và hình ảnh. Trong đó, chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà sinh viên thực sự nhận được từ quá trình đào tạo. Mô hình được tiến hành khảo sát trên 352 sinh viên của trường và cho kết quả nghiên cứu: yếu tố Chất lượng kỹ thuật có tác động mạnh nhất đến Mức độ hài lòng, tiếp đến là yếu tố Chất lượng chức năng và cuối cùng là yếu tố hình ảnh.
Cũng trong năm 2010, TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục – trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã trình bày trong Hội thảo “Đánh giá Xếp hạng các trường ĐH – CĐ Việt Nam” của VUN, tổ chức tại Huế ngày 16/4/2010 nghiên cứu về “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam” [7]. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên (SV) về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi theo nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu là thu thập các đánh giá của sinh viên đang học và sinh viên tốt nghiệp về chất lượng giảng dạy và quản lý của các trường đại học Việt Nam. Sinh viên thể hiện mức độ hài lòng của mình theo thang bậc 5 với 5 là ‘rất hài lòng’ và 1 là ‘rất không hài lòng’. Đề tài đã tiến hành khảo sát ở hơn 18 đại học trong cả nước. Trong đó có 2 đại học Quốc gia (ĐHQG Tp. HCM : 363 SV, ĐHQG Hà Nội : 302 SV), 3 đại học vùng (ĐH Thái Nguyên : 311 SV, ĐH Huế :155 SV, Trường ĐH Cần Thơ (có thể xem là ĐH vùng theo quan điểm của đề tài) : 151 SV) và hơn 10 đại học ngành (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: 216 SV, Trường ĐH Thương Mại: 165 SV, Trường ĐH Mở Bán Công Tp. HCM (hiện nay là Trường ĐH Mở Tp. HCM) : 157 SV, Trường ĐH Y Dược Tp. HCM : 152 SV, Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM: 145 SV, Trường ĐH Thuỷ Sản Nha Trang (hiện nay là Trường ĐH Nha Trang): 140 SV, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội : 138 SV, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân: 96 SV, trường ĐH Mỹ Thuật Tp. HCM : 31 SV và sinh viên của các trường ĐH khác với tổng số là 2529 SV tham gia. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của SV đang học và SV tốt nghiệp của Việt Nam đang ở khoảng từ trung bình đến trên trung bình, trong đó có khoảng một số nhỏ trường (4 trường) là có chỉ số dưới trung
bình. Một số các trường khác có chỉ số hài lòng là khá thấp, có thể xem là dưới trung bình. Đặc biệt, mức độ hài lòng của cả SV đang học và SV tốt nghiệp về chất lượng quản lý là thấp hơn mức độ hài lòng về giảng dạy. Bài viết cũng khuyến cáo rằng các số liệu sử dụng trong khảo sát không cho thấy trực tiếp chất lượng tổng thể của các trường đại học. Ngoài ra, do số liệu được thực hiện cách đây 5 năm, nên giá trị thực tế đã có thể khác đi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi các trường đang thực hiện tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý.
Qua những nghiên cứu trên ta thấy được mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo là khác nhau đối với từng trường, từng đối tượng khảo sát. Việc khác nhau này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo mà trường đó cung cấp cho đối tượng mà mình phục vụ. Ngoài ra các yếu tố về nhân khẩu học của đối tượng được khảo sát cũng có sự tác động khác nhau đến sự hài lòng đối với từng trường. Điều này giúp cho tôi mong đợi rằng kết quả nghiên cứu trên một đối tượng khác sẽ cho ra những điểm khác nhau so với các nghiên cứu trước và có thể dựa vào đó để từng bước đáp ứng kỳ vọng của đối tượng mà trường ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM đang phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
Chương 3. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Hoạt động đào tạo của trường ĐH KHTN.
Trường ĐH KHTN được chính thức thành lập theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM để tham gia vào Đại học Quốc gia TP.HCM.
Mục tiêu và sứ mạng của Trường là đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đóng vai trò nòng cốt trong Đại học Quốc gia Tp.HCM, tạo ra những sản phẩm tinh hoa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Hàng năm Trường có trên 2.000 Cử nhân và gần 80 Thạc sĩ, Tiến sĩ ra trường, cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học tự nhiên cho Tp.HCM và các tỉnh trong toàn quốc.
Trường hiện có 09 Khoa; 17 trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ. Hiện nay, Trường đang có 31 chuyên ngành ở bậc sau đại học và 12 ngành (52 chuyên ngành) đào tạo ở bậc đại học: Toán - Tin học, Công nghệ Thông tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Khoa học Môi trường, Công nghệ Sinh học, Khoa học Vật liệu, Điện tử Viễn thông; Hải Dương học - Khí tượng và Thủy văn, Công nghệ môi trường. Trong đó ngành Công nghệ Thông tin do trường đào tạo (thuộc 1 trong 10 chương trình tiên tiến đầu tiên của Bộ GD&ĐT) nhiều năm liền được Bộ xếp hạng và đánh giá cao. Tháng 12/2009, ngành CNTT của Trường đã được tổ chức quốc tế AUN kiểm định chất lượng đánh giá cho điểm cao nhất nước, xếp hạng 2 trong toàn khu vực Đông Nam Á.
Quy mô đào tạo của trường trong những năm qua không ngừng được mở rộng, ngoài sinh viên hệ chính quy tập trung nhà trường còn đào tạo thêm các hệ Cao đẳng, Cử nhân 2, Hoàn chỉnh, Từ xa, Vừa học vừa làm. Số lượng thí sinh dự thi vào trường qua các năm cũng tăng lên một cách đáng kể: từ năm học 2007 - 2008 trở về trước con số thí sinh dự thi vào trường là khoảng 10000 và con số này đã tăng vọt
lên hơn 20000 trong các năm học 2008 – 2009 và 2009 – 2010. Với một số lượng lớn sinh viên đang theo học, Trường ĐHKHTN là một trong các trường trực thuộc ĐHQG có đội ngũ giảng viên đông đảo có chuyên môn và trình độ cao để phục vụ cho công tác giảng dạy. Theo thống kê tháng 12/2009, trường KHTN có tổng số lượng giảng viên cơ hữu là 627 (02 Giáo sư, 39 Phó giáo sư, 01 Tiến sĩ khoa học, 70 Tiến sĩ, 229 Thạc sĩ và 286 Đại học), đội ngũ này có đủ khả năng để thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Hiện tại trường ĐH KHTN có 2 cơ sở: cơ sở chính đặt tại 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, TP.HCM và sơ sở 2 đặt tại Phường Linh trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM với tổng diện tích sử dụng 99000m2 được sử dụng để làm nơi làm việc, nơi học tập và vui chơi giải trí cho sinh viên. Trong các năm qua, Trường được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng các ngành mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, Công nghệ Sinh học, Khoa học vật liệu với các phòng thí nghiệm có thiết bị hiện đại, đặc biệt là Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc của Trường đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế đánh giá cao về thành tích đào tạo cán bộ và nhân lực cho ngành hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh, thụ tinh trong ống nghiệm tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam; đồng thời là phòng thí nghiệm tiên phong về nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Hiện tại Trường đang thực hiện các bước quy hoạch mở rộng tại cơ sở Linh Trung - Thủ Đức để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường.
Hoạt động đào tạo của nhà trường chịu sự quản lý chính của Hiệu trưởng và tư vấn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo (theo sơ đồ hình 3.1).
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức trường ĐH KHTN
Trong đó:
- Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong việc định hướng phát triển công tác đào tạo đại học và cao đẳng; tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát toàn bộ công tác giảng dạy và học tập các hệ và loại hình đào tạo bậc đại học - cao đẳng của Trường.
- Phòng Đào tạo Sau dại học có chức năng nhiệm vụ tổ chức và quản lý phần đào tạo sau Đại học của Trường.
- Phòng Công tác Sinh viên có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Xây dựng chủ trương và kế hoạch tổ chức quản lý sinh viên theo sự phân công của Hiệu trưởng. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác sinh viên theo nhiệm vụ được giao.
- Phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế có chức năng tham mưu, tư vấn và thực hiện quản lý khoa học công nghệ (các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đề tài các cấp (nghị định thư, nhà nước, trọng điểm ĐH Quốc Gia, cấp Bộ và cấp cơ sở), chuyển giao công nghệ (CGCN), vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,...). Về Quan Hệ Quốc tế (QHQT) có chức năng tham mưu và giúp
cho Hiệu Trưởng trong công tác phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực chuyên môn.
- Các Khoa/ Bộ môn là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN; triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp; gắn hoạt động đào tạo với NCKH-CGCN, phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên. Quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc khoa. Quản lý người học theo quy định của trường; Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; tổ chức biên soạn giáo trình; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; Đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý, bảo trì cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo, NCKH-CGCN.
Bên cạnh đó trường còn có các phòng/ ban, các trung tâm và các đơn vị phục vụ đào tạo như: Ban thanh tra đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Quản trị thiết bị, Trung tâm cải tiến phương pháp dạy và học đại học, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Đoàn thanh niên, Thư viện, Ký túc xá, Phòng thí nghiệm… Các đơn vị này góp phần vào hoạt động tổ chức đào tạo của nhà trường, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động này được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thiết kế công cụ điều tra khảo sát (bảng hỏi)
Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên trước tiên phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng này. Theo G.V. Diamantis và V.K.Benos [25] dẫn theo
Siskos et al. (2005) cho rằng sự hài lòng tổng thể của sinh viên bao gồm các tiêu chí theo hình 3.2:
Hình 3.2: Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí sự hài lòng của sinh viên
- Đào tạo: liên quan đến yếu tố chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm sự đa dạng của khóa học, giờ dạy, giáo trình, định hướng nghề nghiệp, kiến thức của giảng viên, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt của giảng viên, phương pháp đánh giá…
- Cơ sở hạ tầng – hữu hình liên quan đến tiện nghi và thiết bị kỹ thuật của trường học bao gồm trang thiết bị trường học, thiết bị phòng thí nghiệm, giờ mở cửa phòng thí nghiệm, sự đầy đủ của thư viện, thư viện điện tử, không gian thư viện…
- Hỗ trợ hành chính: bao gồm các yếu tố kiến thức nhân viên, độ tin cậy, tốc độ xử lý, và mức độ thân thiện của cán bộ phục vụ.
- Hình ảnh của Khoa: liên quan đến uy tín, tin cậy và sự công nhận của trường đại học bao gồm các yếu tố kỳ vọng, thị trường việc làm, hoạt động xúc tiến và mối liên hệ với thị trường việc làm.
Dựa vào cấu trúc thứ bậc các tiêu chí hài lòng này kết hợp với Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường ĐH (theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) [2] tác giả đưa ra bảng hỏi khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN gồm 5 phần chính theo bảng 3.1:
Bảng 3.1: Các thành phần của bảng hỏi
Nội dung | Số câu | |
I | Chương trình đào tạo | 8 |
II | Đội ngũ giảng viên (GV) | 12 |
III | Tổ chức, quản lý đào tạo | 21 |
IV | Kết quả đạt được chung về khóa học | 9 |
V | Đánh giá chung | 2 |
Tổng | 52 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Parasuraman Et Al (1985, Dẫn Theo Nguyễn Đinh Thọ Et Al, 2003)
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo
- Phân Loại Kết Quả Học Tập Của Mẫu Nghiên Cứu
- Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình – Phân Tích Hồi Quy
- Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Nhân Tố Kỹ Năng Chung
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
- Phần I - Chương trình đào tạo: bao gồm các yếu tố liên quan đến nội dung chương trình, cấu trúc và các kiến thức mà sinh viên sẽ học. Đây chính là yếu tố đầu tiên khi một sinh viên lựa chọn ngành học tại một cơ sở giáo dục. Một trường có chương trình đào tạo tốt (kiến thức chuẩn, hiện đại, thiết kế hợp lý và thuận lợi cho việc học) sẽ dễ dàng thu hút sinh viên tham gia học tập tại trường đó nhiều hơn các trường khác. Vì vậy, một khi các yêu cầu đầu tiên này được thỏa mãn thì sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường lúc ban đầu chắc chắn sẽ cao.
- Tiếp theo, trong thời gian sinh viên học tập tại trường, được tiếp thu các kiến thức mới thông qua các giảng viên. Nếu việc tiếp thu này tốt thì sự hài lòng lúc ban đầu của sinh viên sẽ được duy trì và nâng cao ngược lại