Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Kháng Sinh Trong Điều Trị Viêm Phổi Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Tại Bvđk Kv Hồng Ngự


- Azithromycin

Đặc tính kháng khuẩn

Thuốc có tác dụng tốt trên các VK Gram (+) như Streptococcus pneumococcus, Staphylococcus aureus; VK Gram (-) như: Haemophilus influenzae, Legionella pneumophilla… Tác dụng vừa phải trên các VK Gram (-) như E.coli, Salmonella enteritidis và Salmonella typhi, Enterobacter… (Bộ Y tế, 2009).

Dược động học

Sau khi uống, phân bố rộng rãi trong cơ thể. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc khoảng 50,0 %. T1/2 từ 12 - 24 giờ. Thải trừ chủ yếu qua mật ở dạng không biến đổi và một phần ở dạng chuyển hóa (Bộ Y tế, 2009).

Liều lượng và cách dùng

Azithromycin dùng một lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn hoặc sau khi ăn 2 giờ. Để điều trị bệnh lây qua đường sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia trachomatis: 1 liều duy nhất là 1 g. Các chỉ định khác (viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, nhiễm khuẩn da mô mềm) ngày đầu tiên uống một liều 500 mg và dùng 4 ngày nữa với liều 250 mg/ngày. Không có sự khác biệt về liều khi dùng cho người cao tuổi. Trẻ em ngày đầu tiên là 10 mg/kg mỗi ngày và tiếp theo là 5 mg/kg mỗi ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, uống 1 lần mỗi ngày (Bộ Y tế, 2009).

Tác dụng không mong muốn

Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, phát ban ngứa, đau đầu chóng mặt, giảm nhẹ bạch cầu trung tính tạm thời (Bộ Y tế, 2009).


CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân vào điều trị với chẩn đoán viêm phổi tại khoa Nhi – bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Hồ sơ bệnh án nhập viện có chẩn đoán xác định là mắc bệnh viêm phổi từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.

- Hồ sơ bệnh án dưới 5 tuổi: Tính từ ngày sinh đến ngày nhập viện phải nhỏ hơn 60 tháng.

- Bệnh nhân phải có sử dụng kháng sinh.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Trốn viện.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả bằng phương pháp cắt ngang và hồi cứu hồ sơ bệnh án.

3.2.2 Cỡ mẫu

Trong thời gian từ 01/2016 đến 12/2016 chọn được 209 bệnh án theo đúng tiêu chuẩn.

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu

- Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ: Chọn tất cả các bệnh nhân nhi có chẩn đoán viêm phổi thỏa các tiêu chí của tiêu chuẩn chọn vào.

- Các bước chọn mẫu:

Bước 1: Chọn các hồ sơ đủ tiêu chuẩn chọn vào. Bước 2: Sắp xếp trình tự theo ngày tháng nhập viện. Bước 3: Lấy tất cả các bệnh án.

Bước 4: Sắp xếp và xử lý số liệu.

3.2.4 Nội dung nghiên cứu

3.2.4.1 Đặc điểm của bệnh nhi

- Tuổi của bệnh nhi: Chia làm 3 nhóm tuổi.


+ ≤ 12 tháng

+ 13 – 24 tháng

+ 25 – 59 tháng

Cách tính: Tỷ lệ phần trăm về nhóm tuổi được tính bằng cách lấy số bệnh nhân trong nhóm tuổi đó chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Giới tính:

+ Nam

+ Nữ

Cách tính: Tỷ lệ phần trăm về giới tính được tính bằng cách lấy số bệnh nhân nam hoặc nữ chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Ảnh hưởng của thời tiết đến bệnh viêm phổi: Chia làm 12 tháng.

Cách tính: Ảnh hưởng của thời tiết được tính bằng cách lấy số bệnh nhân nhập viện vào từng tháng chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tỷ lệ bệnh nhân có kháng sinh đồ trong điều trị viêm phổi.

Cách tính: Tỷ lệ bệnh nhân có kháng sinh đồ được tính bằng cách lấy số bệnh nhân có làm kháng sinh đồ chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tình trạng xuất viện: Dựa theo nhận xét trên giấy ra

+ Khỏi: Bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Đỡ: Bệnh nhân giảm các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Chuyển viện: Bệnh nhân nặng hơn: Khi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng diễn biến nặng hơn.

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm hiệu quả điều trị được tính bằng cách lấy kết luận khi bệnh nhân xuất viện trong hồ sơ bệnh án theo từng tiêu chuẩn đánh giá chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

3.2.4.2 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại BVĐK KV Hồng Ngự

- Nhóm kháng sinh sử dụng được xếp phân nhóm theo cấu trúc hóa học.

+ Penicillin

+ Cephalosporin

+ Aminosid

+ Macrolid

- Kháng sinh thuộc nhóm Penicillin Amoxicillin + Acid Clavulanic

- Kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin


Cefotaxim Cefaclor Cefixim Ceftazidim Cefalenxin

- Kháng sinh thuộc nhóm Aminosid Gentamicin

- Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid Azithromycin

- Các kháng sinh sử dụng ban đầu:

+ Đơn trị: Ngày đầu tiên sử dụng 1 loại kháng sinh

+ Phối hợp: Ngày đầu tiên sử dụng 2 loại kháng sinh

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm các kháng sinh sử dụng ban đầu được tính bằng cách lấy các kháng sinh sử dụng ban đầu của từng bệnh nhân theo đơn trị hay phối hợp chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi.

+ Tiêm (Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da…)

+ Uống

Cách tính: Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh được tính bằng cách lấy số tần suất sử dụng đường tiêm hoặc uống của từng bệnh nhân chia cho tổng số tần suất bệnh nhân sử dụng trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh:

+ ≤ 5 ngày

+ 6 – 10 ngày

+ > 10 ngày

Mục đích: Khảo sát được thời gian điều trị bằng kháng sinh phổ biến nhất trong viêm phổi tại Khoa Nhi.

Xác định tỷ lệ phần trăm số ngày sử dụng kháng sinh được tính bằng cách lấy số ngày sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án theo từng nhóm ngày chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Cách phối hợp kháng sinh: Chia làm 3 nhóm

+ Đơn trị liệu: Chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh

+ Sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên

+ Phối hợp 2 kháng sinh

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm các cách phối hợp các kháng sinh trong điều trị được tính bằng cách lấy cách phối hợp thuốc điều trị của bệnh nhân trong


hồ sơ bệnh án theo từng cách chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tương tác kháng sinh: Đo lường dựa theo phần mềm www.Drugs.com được xếp thành 3 mức:

+ Nghiêm trọng

+ Trung bình

+ Nhẹ

Mục đích: Xác định tỷ lệ phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi có tương tác và mức độ tương tác.

Cách tính: Nhập tên các kháng sinh phối hợp phần mềm tra cứu tương tác và ghi nhận kết quả sau đó tính tỷ lệ phần trăm theo từng mức tương tác.

3.2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thiết kế phiếu thu thập thông tin.

- Xin phép phòng kế hoạch tổng hợp, Ban giám đốc bệnh viện.

- Liên hệ khoa Nhi chọn bệnh án đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

- Ghi nhận các thông tin vào phiếu thu thập dữ liệu.

- Hoàn chỉnh bảng thu thập dữ liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu về loại kháng sinh sử dụng:

- Ghi nhận các thông tin về loại kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân vào phiếu thu thập dữ liệu.

- Phân nhóm kháng sinh theo cấu trúc hóa học.

3.2.6 Phương pháp kiểm soát sai số

Nhập số liệu 2 lần độc lập và kiểm tra lại trước khi xử lý số liệu.

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 2013 và phần mềm toán học SPSS 20.0 theo phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

3.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành đúng các nguyên tắc về đạo đức trong y học. Các hồ sơ bệnh án được thu thập trung thực, các thông tin riêng tư được đảm bảo giữ bí mật.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


4.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI LIÊN QUAN TỚI VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH

4.1.1 Phân bố theo giới

Có 209 trẻ viêm phổi vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự, được phân theo giới, trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Phân bố theo giới


Giới

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nam

119

56,9

Nữ

90

43,1

Tổng

N = 209

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Tỷ lệ trẻ nam mắc viêm phổi là 56,9 % và nữ là 43,1 %. Tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trong 209 trường hợp nghiên cứu tại Bảng 4.1 cho thấy, trẻ em nam chiếm 56,9 % cao gấp 1,3 lần so với tỷ lệ bệnh nhân nữ là 43,1 %. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này có sự tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng (2007) có trẻ em nam chiếm 55,4 % và nữ chiếm 44,6 %, của Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014) ghi nhận tỷ lệ nam/nữ ở trẻ có viêm phổi là 1,06 không có sự khác biệt. Kết quả này có thể do những năm gần đây tỷ lệ sinh nam và nữ trong cộng đồng tương đương nhau, nên tỷ lệ trẻ nam và nữ trong nghiên cứu phù hợp với số liệu cộng đồng, không chú ý cân bằng giới tính.

4.1.2 Phân bố theo tuổi

Nhiều kết quả khảo sát đã cho thấy giữa khả năng mắc bệnh viêm phổi với lứa tuổi có nhiều quan hệ với nhau. Mặc khác lứa tuổi cũng có ảnh hưởng tới sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật của cơ thể. Điều này giúp cho lựa chọn kháng sinh sao cho phù hợp với mức độ bệnh tật. Kết quả khảo sát có đề cập vấn đề này và được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.1.


Bảng 4.2 Phân bố theo tuổi


Tuổi (tháng)

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

≤ 12

134

64,1

13 - 24

42

20,1

25 - 59

33

15,8

Trung bình

11,7 ± 12,3


Hình 4 1 Phân bố các nhóm tuổi Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi cao nhất ở 1

Hình 4.1 Phân bố các nhóm tuổi

Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi cao nhất ở nhóm tuổi ≤ 12 tháng chiếm 64,1 %, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 11,7 ± 12,3 tháng, tuổi trẻ nhỏ nhất là 11 ngày và lớn nhất là 59 tháng.

Bệnh viêm phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu tại bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự (2016) là 11,8 tháng, bệnh nhân ít tuổi nhất là 11 ngày, cao nhất là 59 tháng, nhóm tuổi ≤ 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,1 %, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của APPIS trẻ từ 3 – 11 tháng chiếm tỷ lệ 63,0 % (Huỳnh Văn Tường, 2011) và cao hơn các nghiên cứu của The ISCAP Study Group (2004) là 44,0 %, Huỳnh Văn Tường (2011) có tỷ lệ phần trăm viêm phổi ở trẻ dưới 12 tháng là cao nhất chiếm 40,3 %.

Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự, sự khác biệt giữa lứa tuổi và tổng thời gian nằm viện có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trẻ ≤ 12 tháng có tổng số ngày nằm viện cao hơn trẻ từ 13 - 24 tháng là 1,3 ngày và cao hơn trẻ từ 25 - 59 tháng là 2,1 ngày. Như vậy, nhóm tuổi ≤ 12 tháng mắc bệnh viêm phổi và


thời gian điều trị cao hơn so với các nhóm còn lại. Có thể lý giải là do lượng kháng thể IgG thụ động từ máu mẹ truyền sang bắt đầu giảm trong khi khả năng tạo globulin miễn dịch còn yếu, phải từ sau 12 tháng tuổi khả năng này mới hoàn chỉnh. Hơn nữa, ở lứa tuổi này cơ quan hô hấp phát triển chưa toàn diện và đang trong thời kỳ mọc răng trẻ bị sốt và khả năng chống lại với tác nhân gây bệnh kém, trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố gây bệnh và không khí không được sạch sẽ, dễ bị ô nhiễm (khói, bụi, hóa chất).

4.1.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến bệnh viêm phổi

Để so sánh tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm phổi có liên quan đến thời tiết giữa các mùa trong năm, nghiên cứu tiến hành khảo sát vấn đề này và được trình bày ở hình 4.2.

Hình 4 2 Tỷ lệ trẻ nhập viện theo tháng Tỷ lệ trẻ viêm phôi nhập viện xảy 2

Hình 4.2 Tỷ lệ trẻ nhập viện theo tháng

Tỷ lệ trẻ viêm phôi nhập viện xảy ra ở tất cả các tháng, nhưng số trẻ viêm phổi nhập viện vào tháng 2 và tháng 10 là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,6 % và 16,3 %.

Qua khảo sát, ghi nhận trẻ viêm phổi nhập viện xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có tỷ lệ nhập viện cao nhất là tháng 2 và tháng 10. Điều này có thể lý giải do đây là những thời điểm chuyển mùa và lạnh trong năm, nhiệt lượng trong cơ thể qua da dễ dàng thoát ra ngoài. Không khí lạnh thu mất nhiệt lượng của cơ thể, vì da của trẻ mỏng và diện tích da so với thể tích cơ thể trẻ lớn hơn người lớn, nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, từ đó giảm khả năng điều hòa và chống đỡ của trẻ. Ngoài ra, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut thường gây bệnh viêm phổi ở trẻ em như các loại virut hợp bào hô hấp, cúm, thủy đậu,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024