sân khấu tuồng. Trong Hộ sinh đàn, người anh hùng Trần Thị Lan Anh được khắc họa với vẻ đẹp hy sinh hết mình để bảo vệ gia đình. Xuất thân là một nữ tướng cướp, nàng có thể làm tất cả những việc mà các đấng nam nhi có thể làm: đối đầu với giặc, thống lãnh quân binh, vượt ngàn dặm trường tìm chồng... nhưng có lẽ vẻ đẹp khiến ta nhớ đến nàng nhất là lòng thủy chung, sự hy sinh và ý chí kiên cường không gì khuất phục nổi. Hình ảnh Lan Anh lúc lâm trận đánh Võ Tam Tư thật khí phách, oai hùng và mưu trí, đó là một người phụ nữ chủ động trong tất cả mọi hình huống và không gục ngã trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ở nàng tỏa ra sức sống mãnh liệt luôn vươn lên, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc. Nếu mô típ “anh hùng cứu mỹ nhân” đã quá quen thuộc trong văn học thì việc Đào Tấn sử dụng tình tiết “mỹ nhân cứu anh hùng” đã mang đến một cảm quan mới, một cách nhìn nhận mới về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ không chỉ đẹp khi thùy mị, nết na với Công, Dung, Ngôn, Hạnh mà còn đẹp hơn khi bản lĩnh mạnh mẽ bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ những người thân yêu của mình. Chính bản lĩnh kiên cường đã giúp Lan Anh lần nữa vượt qua kiếp nạn lạc trong rừng và vượt cạn thành công để đến với hạnh phúc viên mãn bên chồng con của mình. Nhân vật Lan Anh của Đào Tấn có nét tương đồng với công chúa Trại Ba trong Ngũ hổ bình Liêu của Nguyễn Diêu. Đó đều là những người phụ nữ dám yêu, dám hy sinh để bảo vệ tình yêu của mình.


Thứ tư, không giống tuồng cổ kết thúc với thắng lợi viên mãn thuộc về những người anh hùng, kết thúc tuồng người anh hùng của Đào Tấn thường rơi vào bế tắc. Trong Diễn võ đình, Triệu Khánh Sanh vì trốn chạy Bàng Hồng nên phải ra đi, nhưng lại không biết đi đâu, ám ảnh suốt cuộc đời chàng là câu hỏi: “Đố con lương mã biết đâu là nhà?”. Hoàng Phi Hổ quyết tâm bỏ Trụ đầu Chu nhưng suốt cả hành trình lòng còn canh cánh “Lụy san san nửa đi nửa ở / Nặng tấc lòng vì nợ quân thần”. Điều đó phần nào phản ánh sự bế tắc và những mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của thế hệ những trí thức như Đào Tấn, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh... Ở Hộ sinh đàn, Long Sơn trại là nơi tập hợp những con người đứng lên chống lại cường quyền và ngày càng đông những con người cùng chí hướng tìm đến nơi này. Cuộc chiến đấu giữa những “anh hùng chân đất áo vải” với thế lực áp bức đầy gian khổ còn ở phía trước chưa thấy lối thoát, những ngày bình yên còn lắm xa vời:

Thế cục nan bình duy hữu hận Tha hương tương khế khởi vô tình

Có thể thấy, với sự chuyển biến lớn trong nhận thức, tư tưởng, Đào Tấn xây dựng hình tượng người anh hùng trọng nghĩa trong tuồng với những đặc trưng riêng biệt. Đó là những người anh hùng kết tinh đạo lý của dân tộc, có sức phản kháng mạnh mẽ nhưng số phận thường bi thương, bế tắc. Hình tượng người anh hùng của Đào Tấn không phải là những “tượng đài” để ca ngợi đạo quân thần như trong tuồng cổ mà là những con người bằng xương bằng thịt được tôn vinh trong cuộc đời và sống mãi trong lòng người dân. Thành công lớn nhất của kịch bản tuồng Đào Tấn có lẽ là “đắc nhân tâm” khi xây dựng hình tượng người anh hùng đi vào lòng người, cũng là biểu hiện rõ nét nhất cho quan niệm con người của ông.

3.2.2. Quan niệm về con người bình đẳng và dấu hiệu của ý thức dân chủ

Nếu tuồng cung đình đã xa rời cái gốc dân gian vốn có từ thuở xa xưa của nó thì Đào Tấn đã đưa tuồng trở về với nhân dân, trở về với cội nguồn. Không bị quá ràng buộc bởi khuôn khổ khắt khe của chế độ phong kiến với bao nhiêu nghi lễ, khuôn phép, ông hướng tác phẩm của mình đến dân chúng, lấy người dân làm đối tượng để phản ánh. Trong tuồng của ông, số phận của chúng sinh được hiện lên sinh động và rõ nét. Sân khấu tuồng không còn là độc quyền của các ông hoàng, bà chúa, trung thần, liệt nữ mà trở thành cuộc sống của những người anh hùng áo vải, chân đất hay cô nông dân, người nô tì, anh lính, ông bà chài và cả những người dân tộc thiểu số... Trong tác phẩm của ông chứa đầy hiện thực cuộc sống của người dân và lấp lánh những ước mơ, khát vọng của con người về một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc, sự công bằng và đạo lý. Tuồng của Đào Tấn vì thế dễ hiểu và dễ đi vào lòng dân.

Trong tuồng của Đào Tấn, tất cả các nhân vật đều bình đẳng, không có sự phân biệt tầng lớp, địa vị như trong tuồng cổ. Ông đã phá bỏ những khuôn mẫu cứng nhắc của quan niệm con người lý tưởng trong xã hội phong kiến và đưa ra quan điểm thật táo bạo “Xưa nay,


người soạn tuồng thường dùng trung thần, nghĩa sĩ, liệt sĩ, trinh phụ cùng các sự việc chinh chiến dẹp loạn trong các tiểu thuyết chương hồi làm cốt chuyện cho vở của mình. Ít kẻ dùng cuộc sống trong lầu xanh, kỹ viện mà diễn ra thành tuồng...” [202]. Chính vì thế sân khấu tuồng của ông không còn là cung vàng điện ngọc, lầu son gác tía mà thay vào đó là thôn làng, bản ấp, là núi sông, rừng rú với hệ thống nhân vật đa dạng xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội như người dân tộc, sơn tặc, tội phạm bị triều đình truy nã, thầy tu, nô tì, thị nữ, ông bà chài... và họ cũng có tên, có tuổi có nhân thân chứ không còn là những nhân vật vô danh trong tuồng như trước. Như vậy, quan niệm về con người trong tuồng của Đào Tấn hướng đến quảng đại quần chúng nhân dân và sự bình đẳng trong xã hội. Đó là một trong những dấu hiệu của ý thức dân chủ xuất hiện trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Trong tuồng Đào Tấn, người dân được nhìn nhận ở một vai trò mới, có vị trí tương đối bình đẳng với các nhân vật khác trong tuồng, trở thành nhân vật phụ và góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả. Đó là hình ảnh ông bà chài (Tân Dã đồn) với cuộc sống trên sông Tương, bỏ mặc thị phi thế sự, lợi danh không màng:

Ông chài: Lách ngọn chèo đủng đỉnh sông Tương Gieo tay lưới nghêu ngao dòng bích mụ hà!

Nam xuân: Dòng bích mụ chèo tôi thả Nước vừa chừng tăm cá le the

Bà Chài: Cá mừng đặng nước xo xe

Ví chẳng khác như hai vợ chồng ta đó ông à

Trăng lau mến thú, ngơ bề lợi danh

Đó chẳng phải là cuộc sống mà mà mỗi người dân đều mong muốn hay sao. Một cuộc đời yên ổn, hạnh phúc sống chan hòa với thiên nhiên bỏ qua hết các tranh đua đố kỵ của con người. Mượn triết lý Nhàn của Đạo gia, Đào Tấn thu gọn khát vọng của nhân dân vào trong câu hát của ông chài “Một chữ nhàn nửa phước nửa duyên”. Vì lẽ đó, ông bà chài không giúp đỡ Trương Phi đuổi bắt Tào Nhân cũng không chở Tào Nhân qua sông. Ông chài chỉ giải thích một câu ngắn gọn:“Ngư ông hà dự, tri bất tri, Hán gia, Sở gia” (Ông chài nào có quan hệ đến việc này, chả cần biết là nhà Hán hay nhà Sở). Đào Tấn đã mượn lời ông chài để thể hiện thái độ của người dân, không cần biết các tập đoàn phong kiến tranh đoạt quyền lực như thế nào, người dân không muốn can dự vào, chỉ muốn có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc.

Người dân thấp cổ bé họng cũng được Đào Tấn đặt tên và trao cho một sinh mệnh sống độc lập như các tầng lớp khác. Trong Khuê các anh hùng, thị tì Bích Hà được đặt bình đẳng với Xuân Hương, Phương Cơ, thậm chí còn là ân nhân cứu mạng của Chánh hậu. Trong

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí