VMĐTĐ so với bệnh nhân không mắc bệnh (227.49 ± 92.83 mg/dL so với 188.91 ± 88.02 mg/dL, p = 0,02) [45].
1.5.7.4. Triglycerid
Tương tự như chỉ số cholesterol toàn phần, Kiran Shah (2018) cho kết quả về triglycerid là có liên hệ với VMĐTĐ với p < 0,00001, bệnh nhân có triglycerid > 200 mg/dL so với những người có mức triglycerid < 200 mg/dL là 75,40% so với 52,91%. [29] Bên cạnh đó, Erik Henriksen cùng cộng sự vào 2017 nghiên cứu tại Đan Mạch cho kết quả chỉ số triglycerid từ 1,1 – 2,4 mmol/L, trung bình là 1,6 mmol/L đạt p < 0,0001 [31].
Một nghiên cứu thuần tập về sự tiến triển của bệnh VMĐTĐ ở Cộng Hòa Ireland do Smith và đồng nghiệp tiến hành trên 2770 bệnh nhân ĐTĐ type 2 vào năm 2020 cho kết quả về triglycerid có tỷ lệ nguy hiểm 1,10, khoảng tin cậy 1,03–1,18; p = 0,004 là có liên quan đến tăng nguy cơ chuyển tuyến bệnh viện [46].
1.5.7.5. HDL-c
Tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ và mối liên quan của nó với mức lọc cầu thuận và các yếu tố nguy cơ khác ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở Tây Ban Nha do Maribel Lopez và cộng sự (2017) thực hiện đã tìm thấy mối liên quan với HDL và cho kết quả mức HDL thấp hơn (p < 0,0001) [27]. Cùng với đó, tổng cộng 1215 người mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã được đưa vào nghiên cứu cắt ngang do Chung JO và đồng nghiệp thực hiện năm 2019 tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam ở Hàn Quốc cũng cho kết quả HDL-c thấp hơn là 1,12 ± 0,37 mmol/L ở bệnh nhân VMĐTĐ so với 1,17 ± 0,35 mmol/l ở bệnh nhân không mắc VMĐTĐ, p =0,015 [47].
Năm 2019, Ferdinando C.S nghiên cứu về nồng độ HDL-c liệu có phải là một yếu tố nguy cơ của bệnh VMĐTĐ hay không, đã cho kết luận rằng HDL- c có mối liên quan độc lập với bệnh lý trên (OR: 1,042; KTC 95%: 1,012–1.109;
p = 0,004 và OR thể hiện cho việc tăng nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ tương ứng với mỗi lần tăng 1 đơn vị HDL-c) [48].
1.5.7.6. LDL-c
Nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ của một nghiên cứu thuần tập tại Tây Ban Nha năm 2013 cho rằng LDL-c > 190 mg/dL có mối liên hệ đáng kể được thực hiện bởi Miguel Á. Salinero-Fort, Paloma Gómez-Campelo và cộng sự, trong đó tỷ lệ nguy hiểm là 7,91%, với khoảng tin cậy CI = 3,39-18,47 [49].
Tiếp đến cũng là một nghiên cứu thuần tập tại Đài Loan năm 2015 về sự khởi phát và tiến triển của VMĐTĐ, Tseng Shih-Ting cho kết quả với bệnh nhân VMĐTĐ được chuẩn đoán từ trước có LDL là 114,3 ± 34,9 mg/dL, bệnh nhân mới khởi phát là 109,4 ± 27,5 mg/dL, cao hơn so với bệnh nhân không mắc bệnh là 106,9 ± 31,7 mg/dL, p = 0,036 [50].
Năm 2017, Nada Nadeem Ansari, Abdul Waris cùng đồng nghiệp nghiên cứu 120 bệnh nhân ĐTĐ cho kết quả yếu tố LDL tăng theo một mức có ý nghĩa khi so sánh ở bệnh nhân mắc VMĐTĐ với bệnh nhân không mắc bệnh lý này (128.06 ± 43.43 mg/dL so với 97.75 ± 39.09 mg/dL, p = 0,0001) [45].
1.5.7.7. Mức lọc cầu thận
Mức lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate – GFR) là dấu hiệu có ý nghĩa lâm sàng để đánh giá chức năng thận. GFR mô tả tốc độ dòng chảy của chất lỏng được lọc qua thận và có thể được ước tính bằng cách sử dụng công thức, sau đó được gọi là mức lọc cầu thận ước tính (estimated Glomerular Filtration Rate - eGFR)
Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng GFR là một trong các chỉ số có ảnh hưởng đến khả năng tiến triển của bệnh VMĐTĐ và các biến chứng khác của ĐTĐ [51], [52]. Nghiên cứu của Jingyang Wu và cộng sự (2015) về mối liên quan giữa tỷ lệ ước tính mức lọc cầu thận và bệnh VMĐTĐ thông qua các phân tích dữ liệu cho thấy rằng eGFR là 99,4 mL/phút/1,73m2/24 giờ hoặc thấp
hơn có thể đó là giai đoạn đầu của bệnh võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ. Do đó, đánh giá eGFR có ý nghĩa lâm sàng để chẩn đoán sớm VMĐTĐ (p = 0,01) [53].
Năm 2020, mối liên quan của chức năng thận với bệnh VMĐTĐ và suy giảm thị lực ở bệnh nhân ĐTĐ được Yinxi Yu và đồng nghiệp thực hiện. Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu thực hiện trong một khoảng thời gian dài từ năm 2002 đến 2016. Kết quả nghiên cứu trên 69982 bệnh nhân được chuẩn đoán VMĐTĐ không tăng sinh cho thấy eGFR < 30 mL/phút/1,73m2/24 giờ (p < 0,02) có liên quan đáng kể đến nguy cơ cao tiến triển thành VMĐTĐ đe dọa thị lực [54]. Trong cùng năm, Kalpana Dash cùng cộng sự đã thực hiện phân tích hồi cứu cắt ngang tại Ấn Độ về bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã được chuẩn đoán VMĐTĐ từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016. Các thử nghiệm thống kê đã được áp dụng để xác định mối liên quan giữa VMĐTĐ và eGFR. Kết quả cho thấy eGFR trung bình là 91,2 mL/phút/1,73m2/24 giờ, với 12,5% bệnh nhân có eGFR ≤ 60 mL/phút/1,73m2/24 giờ và 87,5% bệnh nhân ≥ 60 mL/phút/1,73 m2/24 giờ. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh nhân mắc VMĐTĐ cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có eGFR ≤ 60 mL/phút/1,73m2/24 giờ so với những bệnh nhân có eGFR ≥ 60 mL/phút/1,73m2/24 giờ (38% so với 15%, p < 0,001) [55].
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu thuận tiện, n = 105
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 theo ADA 2020 [9] có hoặc không kèm bệnh lý khác tại Bệnh viện E – Hà Nội.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 1 và các bệnh ĐTĐ khác;
+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị bệnh lý võng mạc khác từ trước;
+ Bệnh nhân không được soi đáy mắt thăm khám võng mạc;
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2020 – tháng 4 năm 2021
- Địa điểm: Bệnh viện E Trung ương – Hà Nội
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu thể hiện qua sơ đồ sau:
THU THẬP
THÔNG TIN
Sử dụng mẫu bệnh án, bộ câu hỏi (phụ lục) thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu
Khám toàn thân
KHÁM BỆNH
Khám bộ phận
CẬN LÂM SÀNG
Lấy mẫu xét nghiệm hóa sinh: Glucose, HbA1c, Creatinin, mức lọc cầu thận, ...
KHÁM MẮT
Đo thị lực, nhãn áp,
soi đáy mắt có giãn đồng tử, chụp ảnh màu đáy mắt.
TỔNG HỢP,
XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
Hình 2.1. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
- Thông tin của đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi, giới tính, thời gian mắc ĐTĐ, tiền sử bản thân phát hiện mắc ĐTĐ, tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, tiền sử hút thuốc lá, tiền sử uống rượu, huyết áp, chỉ số BMI và tổn thương võng mạc đái tháo đường.
+ Các xét nghiệm: định lượng nồng độ glucose, HbA1c máu, ure, creatinin, mức lọc cầu thận.
- Các công thức, tiêu chuẩn và phân loại sử dụng trong nghiên cứu:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo ADA 2020 [9]. Chẩn đoán ĐTĐ khi thỏa mãn một trong bốn tiêu chuẩn sau:
* Bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, glucose huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l), hoặc
* Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l). Đói được định nghĩa là không nạp calo ít nhất 8 giờ, hoặc
* Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một lượng glucose tương đương với 75g glucose khan hòa tan trong nước, hoặc
* HbA1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế
* Trong trường hợp không có tăng glucose huyết rõ ràng, chẩn đoán đòi hỏi hai kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hai mẫu xét nghiệm riêng biệt
+ Tổn thương võng mạc đái tháo đường theo phân loại Quốc tế [17].
Bảng 2.1. Phân loại Quốc Tế bệnh VMĐTĐ và phù hoàng điểm ĐTĐ
Dấu hiệu có thể thấy khi soi đáy mắt đồng tử giãn | |
Không có VMĐTĐ rõ ràng | Không thấy tổn thương |
Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nhẹ | Chỉ có các vi phình mạch |
Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh vừa | Có vi phình mạch và tổn thương khác nhưng nhẹ hơn bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nặng |
Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nặng | Có một trong các dấu hiệu sau: - Xuất huyết trong võng mạc (≥ 20 điểm trong mỗi ¼ võng mạc) - Tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo - Các bất thường vi mạch trong võng mạc (trong ¼ võng mạc) - Không có dấu hiệu bệnh VMĐTĐ tăng sinh |
Bệnh VMĐTĐ tăng sinh | Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh và một hoặc nhiều dấu hiệu sau: - Tân mạch - Xuất huyết dịch kính hoặc trước võng mạc |
Phù hoàng điểm ĐTĐ | Dấu hiệu có thể thấy khi soi đáy mắt đồng tử giãn |
Không phù hoàng điểm ĐTĐ | Không có võng mạc dày hay xuất tiết cứng ở hoàng điểm |
Phù hoàng điểm ĐTĐ ngoài trung tâm | Võng mạc hoàng điểm dày nhưng không phải ở vùng trung tâm với đường kính 1mm |
Phù hoàng điểm ĐTĐ trong trung tâm | Võng mạc hoàng điểm dày lan đến vùng trung tâm với đường kính 1mm |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 1
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 2
- Biến Chứng Phù Hoàng Điểm Đái Tháo Đường [19]
- Một Số Đặc Điểm Chung Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Chung Đối Tượng Nghiên Cứu Theo Tổn Thương Vmđtđ
- Khảo sát một số yếu tố liên quan bệnh võng mạc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021 - 7
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
+ Phân loại huyết áp: Theo báo cáo lần thứ 8 của Uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (Joint National Committee – JNC VIII) gọi là tăng huyết áp giai đoạn 1 khi huyết áp tối đa ≥ 140 - 159 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu đạt 90 - 99 mmHg, tăng huyết áp giai đoạn 2 khi huyết áp tối đa ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 100 mmHg [56].
+ Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI): tính theo công thức:
𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)
𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚) 𝑥 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚)
[57]
Theo phân loại Hiệp hội Đái tháo đường các nước Châu Á: < 18,5 (kg/m2) là thiếu cân; 18,5 – 22,9 (kg/m2): bình thường; 23 – 29,9 (kg/m2): thừa cân; > 30 (kg/m2): béo phì
+ Mức lọc cầu thận: ước tính dựa vào Creatinin máu, được tính theo các công thức MDRD ((Modification of Diet in Renal Disease) [58].
MLCTcre = 186,3 × SCr-1,154 (mg/dL) × tuổi-0,203 × 0,742 (nếu là nữ) (MLCTcre: mức lọc cầu thận ước tính dựa vào Creatinin; SCr-: nồng độ
Creatinin huyết thanh)
Giảm MLCT (eGFR) khi MLCT < 60 mL/phút/1,73 m2 theo Tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu về Các hiệu quả cải thiện lâm sàng trong điều trị bệnh Thận 2020 (Kidney Disease Improve Global Outcome – KDIGO) [59].
2.6. Xử lý số liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm Excel, làm sạch, mã hóa số liệu dựa trên logic của bộ câu hỏi cấu trúc, quản lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Ngưỡng giá trị có ý nghĩa thống kê áp dụng trong nghiên cứu là p < 0,05.
- Sử dụng test 𝜒2 và t-test cùng các thuật toán thống kê để tìm mối liên hệ.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu hoàn toàn không gây hại, không gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Nghiên cứu không làm gián đoạn quá trình điều trị của người bệnh.