gồm 7 lựa chọn và giảng viên được quyền chọn một hoặc hơn một điều mà họ thấy phù hợp với ý kiến của mình .
- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên gồm 44 câu được soạn thảo dưới nhiều hình thức khác nhau (xem phụ lục 2). Đa số câu hỏi có 3 lựa chọn, có một số câu hỏi có 2 hoặc 5 lựa chọn để sinh viên chọn một lựa chọn. Cũng có loại câu hỏi gồm 7 lựa chọn và sinh viên được quyền chọn một hoặc hơn một lựa chọn mà họ thấy phù hợp với ý kiến của mình .
Hai bản trưng cầu ý kiến trên có nội dung cơ bản về thực trạng công tác quản lý việc dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2. Giai đoạn 2 : Trưng cầu ý kiến
7.2.3. Giai đoạn 3 : Tiến hành phân loại, xử lý số liệu, thống kê tần số, tính phần
trăm và nhận xét về từng vấn đề
7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 1
- Vai Trò Của Ngoại Ngữ Trong Thời Kỳ Đổi Mới Đất Nước
- Quản Lý Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Ngoại Ngữ Nói Chung Và Tiếng Anh Nói Riêng Của Sinh Viên Việt Nam Trong Thời Kì Đổi Mới
- Mục Tiêu Và Kết Quả Đào Tạo, Nghiên Cứu Khoa Học
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Mục đích của phương pháp nghiên cứu sản phẩm là để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên khi bắt đầu vào trường và khi ra trường nhằm xác định chính xác nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình tiến hành:
7.3.1. Kiểm tra đầu vào:
- Xây dựng bài kiểm tra đầu vào dựa trên chương trình tiếng Anh mà sinh viên đã
học ở trường phổ thông
- Tổ chức cho sinh viên làm bài kiểm tra
- Chấm bài và phân loại kết quả: thống kê tần số bài đạt loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và tính tỷ lệ phần trăm
7.3.2. Lấy kết quả đầu ra
- Liên hệ với các khoa để xin kết quả thi hết môn của sinh viên
- Tiến hành phân loại, thống kê tần số, tính tỷ lệ phần trăm
7.3.3. So sánh kết quả đầu vào và đầu ra, vẽ đồ thị minh họa và viết nhận xét
7.4. Tổng kết kinh nghiệm
7.5. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu. Tất cả số liệu thống kê được xử lý theo phần mềm SPSS for Win 9.1.
Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý các số liệu thu thập được để định lượng các kết quả nghiên cứu.
Thống kê kết quả của các phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý thô. Thống kê tần số.
Tính tỷ lệ phần trăm.
8. Tiến trình nghiên cứu
8.1. Hoàn chỉnh tóm tắt đề cương tháng 8/2003
8.2. Thăm dò ý kiến giảng viên, và sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh: tháng 9 và 10 năm 2003.
8.3. Tìm hiểu nội dung chương trình và kế hoạch dạy-học của một số trường đại học thuộc khối các ngành kinh tế: tháng 9, 10/2003
8.4. Xử lý số liệu: tháng 04/2004
8.5. Viết báo cáo kết quả và hoàn thành luận văn: tháng 10 /2004.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học, trong đó có việc quản lý dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành, nhiều nhà khoa học, cán bộ giảng dạy đã quan tâm, nghiên cứu đề tài đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học như:
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục của Nguyễn Đức Quyết "Thực trạng và một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu qua sử dụng ngoại ngữ của cán bộ giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2002. [12]
Tác giả đã khảo sát để đánh giá đúng trình độ ngoại ngữ, thực tế và hiệu quả sử dụng ngoại ngữ trong công tác chuyên môn-nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đã phân tích rò các nguyên nhân của thực trạng đó để đưa ra giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường.
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục của Trần Thị Bình "Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2002.
Tác giả đã tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa đã nêu ở trên của trường [18].
- Trong các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục... nhiều bài tham luận, nhiều ý kiến khoa học cũng đã được đề xuất như :
- Bài: "Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ hệ không chính quy của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội" của PGS.TS. Trần Hữu Luyến - Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, [ 17 ] .
- Bài: "Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ hệ không chính quy nhìn từ góc độ động lực" của Trần Xuân Điệp - cán bộ giảng dạy Khoa Anh - Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bài : "Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ không chính quy" của giảng viên Kim Văn Tất - Khoa Ngôn ngữ và Văn học Anh Mỹ
- Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bài : "Phát huy tính tích cực học tập - là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ không chính qui" của TS. Đỗ Thị Châu - Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia - Hà Nội...
Những bài viết trên đã được in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học : "Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế xã hội" được tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001. Trong các bài tham luận này, các tác giả từ những góc độ khác nhau đã đề cập đến những vấn đề khác nhau của công tác quản lý chất lượng đào tạo, đến cách dạy và học ngoại ngữ và đều thống nhất một ý kiến rằng - cần phải đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên.
Trên tạp chí nghiên cứu giáo dục, ngày càng xuất hiện nhiều bài viết về các vấn đề của giáo dục ngoại ngữ. Bài : "Giáo dục ngoại ngữ trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập" của Bùi Hiền đăng tải trên tạp chí giáo dục số 44/2002; bài "Hệ đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành II một loại hình đào tạo mới" của TS. Nguyễn Ngọc Ly Liên; bài "Về việc dạy tiếng Anh hệ tại chức của Th.S. Phạm Khải Hoàn ... đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Giáo Dục số 10/92 ... .
Ngay tại Hội nghị Giáo dục Đại học được tổ chức vào tháng 3 năm 2004 tại Hà Nội, trong bài phát biểu "Những kiến nghị về giải pháp cấp bách để đổi mới giáo dục Việt Nam và Hội nhập quốc tế. "GS.TS. Mai Quốc Liên cũng thấy rằng: "Cần cấp
bách có một chiến lược ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trường học toàn quốc." [ 9 ; 6]
Các đề tài và nghiên cứu được nêu ở trên đã đề cập đến nhiều vấn đề của việc quản lý việc dạy và học ngoại ngữ trong đó có dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên, chưa thấy tác giả nào nghiên cứu sâu vấn đề một cách có hệ thống về quản lý dạy và học tiếng Anh trong một trường đại học cụ thể thuộc khối các ngành kinh tế.
Vì thế, tôi hy vọng rằng nghiên cứu đề tài này sẽ trực tiếp góp phần vào việc cải tiến, đổi mới phương pháp quản lý việc dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
1.2. Những khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý Giáo dục
Có thể hiểu quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Quản lý giáo dục một cách khoa học đòi hỏi người quản lý phải có những hiểu biết về đối tượng quản lý (giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên, các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục) và phải biết cách vận dụng linh hoạt các qui luật, các phương pháp thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. Đối tượng trong quản lý giáo dục là những con người cụ thể và các mối quan hệ được hình thành một cách tự nhiên giữa các con người cụ thể, giữa các nhóm người, tạo nên một mạng lưới phức tạp và đa dạng mà chủ thể quản lý phải xử lý khi thực hiện các chức năng của mình. Nhiệm vụ của quản lý là biết biến các mối quan hệ nói trên thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để thực hiện mục tiêu. Ở khía cạnh này, quản lý là một nghệ thuật. Đó là bí quyết làm việc với con người, bí quyết sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi đối phó với những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức. Quản lý giáo dục có các chức năng chính như: lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra và ra quyết định. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn nói trên để thực hiện các chức năng quản lý, đảm bảo cho việc thực thi các quyết định giáo dục và có liên quan đến giáo dục thành công trong thực tiễn.
1.2.2. Quản lý chất lượng giáo dục đại học
Quản lý chất lượng giáo dục đại học là hoạt động nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo của những trường đại học. Hệ thống quản lý chất lượng đại học thường phải triển khai các hoạt động sau:
Xây dựng tiêu chí, quy trình, các tài liệu hướng dẫn và công cụ để đánh giá
chất lượng đại học.
Theo dòi đảm bảo chất lượng và các hoạt động tự đánh giá bên trong với sản phẩm là một báo cáo tự đánh giá.
Tổ chức các đợt đánh giá từ bên ngoài về chất lượng khái quát của từng trường đại học hoặc từng ngành đào tạo, công bố báo cáo đánh giá.
Phổ biến các điển hình tốt về đảm bảo chất lượng đại học, về phương pháp
giảng dạy, phương pháp thi cử. [2;324]
1.2.3. Quá trình dạy học đại học
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động thống nhất của thày (tác nhân) và trò (chủ thể), trong đó thày giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động học của trò, tạo điều kiện cho trò tích cực, độc lập hoạt động nhằm nắm vững được đối tượng của việc dạy học (tri thức, kĩ năng, thái độ ...)
Quá trình dạy học cũng có khi được gọi là quá trình sư phạm theo nghĩa hẹp. Quá
trình sư phạm theo nghĩa rộng bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục.
Quy luật cơ bản của quá trình dạy học: hoạt động dạy và hoạt động học phải thống nhất và biện chứng với nhau. Dạy và học là hai mặt không thể thiếu được của quá trình dạy học. [2.,326]
1.3. Yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng
1.3.1. Yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục - đào tạo
Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được trước mục tiêu đào tạo đã đề ra cho một chương trình đào tạo.
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, năng lực hành nghề, giá tri nhân cách của người tốt nghiệp một chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo đại học không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên ... mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và sự thích ứng của người đã được đào tạo với thị trường lao động. Điều này được phản ánh ở tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan hay các tổ chức sản xuất, dịch vụ cùng với khả năng phát triển nghề nghiệp của họ tại các cơ sở này.
Từ quan niệm trên về chất lượng đào tạo, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học đối với từng ngành đào tạo bao gồm các tiêu chí sau:
- Các phẩm chất về xã hội, nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm, uy tín ...)
- Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý
- Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn
- Năng lực hành nghề
- Khả năng thích ứng với thị trường lao động
- Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp
1.3.2. Yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo đại học
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng xác định: "Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử. Đề cao tính tự chủ của các trường đại học." [ 31 ; 203 -204 ]
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xác định kế hoạch triển khai công tác đổi mới chất lượng giáo dục trong đó khẳng định: "Các trường đại học, cao đẳng đẩy nhanh quá trình đổi mới và hiện đại hóa nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; tăng cường dạy ngoại ngữ và công nghệ
thông tin; liên kết với các trường đại học, cao dẳng có uy tín trong khu vực và trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập với nền giáo dục các nước ... Các trường phải đảm bảo đủ giáo trình và tài liệu học tập cho sinh viên, chú ý sử dụng thông tin, tư liệu khoa học qua Internet[ 5 ].
Trước những yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác giáo dục-đào tạo không thể coi nhẹ việc giáo dục ngoại ngữ nói chung và giáo dục tiếng Anh nói riêng trong các trường đại học. Ngoại ngữ là một phương tiện đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.4. Vai trò của ngân hàng và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới đất nước
1.4.1. Vai trò của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới đất nước
Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại nói chung và trong nền kinh tế nước ta nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt.
Ngành ngân hàng mà đứng đầu là Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ, cung ứng tiền cho nền kinh tế, điều hành chính sách lãi suất, điều hành chính sách tỷ giá, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế có một sự phát triển bền vững, lâu dài.
Có thể nói Ngân hàng Trung ương là một cơ quan quản lý vĩ mô có chức năng điều tiết mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương chỉ là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Trung ương không trực tiếp quan hệ với các chủ thể trong nền kinh tế, mà chính các ngân hàng thương mại mới là các tổ chức có chức năng huy động các nguồn vốn, quan hệ với Ngân hàng Trung ương để tái cấp vốn, qua đó sử dụng nguồn vốn huy động để cung ứng cho nền kinh tế, tổ chức thanh toán hộ cho khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng khác cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu.