thì sự hài lòng đó sẽ dần bị suy giảm. Trình độ chuyên môn của giảng viên, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá, thái độ, sự tận tâm, nhiệt huyết của giảng viên… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, trong giai đoạn này yếu tố người giảng viên đóng vai trò quyết định. Do đó, phần II của bảng hỏi sẽ là yếu tố Giảng viên.
- Song song với quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới thì các yếu tố về công tác tổ chức học tập, trang thiết bị, cơ sở phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, các dịch vụ hỗ trợ của nhà trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên. Một khi chương trình đào tạo tốt, giảng viên giỏi nhưng thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ học tập, thiếu các phòng thí nghiệm để thực hành thì những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được chỉ nằm trong lý thuyết, không mang tính thực tế hoặc nhà trường không có đầy đủ phòng ốc để sinh viên học tập, nghiên cứu thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của sinh viên, điều này khiến cho sự hài lòng của sinh viên đối với nhà trường suy giảm. Do đó, phần III của bảng hỏi sẽ bao gồm các yếu tố trên và gọi chung là Tổ chức, quản lý đào tạo.
- Cuối cùng là kết quả mà sinh viên đã đạt được sau một thời gian dài tham gia học tập tại trường. Đây chính là mục đích cuối cùng của sinh viên khi theo học một chương trình đào tạo nhất định: Học tập được những gì? Đạt được những gì từ khóa học? Khi ra trường có thể làm được những công việc gì? là những câu hỏi mà sinh viên quan tâm và mong muốn tìm được đáp án nhất. Nếu những đáp án này thỏa mãn những kỳ vọng ban đầu thì sự hài lòng cuối cùng của sinh viên đối với nhà trường sẽ cao, ngược lại thì sự hài lòng này sẽ thấp, thậm chí rất thấp. Do dó, phần IV của bảng hỏi sẽ tập trung vào các yếu tố như kỹ năng, kiến thức và năng lực mà sinh viên đạt được từ khóa học.
- Ngoài ra đề khẳng định sự hài lòng tổng thể và mức độ tin cậy của sinh viên đối với nhà trường, bảng hỏi cũng đưa ra thêm 2 câu để đánh giá chung (phần V)
Bảng hỏi tổng cộng 52 câu hỏi tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên (phụ lục 1). Các câu hỏi này được thiết kế theo thang Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của sinh viên:
Mức độ Diễn giải
1 Hoàn toàn không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Không có ý kiến
4 Đồng ý
5 Hoàn toàn đồng ý
Ngoài ra bảng hỏi còn được thiết kế thêm một phần phụ dùng để phỏng vấn sâu sinh viên gồm 2 câu hỏi mở:
Theo anh/chị:
1. Khi tham gia học tập tại trường anh chị mong đợi điều gì nhất?
2. Để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nhà trường cần làm những gì?
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn: thử và chính thức
Dạng | Phương pháp | Kỹ thuật | |
1 | Thử nghiệm | Định lượng | Khảo sát ý kiến của 51 sinh viên |
2 | Chính thức | Định lượng | Khảo sát ý kiến của 800 sinh viên |
Định tính | Phỏng vấn sâu 12 sinh viên |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Parasuraman Et Al (1985, Dẫn Theo Nguyễn Đinh Thọ Et Al, 2003)
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo
- Thiết Kế Công Cụ Điều Tra Khảo Sát (Bảng Hỏi)
- Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình – Phân Tích Hồi Quy
- Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Nhân Tố Kỹ Năng Chung
- Kết Quả Đánh Giá Của Sinh Viên Về Điều Kiện Học Tập
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
3.2.2.1Nghiên cứu thử
Bảng hỏi sau khi thiết kế được tiến hành khảo sát thử đối với 51 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ các ngành trong trường. Sau đó tiến hành phân tích kết quả thu thập được bằng phần mềm SPSS để tính độ tin cậy của bảng hỏi thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đó các biến có tương quan tổng nhỏ (<0,3) được
chỉnh sửa (thông qua phản hồi của các sinh viên được khảo sát) và bảng hỏi được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,7)
Hệ số tin cậy của bảng hỏi khi khảo sát thử trên 51 sinh viên
Số câu hỏi | |
.910 | 52 |
3.2.2.2Nghiên cứu chính thức
Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát lấy ý kiến sinh viên thông qua bảng hỏi trên 800 sinh viên của 5 ngành: Toán – Tin, Công nghệ Thông tin, Vật lý, Công nghệ Sinh học và Khoa học Môi trường. Toàn bộ số phiếu thu được sẽ được xử lý bằng máy scan Cannon DR5051C, sau đó dữ liệu sẽ được làm sạch, mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS.
Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách chọn mỗi khóa học 3 sinh viên của 3 ngành bất kỳ trong 5 ngành khảo sát để thực hiện phỏng vấn sâu. 12 sinh viên này có sự khác nhau về giới tính, học lực cũng như hộ khẩu thường trú (nơi cư trú trước khi nhập học tại trường)
Chương 4. SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐH KHTN
4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu chọn gồm 800 sinh viên (400 nam và 400 nữ) từ 5 ngành khác nhau trong đó đó 223 sinh viên có hộ khẩu thường trú tại vùng thành thị và 577 sinh viên đến từ các tỉnh thành khác (theo bảng 4.1).
Bảng 4.1: Đặc điểm về nơi cư trú của mẫu nghiên cứu
Tần số | Phần trăm | Phần trăm tích lũy | |
Các tỉnh khác | 577 | 72.1 | 72.1 |
Thành phố | 223 | 27.9 | 100.0 |
Tổng | 800 | 100.0 |
Kết quả học tập của các sinh viên trải đều theo các mức xếp loại từ kém đến xuất sắc (tập trung chủ yếu ở mức trung bình khá và khá) theo bảng 4.2:
Bảng 4.2: Phân loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu
Tần số | Phần trăm | Phần trăm tích lũy | |
Kém | 8 | 1.0 | 1.0 |
Yếu | 34 | 4.2 | 5.2 |
TB | 125 | 15.6 | 20.9 |
TB Khá | 321 | 40.1 | 61.0 |
Khá | 245 | 30.6 | 91.6 |
Giỏi | 64 | 8.0 | 99.6 |
Xuất sắc | 3 | .4 | 100.0 |
Tổng | 800 | 100.0 |
3 0.63 %
8.00%
0.37%
1.00%
4.25%
Xep loai ket qua hoc tap
Ke m Ye u T B
T B Kha Kh a
Gi oi
Xu at sac
15 .63%
Pies show coun ts
40.13%
Hình 4.1: Phân loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu
Hình 4.2: Phân bố tần số về xếp loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu
4.2 Đánh giá bảng hỏi
4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kết quả Cronbach Alpha của các biến được trình bày trong phụ lục 2. Các hệ số tương quan biến tổng (item total corelation) của các biến đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0.30. Vì vậy, các biến này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) tiếp theo.
Hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0.921 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và được chấp nhận để đo mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - exploratory factor analysis)
Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA:
Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng;
Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố đối với 52 biến quan sát.
Kết quả kiểm định Bartlett's (Phụ lục 3) cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig. = 0.000) và hệ số KMO = 0.895 chứng tỏ sự thích hợp của EFA
Giá trị Eigenvalue = 1.008, 52 biến quan sát được nhóm lại thành 14 nhân tố. Tổng phương sai trích là 59.263 cho biết 14 nhân tố này giải thích được 59.263% biến thiên của các biến quan sát.
Ma trận các nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1 ta thấy các trọng số nhân tố đều đạt trên mức tối thiểu và được chia ra thành 14 nhân tố theo bảng 4.3
Bảng 4.3: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1
Nhân tố | ||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | |
Cau 49 | .690 | |||||||||||||
Cau 48 | .689 | |||||||||||||
Cau 45 | .594 | |||||||||||||
Cau 46 | .594 | |||||||||||||
Cau 47 | .589 | |||||||||||||
Cau 44 | .560 | |||||||||||||
Cau 16 | .661 | |||||||||||||
Cau 15 | .639 | |||||||||||||
Cau 12 | .619 | |||||||||||||
Cau 9 | .464 | |||||||||||||
Cau 13 | .447 | |||||||||||||
Cau 10 | .386 | |||||||||||||
Cau 1 | .691 | |||||||||||||
Cau 6 | .621 | |||||||||||||
Cau 2 | .575 | |||||||||||||
Cau 3 | .539 | |||||||||||||
Cau 50 | .460 | |||||||||||||
Cau 43 | .391 | |||||||||||||
Cau 18 | .730 | |||||||||||||
Cau 17 | .711 | |||||||||||||
Cau 11 | .415 | |||||||||||||
Cau 36 | .790 | |||||||||||||
Cau 38 | .711 | |||||||||||||
Cau 37 | .711 | |||||||||||||
Cau 34 | .758 | |||||||||||||
Cau 35 | .754 | |||||||||||||
Cau 33 | .586 | |||||||||||||
Cau 31 | .782 | |||||||||||||
Cau 23 | .675 | |||||||||||||
Cau 32 | .659 | |||||||||||||
Cau 24 | .444 | |||||||||||||
Cau 28 | .691 | |||||||||||||
Cau 29 | .683 | |||||||||||||
Cau 30 | .653 | |||||||||||||
Cau 20 | .705 | |||||||||||||
Cau 19 | .647 | |||||||||||||
Cau 27 | .549 | |||||||||||||
Cau 14 | .412 | |||||||||||||
Cau 21 | .837 | |||||||||||||
Cau 22 | .804 | |||||||||||||
Cau 41 | .393 | |||||||||||||
Cau 4 | .613 | |||||||||||||
Cau 26 | .535 | |||||||||||||
Cau 5 | .415 |
Nhân tố | ||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | |
Cau 25 | .414 | |||||||||||||
Cau 40 | .735 | |||||||||||||
Cau 39 | .725 | |||||||||||||
Cau 51 | .633 | |||||||||||||
Cau 52 | .408 | |||||||||||||
Cau 8 | .698 | |||||||||||||
Cau 7 | .527 | |||||||||||||
Cau 42 | .310 |
Theo kết quả trình bày trên ta có 14 biến qua sát như sau:
Nhân tố thứ 1 gồm có 6 biến quan sát
Khóa học đã nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu | |
Cau 45 | Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy hệ thống |
Cau 46 | Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy sáng tạo |
Cau 47 | Khóa học đã nâng cao kỹ năng giao tiếp |
Cau 48 | Khóa học đã nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm |
Cau 49 | Khóa học đã nâng cao năng lực giải quyết vấn đề |
Biến này thuộc thành phần Kết quả đạt được chung về khóa học, tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng cho sinh viên. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 1 là “Kỹ năng chung”
Nhân tố thứ 2 gồm có 6 biến quan sát
Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy | |
Cau 10 | Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu |
Cau 12 | Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy |
Cau 13 | Giảng viên có phong cách nhà giáo |
Cau 15 | Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên |
Cau 16 | Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên |
Các biến liên quan đến nhân tố thứ 2 liên quan đến thành phần giảng viên, cụ thể là kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tác phong, thái độ và sự nhiệt tình của giảng viên đối với sinh viên. Ta có thể đặt tên nhân tố này là: “Trình độ và sự tận tâm của giảng viên”