Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Thế Giới

tuyên bố phá sản. Cùng với việc mất hàng chục tỷ đôla giá trị cổ phiếu chỉ trong vài ngày, sự sụp đổ của Lehman Brother là vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ, không chỉ chấn động và làm đảo lộn thị trường tài chính Wall Street, mà nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn toàn cầu, đẩy cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm mới.‌


III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Hậu quả của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ sự đổ vỡ của thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ, đã gây ra những thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ USD và tác động đến hầu hết các nền kinh tế lớn của thế giới. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải mất hàng năm nền kinh tế mới trở lại ổn định và phát triển bình thường như trước khủng hoảng, và hệ quả của nó thì phải nhiều năm nữa mới thấy hết được.

Sau 1 năm của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Mỹ đã thực sự chao đảo. Tất cả các báo cáo về nền kinh tế trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đều ở mức báo động và là bằng chứng cho thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này hiện nghiêm trọng hơn những dự đoán từ trước.

Thị trường tài chính ngân hàng Mỹ là thị trường đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng. Với sự sụt giảm giá nhà xuống hơn một phần ba, bong bóng bất động sản nổ tung, khiến hàng loạt ngân hàng thương mại đã phải tuyên bố phá sản do không có khả năng thanh khoản và trang trải những món nợ khổng lồ đến hạn phải trả. Tính trong năm 2008, theo báo cáo của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), Mỹ đã có tổng cộng 22 ngân hàng, tổ chức tín dụng khổng lồ phá sản và 12.000 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng xin được trợ giúp. Ngay từ năm 2007, khi Country Financial – tập đoàn tài chính chuyên cho vay địa ốc của Mỹ bị phá sản do nợ khó đòi, và Nothern Rock – Ngân hàng tài chính lớn nhất của Anh chính thức bị quốc hữu hóa; đã là dấu hiệu báo trước cho cơn bão tài chính, cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính vào năm 2008. Cho đến khi Freddie và

Fannie Mae – hai công ty cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ - buộc phải được chính phủ tiếp quản để tranh nguy cơ phá sản; thì đây được coi là dấu hiệu chính thức cho những vụ đổ vỡ với các tên tuổi lớn khác. Trong bản danh sách phá sản, có cả những ngân hàng từng là biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ như Bear Stearns, Lehman Brother, Merril Lynch, Citi Bank Group,…(phụ lục: danh sách một số tổ chức tài chính lớn bị phá sản hoặc bị sát nhập trong cuộc khủng hoảng tài chính mỹ). Các tổ chức tài chính, tín dụng còn trụ lại cũng liên tục công bố những khoản thua lỗ liên tiếp, tổng cộng khoảng 150 tỷ USD các khoản nợ xấu. Theo IMF, năm 2008, thiệt hại đối với các tập đoàn tài chính ngân hàng có thể lên tới 945 tỷ USD, con số này chưa tính đến thiệt hại trực tiếp đã gây ra cho người tiêu dùng Mỹ [20].

Tình trạng đóng băng của thị trường tài chính dẫn đến sự chao đảo của thị trường chứng khoán, sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm:

Thị trường chứng khoán chao đảo. Giá cổ phiếu rớt thê thảm. Trước khi phá sản cố phiếu của Ngân hàng Lehman Brother giảm 95% (tương đương 20 xu), cố phiếu của Bank of American giảm 14%, cổ phiếu của Valero Energy Corp giảm 3,7%, cổ phiếu của Fannie Mae và Freddie giảm 90%, cổ phiếu của ngân hàng đầu tư Morgan Standley – ngân hàng thương mại lớn thứ tư của Mỹ cũng đã có mức sụt giảm mạnh nhất trong 10 năm qua là 24% (tương đương 21,75 USD/ cổ phiếu),… Theo thống kê, trung bình giá các cổ phiếu tài chính sụt giảm đến 70% trong năm 2008 [26].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các ngành sản xuất kinh doanh như công nghiệp ôtô, xây dựng,… đình trệ. Ba tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu, trụ cột của nền kinh tế Mỹ là General Motor (GM), Ford và Chrysler phải xin trợ cấp từ chính phủ để tránh nguy cơ phá sản. Trong tháng 10/2008, GM đã công bố mức lỗ 4,2 tỷ USD trong Quý III, doanh số giảm 45% so với cùng kì năm ngoái. Doanh số của Ford và Chrysler cũng giảm hơn 1/3 [21].

Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khóa 2008 tăng mạnh với mức kỉ lục 454,8 tỷ USD, cao gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong năm 2007. Dự báo trong năm 2009, con số này có thể lên tới 1.000 tỷ USD [27].

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 4

Nợ quốc gia tăng. Với số nợ là 300 tỷ USD năm 2000, tăng dần lên 700 tỷ USD năm 2006 và 800 tỷ USD năm 2008; tổng số nợ của Mỹ tính đến thời điểm tháng 9/2008 là 9.700 tỷ USD (nếu chia bình quân đầu người, mỗi người dân Mỹ sẽ có khoản nợ là 31.700 USD/ người). Theo thống kê, kể từ năm 2003 tới nay, khoản nợ quốc gia của Mỹ tăng thêm hơn 500 tỷ USD, số nợ của hộ gia đình lên tới 139% thu nhập năm [28].

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ năm 2008 là 7,6% (tương đương khoảng 760.000 lao động) [22]. Trong đó, chỉ riêng tháng 9/2008, tháng chứng kiến sự sụp đổ liên tiếp của các ngân hàng, số lao động bị mất việc đã lên tới 159.000 người – là con số thất nghiệp trong một tháng cao nhất tại Mỹ trong hơn 5 năm trở lại đây, và cao hơn mức 100.000 người theo dự đoán. Tỷ lệ này tiếp tục tăng vọt trong 3 tháng đầu năm 2009, từ 7,6% lên 8,7%, nâng tổng số người thất nghiệp kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu lên hơn 5 triệu người [29]. Đây là mức thất nghiệp kỷ lục của Mỹ kể từ năm 1983. Theo dự đoán của Cục dữ trữ liên bang Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên gần 9% trong năm 2009 và tiếp tục ở mức trên 5% cho đến tận năm 2011 [22].

GDP có chiều hướng đi xuống. Trong quý I/2008, GDP đã tăng trưởng 0,9%, sau đó tăng mạnh lên 2,8% vào quý II. Tuy nhiên, trước hậu quả lan rộng của khủng hoảng tài chính, GDP đã tăng trưởng âm và liên tục giảm trong quý III (-0,5%), IV/2008 (-6,2%), quý I/2009. Với mức tăng trưởng này, kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái và đây cũng là lần đầu GDP của nước này tăng trưởng âm trong 3 quý liên tiếp kể từ lần suy giảm trong quý IV/1990 và quý I/1991. Đáng chú ý là trong quý IV/2008, với mức tăng trưởng âm 6,2% là mức sụt giảm mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ năm 1982 và cao hơn nhiều so với dự đoán giảm 3,8% trước đó - nền kinh tế Mỹ đã thể hiện sự suy thoái nặng nề nhất. Như vậy, năm 2008, kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,1%, chỉ bằng một nửa

so với năm 2007 là 2%, và là mức thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2001. Theo dự báo của Bộ thương mại Mỹ, năm 2009, mức suy thoái của Mỹ là 0,9%. [30]


Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ giai đoạn 2000 - 2008


3.7

3.6

2.9

2.5

2.8

2

1.6

0.8

1.1

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Nguồn: Báo cáo Tổng cục thống kê Hoa Kỳ năm 2008


Bên cạnh những số liệu đáng lo ngại về nền kinh tế xuống dốc, nước Mỹ còn đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát của Chính phủ. Các ngân hàng dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của dân chúng. Sự đình trệ cả hai mặt cung – cầu đã làm nền kinh tế Mỹ suy thoái nặng nề.

2. Hậu quả của khủng hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới

Là quốc gia chiếm 25% GDP toàn thế giới, đóng góp 60% vào tăng trưởng kinh tế thế giới, với hoạt động của các công ty đa quốc gia lan rộng đến mọi Châu lục – khủng hoảng tài chính Mỹ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến những nền kinh tế khác, gây suy thoái cho nền kinh tế toàn cầu:

Sự xuống dốc của các nền kinh tế

Từ cuối năm 1980, cơ cấu sản xuất không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà đã mang tính toàn cầu. Về cơ bản, sự phân công lao động toàn cầu có thể được cấu trúc thành 3 nhóm sau::

Nhóm 1: Là khu vực cung cấp công nghệ và cung cấp các dịch vụ tài chính; gồm các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada …

Nhóm 2: Là khu vực sản xuất chế tạo: gồm các nền kinh tế tiền công nghiệp ở Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,…) và Châu Mỹ Latinh (Brazil, Mexico, Argentina…)

Nhóm 3: Là khu vực gia công thô, cung cấp nguyên liệu cơ bản; gồm các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, …

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ việc FED duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài cộng với hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực nhà đất và những sai lầm của Chính phủ trong quản lý thị trường. Chính những sai lầm này của Mỹ đã "xuất khẩu" đi toàn cầu, các quốc gia cũng áp dụng các chính sách kích thích tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Mỹ, dẫn đến cấu trúc sản xuất toàn cầu bị méo mó. Khi xảy ra khủng hoảng, các quốc gia thuộc nhóm 1 sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đó là các quốc gia nhóm 3 và cuối cùng là nhóm 2.

Theo ước tính của IMF, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho các nền kinh tế thế giới bị thiệt hại trên 30.000 tỷ USD, trong đó thị trường tài chính toàn cầu thiệt hại tới

1.200 tỷ USD. Tính đến tháng 1/2009, Chính phủ các nước đã chi hơn 12.000 tỷ USD để ứng cứu nhằm chống đỡ cho các nền kinh tế khỏi bị sụp đổ. Cũng theo tổ chức này, năm 2008, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 3,7%, thấp hơn 1,25% so với năm 2007; số liệu dự báo cho năm 2009 liên tục bị cắt giảm từ 3% xuống 2,2,% và hiện là 1,1%. Nguyên nhân của sự cắt giảm này chính là những biểu hiện không mấy khả quan của nền kinh tế. Làn sóng thất nghiệp cũng như phá sản của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong nước ngày một tăng lên khiến cho những vấn đề xã hội ngày càng trở nên phức tạp và có thể gây ra bất ổn xã hội ở một số quốc gia. Nhiều quốc gia phát triển liên tục có tốc độ

tăng trưởng GDP âm. Các nước đang phát triển cũng có tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể. Chính sách nới lỏng tiền tệ, các kế hoạch kích thích kinh tế, các gói cứu trợ, hiện đang là những biện pháp duy nhất được các quốc gia áp dụng, để hạn chế phần nào cuộc suy thoái trước mắt.

Khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng và trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tiếp theo Mỹ, ngày 18/11/2008, Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức công bố rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm liên tiếp trong quý III (-0,2%) và quý IV (- 4,6%) năm 2008 [15b]. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001 kinh tế Nhật rơi vào suy thoái. Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (gồm 15 quốc gia) cũng lần đầu tiên suy thoái kể từ khi thành lập năm 1999. Tốc độ tăng trưởng của khu vực này là 0,6% trong quý III/2008 và xuống còn -1,3% trong quý IV/2008 [31]. Đặc biệt trầm trọng đối với những nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, và đứng thứ ba thế giới – khi chính thức rơi vào cuộc suy thoái với tốc độ tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp âm và giảm liên tục ( -0,5% quý II, -0,6% quý II, -2,1% quý III). Kịch bản suy thoái diễn ra tương tự đối với những quốc gia còn lại trong khu vực khi tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ dao động quanh mức -2% và không có khả năng tỷ lệ này đạt số dương vào năm 2009 [31]

Không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới, khủng hoảng tài chính cũng tràn qua các nền kinh tế mới nổi – như Trung quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil … những nơi được dự đoán là ít chịu tác động nhất. Kinh tế Trung Quốc luôn được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới. Trong hai quý đầu năm 2008, quốc gia này vẫn duy trì được mức tăng trưởng trên hai con số (quý I 10,6%; quý II 10,1%), thì trong quý III/ 2008 đã giảm còn 9% và chỉ còn 6,8% trong quý IV/ 2008 [31]. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ tăng 7,5% - mức thấp nhất trong vòng 19 năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cũng giảm từ 16% xuống còn 8,2%, kéo theo đó là sự suy giảm của nhiều ngành sản xuất trong nước, và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nền kinh tế Nga cũng đứng trước nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới giảm mạnh (dưới 50 USD/ thùng). Đây là quốc gia có nền kinh tế khá ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện tại, khi giá dầu lửa đang xuống thấp, và đồng Rúp mất giá mạnh, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga là rất lớn. Theo tính toán của Ngân hàng trung ương Nga, trong tháng 8/2008, nguồn dự trữ của Nga đạt mức cao (150 tỷ USD quỹ dự phòng và 590 tỷ USD quỹ dự trữ ngoại tệ), nhưng đến tháng 1/2009, nguồn dự trữ này chỉ còn 388 tỷ USD, do Nga đã mất gần 200 tỷ USD để cứu đồng Rúp mất giá quá nhanh. Và theo dự báo, nếu cuộc khủng hoảng tài chính còn kéo dài đến năm 2010 và giá dầu không trở lại mức như trước khủng hoảng, nước Nga sẽ cạn kiệt nguồn ngoại tệ.

Thương mại sụt giảm:

Trong suốt 30 năm, trong tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại là lĩnh vực luôn tăng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng vượt GDP. Nhưng khi sản xuất đình trệ, nhu cầu hàng hóa giảm khiến thương mại tuột dốc nhanh hơn tốc độ suy giảm chung của toàn bộ nền kinh tế. Năm 2008, kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 1,7%, so với mức 3,5% của năm 2007 [12b]. Xuất khẩu tăng 2%, song thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng tưởng 6% năm 2007. Đây là lần đầu tiên, sự suy giảm nhìn thấy rõ trong hoạt động sản xuất toàn cầu kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vào tháng 3/2009, WTO đã công bố báo cáo đánh giá thường niên về thương mại toàn cầu năm 2009. Theo đó, mức suy giảm dự báo sẽ cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Với các nước phát triển chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng, lượng xuất khẩu sẽ giảm 10%. Các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm dao động 2 – 3% [32]. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thu hẹp, đặc biệt tại Châu Á. Ví dụ cụ thể tại Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới và là một trong những thị trường xuất khẩu khổng lồ - cũng đang gặp phải những khó khăn khi các đối tác thương mại đều đang gặp phải khó khăn vì khủng hoảng và chắc chắn sẽ hạn chế nhập khẩu trong một thời gian nhất định trước mắt. Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 2/2009, xuất khẩu Trung Quốc đã giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái và 28% so với tháng 1 [31]. Những nhà kinh tế của nước này cho rằng nếu nền kinh tế không có những chuyển biến tích cực, xuất khẩu Trung Quốc sẽ về mức 0% trong thời gian 1 năm tới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cả những nền kinh tế khác ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.


Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng:

Đây là hậu quả đầu tiên mà thế giới phải trải qua một khi thương mại quốc tế suy giảm, sản xuất đình trệ. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của thế giới tăng 6% tương đương 11 triệu người. Dự báo năm 2009, con số thất nghiệp trên toàn thế giới sẽ thêm 38 triệu người, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 7%. Trong đó, các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất mà không nhận được trợ cấp thất nghiệp lần lượt là: Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ. Cũng theo tổ chức này, thị trường lao động thế giới đã bị tác động mạnh mẽ và trực tiếp bởi thị trường lao động Mỹ - nơi khởi nguồn của khủng hoảng và tình trạng thất nghiệp từ năm 2008. Tại Mỹ, tỷ lệ đã đạt mức kỉ lục trong vòng 25 năm, lên 8,7%. Tình hình tương tự với Anh (3,6% tương đương hơn 1 triệu người), Tây Ban Nha (13,9% tương đương 3,2 triệu người), Áo (8,3% tương đương 300.000 người), Đức (7,8% tương đương 56.000 người), Pháp (9,8% tương đương 45.800 người),…

Tình hình chính trị bất ổn:

Sự sa sút của nền kinh tế dẫn đến những bất ổn trong xã hội. Tình trạng thất nghiệp, giá cả các hàng hóa tăng vọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Tính đến tháng 2/2009, đã có 2 chính phủ sụp đổ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu là Chính phủ Liên minh bốn đảng của Latvia và Chính phủ Liên minh của Thủ tướng Iceland Geir Haarde. Nguyên nhân của sự đổ vỡ là do những yếu kém điều hành dẫn đến kinh tế sa sút nhanh chóng. Tại Pháp, hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ với sự tham gia của hơn 2,5 triệu người đã diễn ra, kêu gọi Chính phủ có những biện pháp để ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mạng lưới an sinh xã hội xuống dưới mức báo động. Các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra tại Tây Ban Nha, Hy Lạp,…, để phản đối cách thức xử lý vấn đề kinh tế.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2008, có khoảng 53 triệu người trên thế giới sống dưới mức 0,2 USD/ngày. Và đến năm 2015, nếu khủng hoảng không chấm dứt, trung bình sẽ có từ 200.000 đến 400.000 trẻ em tử vong/năm do chết đói hoặc bệnh tật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022