Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình – Phân Tích Hồi Quy


Nhân tố thứ 3 gồm có 6 biến quan sát


Cau 1

Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rò ràng

Cau 2

Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

Cau 3

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học

Cau 6

Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành

Cau 43

Khóa học đáp ứng những mong đợi của cá nhân bạn

Cau 50

Kiến thức có được từ khóa học giúp cho sinh viên tự tin về khả năng tìm

việc làm sau khi ra trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


Các biến của nhân tố thứ 3 thuộc 4 biến của thành phần chương trình đào tạo và 2 biến của phần Kết quả đạt được chung về khóa học. Nội dung của các biến này tập trung vào mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo và sự phù hợp giữa chương trình đào tạo và với mục tiêu. Từ đó ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 3 là” “Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo”

Nhân tố thứ 4 gồm có 3 biến quan sát


Cau 11

Giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy

Cau 17

Giảng viên đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học

Cau 18

Giảng viên kiểm tra đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập


Nhân tố thứ 4 gồm 3 biến thuộc phần Giảng viên, tập trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thức 4 là: “Phương pháp giảng dạy và kiểm tra”

Nhân tố thứ 5 gồm có 3 biến quan sát


Cau 36

Thư viên có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng

Cau 37

Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập,

nghiên cứu của sinh viên

Cau 38

Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng


Nhân tố thứ 5 gồm 3 biến thuộc phần Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của các biến này phản ánh các yếu tố về thư viện của trường. Từ nội dung của 3 biến này ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 5 là “Thư viện”


Nhân tố thứ 6 gồm có 3 biến quan sát


Cau 33

Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu

Cau 34

Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành

của sinh viên

Cau 35

Phòng máy tính có nhiều máy và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học

tập của sinh viên


Nhân tố thừ 6 gồm 3 biến của phần Tổ chức, quản lý đào tạo. Các biến này tập trung vào các trang thiết bị, máy móc phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 6 là: “Trang thiết bị phục vụ học tập”

Nhân tố thứ 7 gồm có 4 biến quan sát


Cau 23

Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý

Cau 24

Thời gian học tập được bố trí thuận lợi cho sinh viên

Cau 31

Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi

Cau 32

Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng


Nhân tố này gồm 4 biến quan sát thuộc phần Tổ chức, quản lý đào tạo. các biến này tập trung vào nơi học tập, số lượng cũng như tổ chức bố trí học tập. Từ 4 biến này ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 7 là “Điều kiện học tập”

Nhân tố thứ 8 gồm có 3 biến quan sát


Cau 28

Giáo trình mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng

Cau 29

Giáo trình được biên soạn rò ràng, đảm bảo nội dung chính xác

Cau 30

Giáo trình giúp sinh viên tự học được


Nhân tố thứ 8 gồm có 3 biến quan sát, các biến này tập trung vào số lượng, nội dung và tác dụng của giáo trình, ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 8 là “Giáo trình”

Nhân tố thứ 9 gồm có 4 biến quan sát


Cau 14

Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

Cau 19

Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác

Cau 20

Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với sinh viên

Cau 27

Công tác tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ


Nhân tố này gồm 4 biến quan sát của mục Giảng viên và mục Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của 4 biến này tập trung vào việc tổ chức và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Từ nội dung đó ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 8 là “Công tác kiểm tra đánh giá”

Nhân tố thứ 10 gồm có 3 biến quan sát


Cau 21

Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy

Cau 22

Sinh viên được thông báo đầy đủ các tiêu chí đánh giá kết quả học tập

Cau 41

Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật

thường xuyên


Nhân tố thứ 10 gồm 3 biến quan sát của mục Tổ chức, quản lý đào tạo. 3 biến này phản ánh sự kết nối thông tin và giữa nhà trường và sinh viên vì vậy ta có thể tạm đặt tên cho nhân tố này là “Thông tin đào tạo”

Nhân tố thứ 11 gồm có 4 biến quan sát


Cau 4

Tổng số tín chỉ của tất cả các môn trong chương trình là phù hợp

Cau 5

Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của

sinh viên

Cau 25

Các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau phù hợp với tính chất của từng

môn học

Cau 26

Đề thi bám sát với nội dung và mục tiêu của từng môn học


Nhân tố thứ 11 gồm 2 biến của mục Chương trình đào tạo và 2 biến của mục Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của 4 biến này phản ánh sự phù hợp, mềm dẻo của cấu trúc chương trình đào tạo và sự phù hợp trong quá trình kiểm tra đánh giá đối với từng môn học. Từ các biến này ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 11 là “Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo”

Nhân tố thứ 12 gồm có 2 biến quan sát


Cau 39

Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng

các yêu cầu của sinh viên

Cau 40

Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên


Nhân tố này gồm 2 biến thuộc mục Tổ chức, quan lý đào tạo. Nội dung của 2 biến này phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu của sinh viên và thái độ phục vụ của


nhân viên hành chính. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 12 là “Mức độ đáp ứng công tác hành chính”

Nhân tố thứ 13 gồm 2 biến quan sát


Cau 51

Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học?

Cau 52

Bạn hài lòng về hoạt động đào tạo cũng như môi trường học tập của

trường ĐH KHTN TPHCM?


Nhân tố này gồm 2 biến trong mục Đánh giá chúng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của nhà trường. Vì vậy, ta đặt tên cho nhân tố thứ 13 là “Sự hài lòng của sinh viên”

Nhân tố thứ 14 gồm có 3 biến quan sát


Cau 7

Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật

Cau 8

Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào

tạo và chương trình giáo dục khác

Cau 42

Sinh viên được rèn luyện về đạo đức, tác phong và nhân cách


Nhân tố thứ 14 gồm 2 biến quan sát thuộc Chương trình đào tạo và 1 biến thuộc Kết quả đạt được chung về khóa học. Nội dung của các biến tập trung vào khía cạnh mới, hiện đại của nội dung chương trình đào tạo; tính liên thông giữa chương trình đào tạo của nhà trường với các chương trình đạo tạo khác. Bên cạnh đó biến còn phản ánh được ảnh hưởng của chương trình đến việc hình thành, rèn luyện đạo đức tác phong nhân cách của sinh viên. Từ đó, ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Nội dung CTĐT và rèn luyện sinh viên”


4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – phân tích hồi quy

Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 14 nhân tố được phân tích trên trong đó lấy nhân tố Sự hài lòng của sinh viên là biến phụ thuộc và 13 nhân tố còn lại là biến độc lập.

Bằng việc áp dụng phương pháp chọn biến từng bước (stepwise selection) ta thu được kết quả hồi quy theo Phụ lục 3. Kết quả này cho giá trị R2 = 0,236, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu mẫu là 23,6%.


Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 40.633, giá trị sig. rất nhỏ bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1.788 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Phụ lục 3) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.996). Do đó có kể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng Đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)

Kết quả hồi quy ở bảng 4.4 cho thấy có đến 6 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với sự hài lòng của sinh viên với mức ý nghĩa Sig.t < 0.05


Bảng 4.4: Kết quả hồi quy đa biến



Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê cộng tuyến


B

Sai số chuẩn


Beta

Độ chấp nhận

VIF

Hằng số

.441

.222


1.984

.048



Su phu hop va muc do dap ung cua CTDT

.295

.051

.210

5.740

.000

.721

1.387

Muc do dap ung

.133

.035

.133

3.816

.000

.795

1.258

Trinh do va su tan tam cua GV

.194

.057

.123

3.391

.001

.739

1.353

Trang thiet bi phuc vu hoc tap

.088

.037

.084

2.379

.018

.781

1.281

Ky nang chung

.139

.054

.097

2.578

.010

.681

1.469

Dieu kien hoc tap

.077

.034

.080

2.297

.022

.805

1.242


Từ đó, ta xác định được phương trình hồi quy bội như sau: Mức độ hài lòng của SV = 0.139 * kỹ năng chung

+ 0.194 * Trình độ và sự tận tâm của GV

+ 0.295* Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của CTĐT

+ 0.088 * Trang thiết bị phục vụ học tập

+ 0.077 * Điều kiện học tập

+ 0.133 * Mức độ đáp ứng

+ 0.441

Tuy nhiên thông qua biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính (hình 4.3) cho ta thấy các các giá trị phần dư không phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 mà phân tán một cách có hệ thống theo các đường thẳng chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính bị vi phạm.

Hình 4 3 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy 1

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính

Bên cạnh đó khi kiểm định tương quan hạn giữa giá trị phần dư và 13 nhân tố cho thấy được phương sai của sai số thay đổi (bảng 4.5). Điều này làm cho các ước


lượng của các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố không nằm trong phương trình hồi quy không hẳn không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này sẽ được phân tích rò hơn trong phần sau.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Pearson của phần dư chuẩn hóa và 13 nhân tố

Nhân tố


phandu

Ky nang chung

Tương quan hạng Pearson

-.095(**)

Sig. (1-tailed)

.004

Trinh do, tac phong cua GV

Tương quan hạng Pearson

-.071(*)

Sig. (1-tailed)

.023

Su phu hop va muc do dap ung cua CTDT

Tương quan hạng Pearson

-.095(**)

Sig. (1-tailed)

.004

Phuong phap giang day va kiem tra

Tương quan hạng Pearson

-.071(*)

Sig. (1-tailed)

.022

Thu vien

Tương quan hạng Pearson

-.048

Sig. (1-tailed)

.087

Trang thiet bi phuc vu hoc tap

Tương quan hạng Pearson

-.026

Sig. (1-tailed)

.232

Dieu kien hoc tap

Tương quan hạng Pearson

-.051

Sig. (1-tailed)

.074

Giao trinh

Tương quan hạng Pearson

-.070(*)

Sig. (1-tailed)

.024

Cong tac kiem tra danh gia

Tương quan hạng Pearson

-.011

Sig. (1-tailed)

.383

Thong tin dao tao

Tương quan hạng Pearson

-.083(**)

Sig. (1-tailed)

.010

Su phu hop trong to chuc DT

Tương quan hạng Pearson

-.107(**)

Sig. (1-tailed)

.001

Muc do dap ung

Tương quan hạng Pearson

-.087(**)

Sig. (1-tailed)

.007

Noi dung CTDT va ren luyen sv

Tương quan hạng Pearson

-.133(**)

Sig. (1-tailed)

.000

** Correlation is significant at the 0.01 level (1-tailed).

* Correlation is significant at the 0.05 level (1-tailed).

Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu được và kết quả ban đầu cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 6 nhân tố theo bảng 4.4. Tuy nhiên, khi dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính thì giả định liên hệ tuyến tính và giả định phương sai của sai số


không đổi của mô hình hồi quy bị vi phạm. Điều này dẫn đến việc các nhân tố không thuộc phương trình hồi quy vẫn có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, khi tiến hành phân tích sự hài lòng của sinh viên ta phải phân tích ở cả 13 nhân tố có được từ phân tích EFA.


4.3 Thang sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM

Theo kết quả thống kê tần số của 52 câu hỏi (phụ lục 1) cho thấy giá trị trung bình tập trung nhiều trong khoảng 3 – 4 và có đến 48 câu có yếu vị là điểm 4 trên thang đo Likert. Để thuận tiện cho việc nhận xét ta quy ước các mức độ hài lòng như sau:

Thang Mức độ hài lòng

1.00 Rất không hài lòng

1.01 – 2.00 Không hài lòng

2.01 – 3.00 Hài lòng

3.01 – 4.00 Hài lòng cao

4.01 – 5.00 Hài lòng rất cao


Theo sự quy ước này, ta sẽ áp dụng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên theo các nhân tố đã được phân tích trên. Trước tiên ta sẽ phân tích các nhân tố nằm trong phương trình hồi quy và sau đó sẽ phân tích đến các yếu tố còn lại.


4.3.1 Sự hài lòng của sinh viên đối với kỹ năng chung sinh viên đạt được sau khóa học

Những kết quả đạt được từ khóa học như: kiến thức, năng lực và kỹ năng hình thành sau khi tham gia khóa học là điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng quan tâm. Họ mong đợi mình có được một nền tảng kiến thức vững chắc, những năng lực nhất định và những kỹ năng tốt đáp ứng được cho cuộc sống trong tương lai (theo hộp 3.1):

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí