Tỷ Lệ Bệnh Án Có Kháng Sinh Đồ Trong Điều Trị Viêm Phổi


4.1.4 Tỷ lệ bệnh án có kháng sinh đồ trong điều trị viêm phổi

Nghiên cứu tiến hành khảo sát tỷ lệ bệnh án có kháng sinh đồ trong điều trị viêm phổi và thu được kết quả ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh án có kháng sinh đồ


Kháng sinh đồ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

0

0

Không

209

100

Tổng

N = 209

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

100,0 % bệnh án không có làm kháng sinh đồ.

Để việc sử dụng kháng sinh được chính xác và hiệu quả hơn, việc làm kháng sinh đồ là điều cần thiết. Tuy nhiên việc tiến hành phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ mất nhiều thời gian và tốn chi phí. Theo kết quả khảo sát tại bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự thì 100,0 % bệnh án không có làm kháng sinh đồ. Kết quả này tương đồng với Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014). Điều này có thể giải thích là do tính chất của bệnh viêm phổi nên không thể chờ kết quả của kháng sinh đồ được nên việc chỉ định dùng kháng sinh các bác sĩ căn cứ chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng (chủ yếu là công thức máu), phác đồ điều trị đã được công nhận và danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện. Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh phần lớn dựa vào kinh nghiệm của các bác sĩ ra y lệnh. Sau đó căn cứ vào diễn biến lâm sàng, nếu bệnh tiến triển chậm hoặc nặng thêm thì tiến hành hội chẩn và sử dụng phác đồ thay thế. Do đó, trong một số trường hợp đã sử dụng kháng sinh có phổ chưa đúng với tác nhân gây bệnh, liều dùng chưa phù hợp với độ nhạy cảm của vi khuẩn, làm kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe trẻ em. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên chủng vi khuẩn kháng thuốc.

30


4.1.5 Tình trạng bệnh nhi xuất viện

Nghiên cứu tiến hành thống kê tình trạng bệnh nhi xuất viện được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.3.

Bảng 4.4 Kết quả điều trị bệnh viêm phổi


Kết quả điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Khỏi

167

79,9

Đỡ

29

13,9

Chuyển viện

13

6,2

Tổng

N = 209

100


Hình 4 3 Tình trạng bệnh nhi xuất viện Tỷ lệ bệnh nhân khỏi chiếm tỷ lệ 1

Hình 4.3 Tình trạng bệnh nhi xuất viện

Tỷ lệ bệnh nhân khỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,9 %. Tỷ lệ đỡ trong viêm phổi ở khoa nhi là 13,9 %. Tỷ lệ chuyển viện là 6,2 %.

Tỷ lệ khỏi bệnh trong viêm phổi ở khoa Nhi chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,9 %. Tỷ lệ đỡ là 13,9 %. Trường hợp bệnh nặng hơn được chuyển viện là 6,2 %. Nhìn chung, trường hợp bệnh nhân có cải thiện và khỏi hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao, chỉ có 6,2 % trường hợp không thuyên giảm và chuyển viện. Như vậy, hiệu quả điều trị viêm phổi ở khoa Nhi - bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự là tương đối cao.


4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

4.2.1 Tần suất các nhóm kháng sinh sử dụng

Nghiên cứu đã thống kê toàn bộ các nhóm kháng sinh được sử dụng điều trị bệnh viêm phổi ở bệnh viện.

Bảng 4.5 Nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi


Nhóm kháng sinh

Tần suất

Tỷ lệ %

Penicillin

46

12,9

Cephalosporin thế hệ 3

231

64,5

Cephalosporin thế hệ 2

45

12,6

Cephalosporin thế hệ 1

8

2,2

Aminosid

25

7,0

Macrolid

3

0,8

Tổng

358

100


Hình 4 4 Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng Tỷ lệ nhóm kháng sinh sử 2

Hình 4.4 Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng


Tỷ lệ nhóm kháng sinh sử dụng được xếp từ cao đến thấp là cephalosporin thế hệ 3 chiếm 64,5 %, penicillin chiếm 12,9 %, cephalosporin thế hệ 2 chiếm 12,6 %, aminosid chiếm 7,0 %, cephalosporin thế hệ 1 chiếm 2,2 %, macrolid chiếm 0,8 %.

Qua kết quả khảo sát của chúng tôi, ghi nhận nhóm cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 64,5 %. Đây là nhóm kháng sinh có trong phác đồ điều trị viêm phổi ở khoa Nhi – bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân và Nguyễn Văn Bàng (2007). Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy: Cephalosporin là thuốc được sử dụng phổ biến nhất (55,1 %). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Anh Tuấn nhóm cephalosporin sử dụng phổ biến nhất chiếm 66,0 %. Tiếp đó là nhóm penicillin chiếm 12,9 % (Hoàng Ngọc Anh Tuấn, 2014). Đây cũng là nhóm kháng sinh có trong phác đồ, thường được khuyên sử dụng đầu tiên trong phác đồ.

Đứng thứ 3 là nhóm cephalosporin thế hệ 2 chiếm 12,6 %, tác dụng với vi khuẩn Gram (-) hơn Cephalosporin thế hệ 1. Aminosid đứng hàng thứ 4 chiếm 7,0 %. Đây là nhóm kháng sinh thường được sử dụng phối hợp với nhóm beta lactam để tăng tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt nghi ngờ nhiễm tụ cầu. So với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Huế và ctv. (2013) nhóm aminosid chiếm 39,4 % thì thấp hơn. Các nhóm kháng sinh như cephalosporin thế hệ 1 và macrolid ít được sử dụng.

Từ kết quả nêu trên, nhận thấy hiện nay xu hướng dùng cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến do tính chất ưu việt về phổ tác dụng, tác động trên cả Gram âm, Gram dương và ít độc của nhóm này. Nhóm aminosid vẫn được sử dụng do còn hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm hiếu khí nhưng đã giảm vì nó có độc tính trên cơ quan thính giác và thận.

4.2.2 Các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi

Kháng sinh là thuốc quan trọng hàng đầu để điều trị viêm phổi. Việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý chẳng những đem lại hiệu quả điều trị cao, còn góp phần hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ các kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm phổi ở bệnh viện, không phân biệt dùng khởi đầu hay thay thể. Các kháng sinh này được trình bày ở bảng 4.6.


Bảng 4.6 Loại kháng sinh sử dụng điều trị viêm phổi


Loại kháng sinh sử dụng

Tần suất

Tỷ lệ %

Penicillin

Amoxicillin + Acid Clavulanic

46

12,9

Cephalosporin thế hệ 3

Cefotaxim

182

50,8


Cefixim

37

10,3


Ceftazidim

12

3,4

Cephalosporin thế hệ 2

Cefaclor

45

12,6

Cephalosporin thế hệ 1

Cefalexin

8

2,2

Aminosid

Gentamicin

25

7,0

Macrolid

Azithomycin

3

0,8

Tổng


358

100

Cefotaxim là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất chiếm 50,8 %, tiếp theo là amoxicillin + acid clavulanic chiếm 12,9 %, cefaclor chiếm 12,6 %.

Cefotaxim là cefalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng mạnh mẽ hơn trên vi khuẩn Gram âm và bền hơn đối với tác dụng thủy phân phần lớn của beta lactamase, được dùng để điều trị bao vây và dự phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cefotaxim chiếm 50,8 % thấp hơn các nghiên cứu của Nguyễn Minh Thức (2010) 59,8 %, Nguyễn Thành Nhôm (2015) 79,2 %. Điều này cho thấy cefotaxim hiện được sử dụng rất rộng rãi ở các bệnh viện. Để tránh đề kháng kháng sinh này nên có sự giám sát chặt chẽ sự đề kháng của vi khuẩn và kê đơn hợp lý là điều cần thiết ở các bệnh viện.


4.2.3 Các kháng sinh sử dụng ban đầu

Các kháng sinh được chỉ định đầu tiên trong điều trị viêm phổi ở Khoa Nhi bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự theo phác đồ bệnh viện, kết quả được ghi nhận trong bảng 4.7.

Bảng 4.7 Kháng sinh lựa chọn điều trị ban đầu


STT

Kháng sinh

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Cefotaxim

110

52,6

2

Cefotaxim + Gentamicin

19

9,1

3

Amoxicillin + Acid Clavulanic

38

18,2

4

Cefaclor

25

12,0

5

Cefixim

7

3,3

6

Ceftazidim

5

2,4

7

Cefalexin

5

2,4


Tổng

209

100

Kháng sinh điều trị ban đầu chủ yếu là cefotaxim chiếm 52,6 %, kế đến là amoxicillin + acid clavulanic chiếm 18,2 %.

Kháng sinh được chỉ định ban đầu dùng đơn trị chiếm tỷ lệ cao nhất là cefotaxim 52,6 %. Kết quả này phù hợp với phác đồ điều trị viêm phổi tại bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự. Cefotaxim là cefalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng và có trong phác đồ điều trị viêm phổi có thể được lựa chọn ngay trong khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.

Trong thực tế lâm sàng, có nhiều trường hợp phải bắt đầu ngay kháng sinh trị liệu do mức độ nhiễm trùng nặng không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm vi trùng học. Khi đó, dựa vào vị trí ổ nhiễm trùng, có thể suy đoán ra loại vi khuẩn gây bệnh và từ đó chọn kháng sinh thích hợp.

Do nhiều trường hợp viêm phổi nhập viện có dấu hiệu diễn tiến trầm trọng, hoặc nghi ngờ nhiễm tụ cầu nên bác sĩ chọn phối hợp 2 kháng sinh ngay từ đầu là cefotaxim và gentamicin chiếm tỷ lệ 9,1 %.


4.2.4 Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi‌

Nghiên cứu đường sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em tại bệnh viện, ghi nhân được kết quả ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh


Đường sử dụng

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tiêm

216

60,3

Uống

142

39,7

Tổng

358

100


Trong mẫu nghiên cứu có 60,3 % bệnh nhân sử dụng đường tiêm và 39,7 % bệnh nhân sử dụng đường uống trong điều trị.

Theo kết quả khảo sát, kháng sinh đường uống có tỷ lệ 39,7 %, đường tiêm sử dụng chủ yếu chiếm 60,3 %. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014) kháng sinh đường uống rất thấp 0,32 %, đường tiêm chiếm 99,68 %, Trần Thị Anh Thơ và Cao Trường Sinh (2015) tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều dùng đường tiêm, Nguyễn Minh Thức (2010) đường tiêm chiếm 90,4 %. So với kết quả của các tác giả trên, kháng sinh dùng đường uống chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng đường tiêm thấp hơn. Theo khuyến cáo của Hội lồng ngực Anh thì sự lựa chọn kháng sinh ban đầu dùng đường uống là hợp lý và an toàn cho các trường hợp mắc viêm phổi ở cộng đồng, kháng sinh đường tiêm chỉ nên sử dụng khi trẻ không hấp thu bằng đường uống hoặc trong các trường hợp nặng (Hoàng Ngọc Anh Tuấn, 2014). Tuy nhiên trên thực tế điều trị tại khoa Nhi bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự cho thấy các kháng sinh đa số vẫn dùng là đường tiêm vì bệnh nhân là trẻ em và bệnh cấp tính nên cần phải khống chế tình trạng bệnh nhanh chóng. Đồng thời dùng cefotaxim và gentamicin phải sử dụng dạng tiêm.

4.2.5 Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh

Thời gian sử dụng ở đây tính từ liều kháng sinh đầu tiên đến lúc kết thúc đợt điều trị bằng kháng sinh tại bệnh viện. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 4.9 và hình 4.5.


Bảng 4.9 Thời gian điều trị kháng sinh tại bệnh viện


Thời gian dùng kháng sinh

Tần suất

Tỷ lệ (%)

≤ 5 ngày

64

30,6

Từ 6 đến 10 ngày

108

51,7

Trên 10 ngày

37

17,7

Tổng

N = 209

100


Hình 4 5 Thời gian điều trị bằng kháng sinh tại bệnh viện Đa số bệnh nhân 3

Hình 4.5 Thời gian điều trị bằng kháng sinh tại bệnh viện

Đa số bệnh nhân có thời gian điều trị từ 6 đến 10 ngày chiếm 51,7 %, số ngày điều trị trung bình là 7,4 ± 3,2, điều trị ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 17 ngày.

Thời gian điều trị ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 17 ngày. Thời gian điều trị trung bình là 7,4 ± 3,2 ngày, đa số bệnh nhân có thời gian điều trị từ 6 đến 10 ngày chiếm 51,7 %. Kết quả này cũng khá giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014) 7,7 ± 2,34 ngày, thấp hơn Hoàng Thị Huế và ctv. (2013) 8,4 ± 3,6 ngày. Kết quả này cho thấy thời gian sử dụng kháng sinh cũng phù hợp với liệu trình điều trị, giúp giảm tình trạng chấm dứt sớm chưa đủ liệu trình gây kháng thuốc về sau. Tuy nhiên số ngày điều trị dưới 5 ngày vẫn còn khá cao 30,6 % nguyên nhân phần lớn do tâm lý người bệnh thấy giảm là xin xuất viện để đỡ tốn chi phí và tâm lý không muốn ở bệnh viện. Điều này cũng góp phần tạo nên những chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí