quả này với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Kiên, “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” cho thấy có một sự khác biệt đáng kể về ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến sự hài lòng của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh không khác nhau theo năm học, khoa và học lực nhưng khác nhau theo giới tính. Điều này cho thấy trên các đối tượng, các vùng miền khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó, trong quá trình nghiên cứu cần phải chú ý các đặc điểm về nhân khẩu học của sinh viên để có thể đưa ra kết luận chính xác và các giải pháp thích hợp đối với từng đối tượng để tạo ra sự hài lòng ngày càng cao hơn đối với hoạt động đào tạo tại trường nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
Từ phương pháp phân nhân tố ta xác định được sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 13 nhân tố theo bảng 4.32
Bảng 4.32: Sự hài lòng của sinh viên qua 13 nhân tố
Nội dung | Trung bình | Ý nghĩa | |
1 | Kỹ năng chung | 3.65 | Cao |
2 | Trình độ và sự tận tâm của Giảng viên | 3.82 | Cao |
3 | Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của Chương trình đào tạo | 3.41 | Cao |
4 | Phương pháp giảng dạy và kiểm tra | 3.32 | Cao |
5 | Thư viện | 3.44 | Cao |
6 | Trang thiết bị phục vụ học tập | 3.47 | Cao |
7 | Điều kiện học tập | 3.18 | Cao |
8 | Giáo trình | 3.51 | Cao |
9 | Công tác kiểm tra đánh giá | 3.74 | Cao |
10 | Thông tin đào tạo | 3.68 | Cao |
11 | Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo | 3.45 | Cao |
12 | Mức độ đáp ứng | 3.31 | Cao |
14 | Nội dung CTĐT và rèn luyện sinh viên | 3.65 | Cao |
13 | Sự hài lòng của sinh viên | 3.68 | Cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Của Sinh Viên Về Điều Kiện Học Tập
- Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Nhân Tố Giáo Trình
- Kiểm Định Giả Thuyết H 04 : Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Không Ảnh Hưởng
- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 13
- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 14
- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 15
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Kết quả phân tích cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao về hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN ĐHQG TPHCM.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở tổng quan về những vấn đề hoạt động giảng dạy tại trường ĐH KHTN TPHCM, đề tài đã tập trung xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát đối với 800 sinh viên của 5 ngành Công nghệ Thông tin, Toán – Tin, Vật lý, Khoa học Môi trường và Công nghệ Sinh học, tiến hành phỏng vấn sâu 12 sinh viên thuộc 5 ngành trên. Kết quả khảo sát cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Sinh viên có sự hài lòng cao đối với hoạt động đào tạo của nhà trường (trung bình = 3.51). Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng này phụ thuộc vào 6 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (beta = 0.265), tiếp đến là Trình độ và sự tận tâm của giảng viên (beta = 0.185), Kỹ năng chung mà sinh viên đạt được sau khóa học (beta = 0.148), Mức độ đáp ứng từ phía nhà trường (beta = 0.126), cuối cùng là Trang thiết bị phục vụ học tập (beta = 0.076) và Điều kiện học tập (beta = 0.072). Ngoài ra, sự hài lòng của sinh viên còn phụ thuộc vào các nhân tố khác là Công tác kiểm tra đánh giá, Phương pháp giảng dạy và kiểm tra của giảng viên, Thông tin đào tạo, Nội dung CTĐT và rèn luyện sinh viên, Thư viện, Giáo trình và Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo. Kết quả phân tích cũng cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao đối với các nhân tố này.
Sử dụng phương pháp kiểm định Chi – Squre để kiểm định một số giả thuyết cho thấy được mức độ hài lòng khác nhau theo ngành học, năm học, giới tính, học lực và có mức độ hài lòng khác nhau theo hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập trường. Một phân tích khác cho thấy được những sinh viên hài lòng với hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ lựa chọn lại ngành mình đã học và có mức độ tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường cao. Trong đó, sự lựa chọn lại ngành đã học của sinh viên có sự khác nhau theo từng ngành và mức độ tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường của sinh viên có mối liên hệ với mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực hành của ngành mà sinh viên đã học.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ khảo sát trên một số lượng sinh viên đại diện từ 5/11 ngành đào tạo thuộc hệ đại học chính quy của trường nên tính khái quát của kết quả chưa cao, cần có thêm những nghiên cứu trên phạm vi toàn trường và phỏng vấn sâu nhiều đối tượng sinh viên hơn để có một kết quả mang tính đại diện cho toàn bộ sinh viên của trường.
Đạt được những thành tựu nhất định làm cho sinh viên hài lòng là một việc làm khó khăn và lâu dài nhưng để bảo vệ được thành tựu đó lại là một việc làm khó khăn hơn gấp bội. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển không ngừng, khối lượng tri thức mới không ngừng tăng lên và sự hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu mới, nhiều thách thức mới mà nhà trường phải đối mặt và vượt qua. Để khẳng định vị trí, khẳng định thương hiệu trường ĐH KHTN trên trường quốc tế đòi hỏi không những Ban lãnh đạo trường, Ban chủ nhiệm các Khoa/Ngành mà còn đòi hỏi tất cả các cán bộ nhân viên và toàn thể sinh viên trong trường cùng nỗ lực đóng góp công sức vào hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
2. Khuyến nghị
Qua phân tích kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN ta thấy được sinh viên có sự hài lòng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, điều chỉnh để cho hoạt động đào tạo của trường ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu mới của sinh viên và khẳng định vị trí của mình trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới. Thông qua một số ý kiến ghi nhận được từ những kỳ vọng của sinh viên và kết quả khảo sát, tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với chương trình đào tạo
Cân đối tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của từng ngành học, từng môn học. Việc chỉ ngồi trên ghế nhà trường nhồi nhét các môn học lý thuyết trong khi thời gian thực hành và đi thực tế quá ít đã khiến cho sinh viên quá nhàm chán, thụ động và không phát huy được tư duy sáng tạo. Muốn nâng cao chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp
ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội. Thông qua các ý kiến thu được từ việc phỏng vấn sâu ta thấy được sinh viên có những mong đợi và những yêu cầu nhất định đối với chương trình đào tạo vì vậy nhà trường cần phải thiết kế, cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. Một khi có nhiều thời lượng thực hành sinh viên mới có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế và phát huy tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo.
Ngoài ra, nhà trường cần phải xây dựng các mối liên hệ chặt chẽ với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế. Bên cạnh đó mối liên hệ này cũng giúp nhà trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động mà thiết kế chương trình học sát với yêu cầu thực tế của các công ty. Có như thế thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được đổi mới, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Đối với đội ngũ giảng viên
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên môn trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo khoa học chuyên ngành với tư cách là người trình bày hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc, trao đổi các kiến thức mới.
Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng nhất đối với giảng viên hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó giảng viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho thích hợp với tính chất và mục tiêu của từng môn học, từng đối tượng sinh viên. Thay vì sử dụng phương pháp thuyết trình nhàm chán để truyền đạt kiến thức cho sinh viên thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn, gợi mở và dẫn dắt sinh viên đến với các kiến thức mới. Trong trường hợp này giảng viên không phải là người truyền thụ mà chỉ là người hướng dẫn để sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để lý giải được các vấn đề. Khi đó kiến thức sẽ tự động được hình thành
trong sinh viên một cách tự nhiên, không gượng ép, không nhồi nhét và giúp sinh viên nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó giảng viên cũng nên kết hợp với phương pháp làm việc nhóm cộng với việc cho sinh viên tự thực hiện, tự trình các seminar, các chuyên đề khoa học để tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bằng phương pháp này các kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên sẽ được hình thành và phát triển toàn diện như: khả năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo…
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: phương pháp dạy học truyền thống chỉ tập trung vào việc đánh giá tổng kết mà không chú trọng vào việc đánh giá tiến trình. Phương pháp này dẫn đến một hạn chế là không kịp thời phát hiện những lỗ hỏng trong kiến thức của sinh viên để có thể kịp thời lấp vào hoặc thay đổi phương pháp để cho việc hình thành kiến thức của sinh viên được thuận lợi. Từ đó, giảng viên nên đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập bằng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau để đánh giá chính xác năng lực thật sự của sinh viên. Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu học phần mới giảng viên phải cung cấp đầy đủ đề cương môn học cũng như các tiêu chí đánh giá cho sinh viên để sinh viên nhận thấy được việc đánh giá này là công bằng và chính xác.
Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, ngoài phương pháp sư phạm hiệu quả, giảng viên cũng cần phải có một sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Thông thường một Giảng viên phải dạy quá nhiều giờ mà lương lại thấp dẫn đến tình trạng một số không ít các giảng viên phải dạy thêm bên ngoài. Do đó họ thiếu thời gian cần thiết để nâng cao kỹ năng giảng dạy, nội dung môn học, chương trình đào tạo và khả năng nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, nhà trường không có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích, khả năng hoặc thành tích nghiên
cứu. Vì vậy, xảy ra một số trường hợp giảng viên trình độ cao, được đào tạo từ nước ngoài về bỏ trường công, đầu quân về cho các trường tư hoặc các trường quốc tế. Để khắc phục vấn đề này nguời giảng viên cần được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Ban lãnh đạo nhà trường, cụ thể là:
o Giảm bớt và chuẩn hóa khối lượng giảng dạy và tăng thời gian nghiên cứu cho giảng viên bằng cách: Trả lương cho giảng viên đủ để hỗ trợ họ làm việc tại trường đủ 40 giờ một tuần, tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các hoạt động tại trường; điều chỉnh lại chế độ phụ cấp để giảng viên không phải làm thêm ngoài trường và vì vậy số tiết dạy sẽ độc lập với lương/thu nhập; và thay đổi chế độ khen thưởng và thăng tiến để lương cán bộ giảng dạy và các khoản thưởng được tính trên công tác nghiên cứu và các hoạt động khác ngoài công tác giảng dạy.
o Đặt ra chỉ tiêu và hỗ trợ hành chính và tài chính cho các giảng viên có nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
o Thiết lập các chương trình để phát triển và đánh giá giảng viên làm căn cứ để nâng bậc, trong đó, chủ nhiệm khoa thực hiện đánh giá hàng năm về công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích. Tốt nhất là chương trình sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, các đánh giá về môn học của sinh viên, số lượng ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, phát triển môn học, tài trợ nghiên cứu, có những gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp và tham gia các hoạt động phục vụ cho khoa và trường.
o Tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo từ nước ngoài. Tuyển chọn giảng viên từ những sinh viên ưu tú của trường
Những đề xuất trên có thể gây một số khó khăn cho nhà trường về vấn đề tài chính, tuy nhiên một khi nó được giải quyết thì giảng viên sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Đối với hoạt động Tổ chức, quản lý đào tạo
Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị: phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo cho nhu cầu học tập của một số lượng lớn sinh viên; phòng thực hành phải có đầy đủ dụng cụ cần thiết; phòng thí nghiệm phải có đầy đủ máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; thư viện phải nhiều về số lượng và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành thỏa mãn được nhu cầu tham khảo, học tập và tra cứu của sinh viên.
Nâng cao mức độ đáp ứng của nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường/ Ban chủ nhiệm Khoa cần phải có những hành động thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của một chương trình nói riêng và của một trường đại học nói chung. Thiết kế khung chương trình thích hợp, kiến thức hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đáp ứng các kỳ vọng của sinh viên. Tiếp theo là có những hình thức hỗ trợ giảng viên để họ có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy được thế mạnh của tri thức khoa học trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao vị thế của trường trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới. Thực tế có rất nhiều giảng viên của trường đã có những thành tựu, những đóng góp to lớn cho kho tàng tri thức nhân loại được cả thế giới công nhận và ghi nhận công lao. Sự thành công của giảng viên không chỉ mang vinh dự về cho cá nhân họ mà còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao danh tiếng của trường trên thế giới. Do đó, yếu tố này cần phải được chú trọng và phát huy hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những kỳ vọng, những cảm nhận của đối tượng mà mình đang phục vụ là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để đạt được điều này thì nhà trường cần phải định kỳ lấy ý kiến sinh viên, tìm hiểu những kỳ vọng và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của sinh viên ngày càng được cải thiện. Đây là một cơ hội tốt để nhà trường nhìn lại chính mình thông qua cái nhìn của sinh viên, từ đó có thể phát huy những thế mạnh cũng như mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh các yếu tố không phù hợp theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất
lượng và khẳng định thương hiệu của nhà trường. Việc tìm hiểu kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên đối với nhà trường cũng giúp nhà quản lý hiểu rò hơn và tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất đối với đối tượng mà mình đang phục vụ. Ngoài ra, hoạt động lấy ý kiến không những mang lại cho sinh viên một niềm tin về chất lượng đào tạo và dịch vụ của trường mình đang theo học mà còn nâng cao được sự hài lòng của sinh viên vì họ cảm thấy mình được chú trọng, được quan tâm và đặc biệt là họ được trực tiếp đóng góp vào sự thành công của ngôi trường mà họ đang theo học. Một khi thương hiệu của trường ĐH KHTN được khẳng định thì những sinh viên tốt nghiệp từ trường sẽ có được một chiếc vé vào cửa an toàn cho một công việc tốt, còn việc trụ lại và vươn cao đến mức độ nào trên nấc thang thành công là phụ thuộc vào biểu hiện năng lực của mỗi sinh viên.
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường: sẽ có một đơn vị chuyên môn đảm trách công việc đánh giá và theo dòi chất lương sinh viên tốt nghiệp, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động đào tạo của nhà trường, tiến hạnh tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường… Để thành lập được một đơn vị như thế nhà trường cần phải có những cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực Quản lý Giáo dục, Đo lường đánh giá…