Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

…..…..


HÀ THANH HƯNG


KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thành phố Hồ Chí Minh - 2004


Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 1

LỜI CẢM ƠN‌


Với những tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn:


• Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

• Các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

• Các cán bộ quản lý, cán bộ, giảng viên, các sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh cùng bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

• Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đoàn Văn Điều, đã

tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.


Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, tôi xin được nhận những ý kiến góp ý của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC‌

LỜI CẢM ƠN I

MỤC LỤC II

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4. Giả thuyết khoa học của đề tài 2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

6. Giới hạn đề tài 3

7. Phương pháp nghiên cứu 3

8. Tiến trình nghiên cứu 5

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

1.2. Những khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 8

1.2.1. Quản lý Giáo dục 8

1.2.2. Quản lý chất lượng giáo dục đại học 9

1.2.3. Quá trình dạy học đại học 9

1.3. Yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng 9

1.3.1. Yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục - đào tạo 9

1.3.2. Yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo đại học 10

1.4. Vai trò của ngân hàng và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới đất nước 11

1.4.1. Vai trò của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới đất nước 11

1.4.2. Vai trò của ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới đất nước 12

1.5. Quản lý giảng dạy và học tập tiếng Anh trong trường đại học 13

1.5.1. Quản lý mục tiêu môn học 13

1.5.2. Quản lý trình độ đầu vào của sinh viên 14

1.5.3. Quản lý nội dung chương trình môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng 15

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật dạy học 17

1.5.5. Quản lý việc tổ chức dạy - học tiếng Anh 17

1.5.6. Quản lý việc thực hiện các phương pháp dạy học môn tiếng Anh 18

1.5.7. Quản lý trình độ của giảng viên 22

1.5.8. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của sinh viên Việt Nam trong thời kì đổi mới 23

Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNGTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 27

2.1 . Vài nét về Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 27

2.1.1. Quá trình phát triển 27

2.1.2. Mục tiêu và kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học 28

2.1.3. Yêu cầu về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới của đất nước 30

2.1.4. Chương trình đào tạo môn học tiếng Anh 31

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phô Hồ Chí Minh 31

2.2.1. Đánh giá chung về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp trong tương

lai của sinh viên 32

2.2.2. Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hang 34

2.2.3. Thực trạng việc quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy môn tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng 38

2.2.4. Thực trạng việc quản lý nội dung, chương trình giảng dạy tiếng Anh 39

2.2.5. Thực trạng việc quản lý thi và kiểm tra tiếng Anh của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng 40

2.2.6. Thực trạng quản lý việc thực hiện dạy - học tiếng Anh 44

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59

3.1. Tăng cường phổ biến vai trò của tiếng Anh 59

3.2. Cải thiện điều kiện dạy và học tiếng Anh 59

3.2.1. Về công tác quản lý tổ chức quá trình dạy -học 59

3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy và học tiếng Anh 63

3.3. Chuẩn hóa chương trình và giáo trình 64

3.4. Đổi mới phương pháp dạy - học 65

3.5. Cải tiến phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá và quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá 68

3.6. Nâng cao trình độ của giảng viên 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài‌


Nhân dân Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên toàn thế giới đang sống trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Đây là thời kỳ mà theo nhiều nhà khoa học đầu ngành thuộc mọi lĩnh vực nhận định: Ngày nay đang xuất hiện một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức, một thế giới phụ thuộc vào nhau mà phát triển (nếu không gọi là toàn cầu hóa) trong khi mỗi nước vẫn giữ vững nền độc lập, tự chủ và bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước mình.

Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp." [ 29 ; 222]

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam, hoạt động ngân hàng có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thúc đẩy kinh tế hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế. Chính hệ thống các ngân hàng là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế để tạo ra môi trường tiền tệ - tài chính rộng mở và an toàn cho các chủ thể kinh tế có thể hội nhập một cách thuận lợi nhất. Sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam luôn gắn bó với sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

Một trong những yếu tố quyết định để ngành ngân hàng hoàn thành sứ mạng của mình là nguồn nhân lực. Thực tế đã chứng minh, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người cán bộ ngân hàng không những phải giỏi về trình độ chuyên môn, vi tính mà còn phải giỏi về ngoại ngữ. Bởi vì, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, hơn lúc nào hết, ngoại ngữ là một công cụ để giúp cho người sử dụng nó tiếp thu các tư tưởng và kỹ thuật tiên tiến, đồng thời tạo lập những mối quan hệ cần thiết, đôi khi có tính quyết định cho thành công.

Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của thực tế về việc đào tạo con người mới cho nền kinh tế tri thức, xu hướng phát triển tất yếu của ngành Ngân hàng Việt Nam đã đặt ra cho Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh một nhiệm vụ hết sức quan


trọng. Đó là phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy-học, trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy - học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có thể đáp ứng được mọi đòi hỏi khắt khe của xã hội.

Tuy nhiên, việc dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều điều bất cập: nội dung chương trình học, kế hoạch dạy-học, giáo trình, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, dẫn đến chất lượng dạy và học tiếng Anh bị hạn chế. Chính vì vậy, đề tài: "Khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường" được nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài‌


Khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh nhằm tìm ra các giải pháp quản lý hữu hiệu trong việc dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu‌


3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý việc dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên dạy môn tiếng Anh tại trường và sinh viên của trường.

4. Giả thuyết khoa học của đề tài‌


Nếu được tác động tích cực bởi các biện pháp quản lý hữu hiệu thì chất lượng dạy và học môn tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài‌


5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài


5.2. Tìm hiểu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý việc dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

6. Giới hạn đề tài‌


6.1.Phạm vi nghiên cứu :


Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

6.2. Địa bàn nghiên cứu :


Hoạt động dạy và học tiếng Anh của sinh viên và giảng viên tiếng Anh, Bộ môn Ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phương pháp nghiên cứu‌


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây đã được thực hiện trong quá trình chúng tôi làm nhiệm vụ nghiên cứu:

7.1. Nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề

tài


7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò dành cho sinh viên và giảng viên


Quá trình tiên hành:


7.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến


Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng dựa trên cơ sỏ lý luận, mục đích và nhiệm

vụ của đề tài nghiên cứu, đồng thời dựa trên sự tham khảo những đề tài có liên quan đã được nghiên cứu .

Phiếu trưng cầu ý kiến có hai loại:


- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên gồm 40 câu hỏi được soạn thảo dưới những hình thức khác nhau (xem phụ lục 1). Đa số câu hỏi gồm 3 lựa chọn, có một số câu hỏi có 5 lựa chọn để giảng viên lựa chọn một lựa chọn. Có loại câu hỏi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022