- Các thông tin thu thập được sự đồng ý của người bệnh, được mã hoá, giữ bí mật và chỉ được sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác.
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 105 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2 và đang điều trị tại Bệnh viện E ở giai đoạn năm 2020 - 2021. Sau khi tiến hành phân tích số liệu, chúng tôi thu được các kết quả như sau:
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
52.38%
47.62%
Nam Nữ
Hình 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 50 bệnh nhân nam (chiếm 47,62%) và 55 bệnh nhân nữ (chiếm 52,38%). Tỷ lệ nam/nữ ~ 1/1.
Bảng 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng chung của đối tượng nghiên cứu
Nam (𝝌 ± SD) | Nữ (𝝌 ± SD) | Tổng (𝝌 ± SD) | p | |
Tuổi (năm) | 64,74 ± 11,34 | 67,82 ± 9,34 | 66,35 ± 10,40 | 0,219b |
Mạch (nhịp/phút) | 85,38 ± 8,78 | 82,18 ± 8,39 | 83,70 ± 8,69 | 0,134b |
BMI (kg/m2) | 22,90 ± 2,82 | 23,57 ± 3,56 | 23,25 ± 3,23 | 0,295a |
HATT (mmHg) | 132,40 ± 20,46 | 131 ± 25,88 | 131,67 ± 23,36 | 0,283b |
HATTr (mmHg) | 77,50 ± 10,61 | 77,64 ± 13,2 | 77,57 ± 11,97 | 0,591b |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 2
- Biến Chứng Phù Hoàng Điểm Đái Tháo Đường [19]
- Phân Loại Quốc Tế Bệnh Vmđtđ Và Phù Hoàng Điểm Đtđ
- Đặc Điểm Chung Đối Tượng Nghiên Cứu Theo Tổn Thương Vmđtđ
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 7
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 8
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
BMI: Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể; HATT: Huyết áp tâm thu; HATTr: Huyết áp tâm trương; aKiểm định Independent Samples T-test, bKiểm định Mann-Whitney U
Trong 105 đối tượng nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 66,35 ± 10,40 tuổi, nữ giới là 67,82 ± 9,34 tuổi cao hơn nam giới là 64,74 ± 11,34 tuổi (p=0,219). Huyết áp tâm trương ở mức cao trong toàn bộ nhóm nghiên cứu. Các bệnh nhân nữ có độ tuổi trung bình, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn bệnh nhân nam, còn mạch và huyết áp tâm thu thì ngược lại nhưng sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.2. Một số đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu
Nam (n) | Nữ (n) | Tổng (n) | p | ||
Tiền sử phát hiện ĐTĐ | Có | 38 (42,7) | 51 (57,3) | 89 (100) | 0,028d |
Không | 12 (75) | 4 (25) | 16 (100) | ||
Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ | Có | 9 (56,2) | 7 (43,8) | 16 (100) | 0,453c |
Không | 41 (46,1) | 48 (53,9) | 89 (100) | ||
Tiền sử hút thuốc lá | Có | 14 (100) | 0 (0) | 14 (100) | < 0,001c |
Không | 36 (39,6) | 55 (60,4) | 91 (100) | ||
Tiền sử uống rượu | Có | 16 (100) | 0 (0) | 16 (100) | < 0,001c |
Không | 34 (38,2) | 55 (61,8) | 89 (100) |
cKiểm định Chi-Square; dKiểm định Fisher’s Exact
Từ bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ ở tiền sử phát hiện mắc ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ (p = 0,028) với tỷ lệ tiền sử bệnh nhân nam mắc ĐTĐ là 42,7% và không mắc ĐTĐ là 75%, tương ứng với bệnh nhân nữ là 57,3% và 25%. Nhưng đối với tiền sử gia đình mắc ĐTĐ thì không có sự khác nhau ở nam và nữ (p > 0,05). Ngoài ra, chỉ có bệnh nhân nam có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu với p < 0,001.
Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian mắc bệnh ĐTĐ của đối tượng nghiên cứu
Nam (n) | Nữ (n) | Tổng (n) | p | |
< 5 năm | 24 (48) | 25 (45,5) | 49 (46,6) | 0,110c |
5-10 năm | 11 (22) | 6 (10,9) | 17 (16,2) | |
10-15 năm | 11 (22) | 11 (20) | 22 (21,0) | |
> 15 năm | 4 (8) | 13 (23,6) | 17 (16,2) | |
Tổng | 50 (100) | 55 (100) | 105 (100) |
cKiểm định Chi-Square
Nghiên cứu cho thấy trong tổng số các bệnh nhân nam thì tỷ lệ thời gian mắc ĐTĐ dưới 5 năm là 48%, từ 5-10 năm và 10-15 năm đều là 22%, còn trên 15 năm mắc ĐTĐ là 8%. Còn đối với bệnh nhân nữ thì tỷ lệ tương đương lần lượt là 45,5%, 10,9%, 20% và 23,6%. Không nhận thấy sự khác biệt về thời gian mắc ĐTĐ giữa 2 giới (p > 0,05).
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Nam (𝝌 ± SD) | Nữ (𝝌 ± SD) | Tổng (𝝌 ± SD) | p | |
Glucose (mmol/L) | 15,09 ± 9,28 | 14,49 ± 7,12 | 14,78 ± 8,18 | 0,962b |
HbA1c (%) | 10,00 ± 2,66 | 10,54 ± 2,75 | 10,28 ± 2,71 | 0,308a |
Creatinin (μmol/L) | 87,96 ± 24,39 | 67,70 ± 15,99 | 77,35 ± 22,72 | < 0,001b |
eGFR (mL/phút/1,73 m2) | 87,86 ± 26,65 | 85,98 ± 25,68 | 86,88 ± 26,04 | 0,713a |
aKiểm định Independent Samples T-test, bKiểm định Mann-Whitney U, eGFR: Estimated glomerular filtration rate: Mức lọc cầu thận ước tính
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, nồng độ glucose, creatinin máu, mức lọc cầu thận ở các bệnh nhân nam đều cao hơn các bệnh nhân nữ, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt ở nồng độ creatinin máu (87,96 ± 24,39 > 67,70 ± 15,99) là có ý nghĩa thống kế với p < 0,001. Ngược lại với nồng độ HbA1c thì bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo tổn thương VMĐTĐ
Trong 105 đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2, chúng tôi có ghi nhận 71 trường hợp không mắc bệnh VMĐTĐ, chiếm tỷ lệ 67,6% và 34 trường hợp mắc VMĐTĐ đạt tỷ lệ 32,4%.
Bảng 3.5. Một số đặc điểm lâm sàng theo tổn thương VMĐTĐ
Không tổn thương VMĐTĐ (n,%) | Tổn thương VMĐTĐ (n,%) | Odds ratio (OR) | KTC 95% (CI) | p | ||
Tuổi (năm) | 𝜒 ± SD | 64,85 ± 10,86 | 69,50 ± 8,70 | - | - | 0,017 |
< 60 | 19 (26,8) | 5 (14,7) | 2,12 | 0,7 – 6,3 | 0,16c | |
≥ 60 | 52 (73,2) | 29 (85,3) | ||||
Giới tính (n,%) | Nam | 37 (52,1) | 13 (38,2) | 1,76 | 0,76– 4,04 | 0,183c |
Nữ | 34 (47,9) | 21 (61,8) | ||||
Tiền sử phát hiện ĐTĐ (n,%) | Có | 56 (78,9) | 33 (97,1) | 8,839 | 1,12 – 70,01 | 0,018d |
Không | 15 (21,1) | 1 (2,9) | ||||
Tiền sử gia đình ĐTĐ (n,%) | Có | 8 (11,3) | 8 (23,5) | 2,42 | 0,82 – 7,14 | 0,102c |
Không | 63 (88,7) | 26 (76,5) | ||||
Tiền sử hút thuốc lá (n,%) | Có | 10 (14,1) | 4 (11,8) | 0,81 | 0,24 – 2,8 | 0,744c |
Không | 61 (85,9) | 30 (88,2) | ||||
Tiền sử uống rượu (n,%) | Có | 13 (18,3) | 3 (8,8) | 0,43 | 0,11 – 1,6 | 0,206c |
Không | 58 (81,7) | 31 (91,2) |
cKiểm định Chi-Square; dKiểm định Fisher’s Exact
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, sự khác nhau về độ tuổi giữa tổn thương võng mạc mắt và không tổn thương võng mạc là có ý nghĩa thống kê với p = 0,017, nhưng các trường hợp dưới 60 tuổi và trên 60 tuổi cùng với hai giới không có sự khác biệt rõ ràng về tình trạng tổn thương võng mạc do bệnh ĐTĐ gây ra (p
> 0,05). Nhóm đối tượng nghiên cứu có tiền sử phát hiện mắc bệnh ĐTĐ có tổn thương VMĐTĐ cao hơn những người bệnh không có tiền sử này 8,839 lần (OR = 8,839; KTC = 1,116-70,01; p = 0,018). Còn với tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, hút thuốc lá và uống rượu không được tìm thấy là có sự liên quan tới tổn thương VMĐTĐ.
Bảng 3.6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ theo tình trạng tổn thương VMĐTĐ
Không tổn thương VMĐTĐ (n,%) | Tổn thương VMĐTĐ (n,%) | p | |
< 5 năm | 44 (62) | 5 (14,7) | < 0,001d |
5-10 năm | 13 (18,3) | 4 (11,8) | |
10-15 năm | 10 (14,1) | 12 (35,3) | |
> 15 năm | 4 (5,6) | 13 (38,2) | |
Tổng | 71 (100) | 11 (100) |
dKiểm định Fisher’s Exact
Bảng 3.6 thống kê các khoảng thời gian đối tượng nghiên cứu mắc ĐTĐ tương ứng với tình trạng tổn thương võng mạc mắt. Tỷ lệ không tổn thương võng mạc mắt ở bệnh nhân có thời gian mắc ĐTĐ dưới 10 năm cao hơn so với tổn thương VMĐTĐ, cụ thể là dưới 5 năm là 62% và từ 5-10 năm là 18,3% so với tổn thương võng mạc là 14,7% và 11,8%. Tương tự với bệnh nhân có thời gian mắc ĐTĐ trên 10 năm thì tỷ lệ tổn thương VMĐTĐ từ 10-15 năm là 35,3% và trên 15 năm là 38,2%, cao hơn so với không tổn thương võng mạc là 14,1% và 5,6%. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo tổn thương VMĐTĐ
Bảng 3.7. Một số đặc điểm cận lâm sàng theo tổn thương VMĐTĐ
Không tổn thương VMĐTĐ (𝑿̅± SD) | Tổn thương VMĐTĐ (𝑿̅± SD) | p | |
Glucose (mmol/L) | 13,71 ± 7,12 | 17,00 ± 9,79 | 0,08b |
HbA1c (%) | 10,08 ± 2,58 | 10,71 ± 2,95 | 0,271a |
Creatinin (μmol/L) | 73,52 ± 19,35 | 85,35 ± 27,11 | 0,03b |
eGFR (mL/phút/1,73 m2) | 92,20 ± 24,78 | 75,76 ± 25,42 | 0,02a |
aKiểm định Independent Samples T-test, bKiểm định Mann-Whitney U, eGFR: Estimated glomerular filtration rate: Mức lọc cầu thận ước tính
Kết quả cho thấy không có sự ảnh hưởng của nồng độ glucose máu và trị số HbA1c lên tổn thương võng mạc ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt của nồng độ Creatinin máu và eGFR ở bệnh nhân VMĐTĐ là 85,35 ± 27,11 μmol/L và 75,76 ± 25,42 mL/phút/1,73m2 so với 73,52 ± 19,35 μmol/L và 92,20 ± 24,78 mL/phút/1,73m2 ở bệnh nhân không tổn thương võng mạc là có ý nghĩa thống kê (p = 0,03; p = 0,02).
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ bệnh VMĐTĐ
Sau khi tiến hành phân tích số liệu, kết quả cho thấy có một số yếu tố liên quan đến tình trạng tổn thương võng mạc đái tháo đường. Vì vậy, chúng tôi thực hiện phân tích hồi qui logistic đa biến cho các yếu tố và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. Một số yếu tố nguy cơ liên quan khả năng tổn thương VMĐTĐ
Hệ số hồi quy | Odds ratio (OR) | Khoảng tin cậy 95% (CI) | p | |
Tuổi (năm) | 0,004 | 1,004 | 0,945 – 1,067 | 0,898 |
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm | 2,299 | 9,967 | 3,40 – 29,22 | < 0,001 |
Tiền sử phát hiện mắc ĐTĐ | 0,805 | 2,238 | 0,21 – 23,90 | 0,505 |
Creatinin (μmol/L) | 0,021 | 1,022 | 0,98 – 1,06 | 0,290 |
eGFR (mL/phút/1,73 m2) | - 0,006 | 0,994 | 0,95 – 1,04 | 0,800 |
Kết quả bảng 3.8 cho thấy thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm là yếu tố liên quan độc lập dẫn đến tổn thương võng mạc mắt ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 với OR = 9,967; KTC 95%: 3,40 – 29,22; p < 0,001. Trong khi các yếu tố tuổi, tiền sử phát hiện mắc ĐTĐ, nồng độ creatinin máu và mức lọc cầu thận đều cho kết quả với giá trị p > 0,05.