lý Nhà Nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch Thiền (Zen tour) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thùy Lan nghiên cứu nhánh du lịch tâm linh khai thác Phật giáo, phân tích chi tiết môi trường vĩ mô và vi mô của du lịch Thiền. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề tương đối hẹp, tuy nhiên những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai. Ngoài những luận văn trên còn một số luận văn tốt nghiệp lấy đối tượng nghiên cứu là nhóm du lịch văn hóa tâm linh – tín ngưỡng như Du lịch tâm linh Phật giáo ba tỉnh Nam Định – Thái Bình – Ninh Bình, đề tài Giải pháp phát triển du lịch Phật giáo khu vực Hà Nội mở rộng… Các đề tài nghiên cứu này thường đánh giá khái quát du lịch tâm linh trên một địa bàn nhất định; đánh giá thực trạng trên cơ sở khảo sát, kế thừa tài liệu và đưa ra những giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm phát triển du lịch gắn với tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên, do có sự chưa thống nhất cụ thể về khái niệm du lịch tâm linh, các luận văn này thường ít chú ý đến văn hóa tín ngưỡng, một trong hai đối tượng chính trong hoạt động khai thác loại hình du lịch tâm linh đầy triển vọng ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu thường là đạo Phật, một loại hình tôn giáo - văn hóa tâm linh phổ biến và thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa – xã hội ở nước ta. Trong khi đó, đứng trên phương diện quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, du lịch tâm linh bao gồm cả tôn giáo – tín ngưỡng dân gian và những biểu hiện vật thể, phi vật thể gắn liền với chúng.
Về du lịch tâm linh ở Hà Nội, một số đề tài nghiên cứu về du lịch tôn giáo – tín ngưỡng đã được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, điển hình là luận văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hoá tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang. Đây là luận văn được thực hiện tương đối công phu, có khảo sát xã hội học trên thực địa và có số liệu tương đối chính xác về nhân khẩu học, đối tượng tiến hành du lịch, động cơ và doanh thu du lịch. Một số luận văn, tiểu luận, bài báo khác lấy đối tượng là các hình thức tôn giáo – tín ngưỡng điển hình và các điểm di tích văn hóa cụ thể ví du lịch như đình làng, tục thờ mẫu,đền thờ (đền Và, Đình Tường Phiêu)… làm trọng tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch tâm linh chưa nhiều và chưa đề cập đầy đủ các khía cạnh của du lịch tâm linh. Qua đánh giá tài liệu, những chuyên đề, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng trong mối quan hệ với hoạt động du lịch ở Hà Tây (cũ), một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng ở đồng bằng sông Hồng lại hầu như chưa có. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa phát triển du lịch tâm linh bởi Hà Tây cũ là một trong những khu vực địa lý có bề dầy văn hóa – lịch sử và số lượng di tích gắn với tôn giáo – tín ngưỡng rất lớn trên phạm vi cả nước trước khi được sáp nhập cùng với Hà Nội. Tình trạng sáp nhập tạo ra cơ hội mới cho thành phố Hà Nội trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức trong ưu tiên đầu tư trọng điểm vào sản phẩm du lịch, tận dụng những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực du lịch của cả Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ). Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, đánh giá, nguồn tài nguyên du lịch là tín ngưỡng cả trên phương diện vật thể và phi vật thể, thực hiện phân tích thực trạng khai thác các nguồn tài nguyên đó trong phạm vi hoạt động du lịch từ đó đưa ra những giải phát nhằm góp phần thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển.
3.2 Nhiệm vụ
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 1
- Cơ Sở Hình Thành Tín Ngưỡng Và Văn Hóa Tín Ngưỡng
- Điều Kiện Hình Thành, Tồn Tại Và Phát Triển Của Văn Hóa Tín Ngưỡng.
- Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu. luận văn phải đảm bảo các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu hệ thống nguồn tài nguyên dựa trên các giá trị tín ngưỡng
ở địa bàn Hà Tây (cũ) và những tiềm năng khai thác phát triển du lịch của nguồn tài nguyên này.
- Phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong phạm vi du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng.
- Đánh giá môi trường vĩ mô, môi trường vi mô của đối tượng nghiên cứu từ đó rút ra những giải pháp để làm cho hoạt động du lịch phát triển có hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa gắn với tín ngưỡng cả trên phương diện phi vật thể và hữu thể trên địa bàn Hà Tây cũ trong mối quan hệ với phát triển hoạt động du lịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: toàn bộ địa phận tỉnh Hà Tây cũ, nhấn mạnh đến phân chia khu vực phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Hà Tây cũ và Hà Nội mới hiện nay.
- Phạm vi thời gian: sử dụng các liệu thống kê trong ngành du lịch, văn hóa từ năm 1998 đến năm 2012
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước để tổng hợp, phân tích và đưa ra những đánh giá phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
5.2 Phương pháp quan sát: Quan sát các cơ sở tín ngưỡng nhằm khái quát và cụ thể hóa thực trạng tại các điểm tín ngưỡng, thu thập thong tin từ người dân địa phương.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, luận văn bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề chung về văn hóa tín ngưỡng và du lịch văn hóa tín ngưỡng.
Chương II: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong quá trình phát triển du lịch
Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý và khai thác loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ)
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
1.1 Khái quát về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
1.1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng thường được đặt trong mối quan hệ với tôn giáo hoặc được nhìn nhận dưới góc độ hệ tư tưởng, triết học, khoa học hiện đại.
Trong công trình Văn hóa nguyên thủy, Tylor E. B cho rằng: “Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực sự mọc lên từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn là những sản phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích.” [2, tr.939]. Định nghĩa này cho rằng tín ngưỡng có nguồn gốc từ thuyết vật linh nguyên thủy, (ví dụ như Shaman giáo hoặc thuyết vạn vật hữu linh). Theo quan điểm chủ quan của tác giả Tylor, tín ngưỡng là sản phẩm có từ thời kỳ nhận thức của con người còn tăm tối, chưa đạt được đến trình độ nhận thức triết học, khoa học như thời hiện đại và trong thời kỳ hiện đại chúng chỉ tồn tại dưới dạng tàn tích của ý thức sơ khai.
Trang bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia tiếng Anh định nghĩa từ “popular belief” (thường được các dịch giả Việt Nam coi là khái niệm tín ngưỡng) được diễn giải: “ là một lĩnh vực nhánh của các ngành khoa học xã hội, như lịch sử và nhân chủng học, thứ (nhánh này) kiểm chứng, xem xét những niềm tin tâm linh mà chúng phát triển không độc lập khỏi tôn giáo (tương tự tôn giáo), nhưng vẫn nằm ngoài các tổ chức tôn giáo đã được hình thành. Những khía cạnh sùng bái thường thấy, văn hóa dân gian có tính lịch sử và những hình thức mê tín dị đoan có tính chất lịch sử (để lại) là một bộ phận của những chủ đề được tìm hiểu” [30,]. Định nghĩa này xem xét tín ngưỡng như là một đối tượng
nghiên cứu của ngành khoa học xã hội. Nhìn chung đề cập đến văn hóa dân gian, mê tín dị đoan, sự sùng bái tự nhiên và coi chúng là một bộ phận không tách rời với tôn giáo.
Ở Việt Nam tín ngưỡng cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Định nghĩa đến từ các tác giả trong nước thường đứng trên phương diện văn hóa. Tín ngưỡng được xem là một di sản của văn hóa dân tộc, là một hiện tượng xã hội có tính chất lịch sử theo lát cắt đồng đại. Hệ thống định nghĩa của các tác giả trong nước xác định tín ngưỡng trong mối quan hệ với tôn giáo và định vị những giá trị truyền thống tồn tại trong đó.
Từ điển Hán Việt do tác giả Thiều Chửu biên soạn định nghĩa: “tín” là niềm tin vào một cái gì đó, “ngưỡng” hàm nghĩa là kính mến, kính trọng bậc bề trên. Theo cách lý giải về mặt ngôn từ, “tín ngưỡng” có thể hiểu là một niềm tin, sự tôn sùng hướng thượng đối với các lực lượng siêu nhiên đứng trên quyền năng của con người.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh định nghĩa: “Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.” [16, tr.16].
Như vậy, tín ngưỡng theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu văn hóa có đặc điểm chung là xem xét tín ngưỡng trong mối quan hệ với tôn giáo trong đó hai khái niệm này có sự tương đồng là hệ thống các niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên để giải thích thế giới và mang lại sự bình an cho cá nhân, cộng đồng. Khác biệt giữa chúng là khá rõ:
- Tôn giáo là một hình thái ý thức có tổ chức tương đối chặt chẽ, có hệ thống giáo lý được quy chuẩn thành văn bản, có một cộng đồng cùng tuân thủ các nguyên tắc thực hành nghi lễ xoay quanh trung tâm của nó là giáo đường, có một hệ thống văn bản kinh sách và giáo luật. Mỗi loại hình tôn giáo thường có một giáo chủ cụ thể.
- Tín ngưỡng không có những hình thức đó, nếu có thì rất mờ nhạt, mang tính địa phương, tùy thuộc vào mỗi vị thần được tôn vinh ở mỗi cộng đồng.Vì vậy quá trình thực hành nghi lễ tín ngưỡng không ổn định.
Về mặt pháp quy, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 định nghĩa, hoạt động tín ngưỡng “… là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội”.
Từ những định nghĩa và khái niệm trên, trong luận văn này, tín ngưỡng được hiểu là một sản phẩm văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, mối quan hệ giữa con người với chính bản thân mình. Tín ngưỡng bao gồm hệ thống niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên hoặc các vị nhân thần và cho rằng những đối tượng đó có ảnh hưởng lớn hoặc chi phối đến cuộc sống con người. Tín ngưỡng mang nhiều yếu tố tâm lý thuộc phạm vi tinh thần (tính thiêng). Tín ngưỡng được hình thành từ lâu đời và lưu truyền qua nhiều thế hệ và đã trở thành truyền thống.
1.1.1.2 Văn hóa tín ngưỡng
Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã lập luận trong cuốn Tín ngưỡng và Văn hóa tín ngưỡng: “Tương ứng với các cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Nho giáo, đạo Mẫu… đều có các dạng thức văn hoá tương ứng: văn hoá Phật giáo, văn hoá Kitô giáo, văn hoá Nho giáo, văn hoá Hồi giáo, văn hoá đạo Mẫu… Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình thức văn hoá đặc thù. Đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật”. Như vậy, theo quan điểm của G.S tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng là hai đối tượng “song trùng” luôn tồn tại và phát triển cùng với nhau. Trong thực tế, văn hóa tín ngưỡng được hình thành dựa trên những niềm tin và con người sử dụng những phương tiện khác nhau nhằm biểu
thị lòng tin đó. Các phương tiện đó được thể hiện qua những công trình vật chất, các nghi lễ, lễ hội, những nguyên tắc, những biểu tượng cụ thể… Những biểu hiện đó được hiểu là văn hóa tín ngưỡng. Để lấy ví dụ cho lập luận trên, G.S Ngô Đức Thịnh đã lấy “đạo Mẫu” làm điển hình: “Từ nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn hoá: văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo Mẫu” Ngô Đức Thịnh (chủ biên) 2001. [Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam. - HN: Nxb Khoa học xã hội.].
Nhà nghiên cứu Patrick B. Mullen cũng đồng quan điểm với G.S Ngô Đức Thịnh: “Tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còn tồn tại trong thực tiễn và các ứng xử thực tế. Xin nhắc lại, văn hoá dân gian không chỉ là sự phản ánh một thế giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hoá” [Folklore thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan, NXB Khoa học Xã hội 2005, Hà Nội, tr.280]. Ý kiến này minh họa cho quan điểm của giáo sư Ngô Đức Thịnh, nhìn chung coi văn hóa tín ngưỡng là phần “hình thức” và niềm tin của con người chính là phần “linh hồn” cốt lõi của tín ngưỡng. Niềm tin vào lực lượng siêu nhiên và văn hóa tín ngưỡng chính là hai bộ phận chính cấu thành lên tín ngưỡng cũng như sự phổ biến của chúng trong xã hội loài người.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu các công trình nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng; tác giả nhận thấy các nhà nghiên cứu thường không đưa ra định nghĩa cụ thể về văn hóa tín ngưỡng. Nguyên nhân có thể do sự phức tạp trong định nghĩa Văn hóa (có tới 164 định nghĩa về văn hóa) và nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng. Các nhà nghiên cứu về tín ngưỡng thường chỉ lý giải và những đưa ra lập luận logic về sự tồn tại văn hóa tín ngưỡng trong xã hội nhằm tránh những tranh luận không cần thiết về mặt tên gọi, ngôn ngữ.
14