Liên Quan Đến Bệnh Đái Tháo Đường Với Các Thói Quen Trong Cuộc Sống.

Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở nông thôn là 12,7% cao hơn ở phố chợ là 9,6% (p<0,05); và nhóm người dân làm nghề nông cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 13,1%, ở nhóm làm nghề tự do, làm thuê là 13,3% và nhóm buôn bán là 8,5% (p<0,05). Có thể do người nông dân thiếu kiến thức và ít có quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, do đó tỷ lệ bệnh cao hơn các nghề khác. Đối với nghề nghiệp nhiều nghiên cứu cho thấy lao động chân tay thì tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn nhưng trong nghiên cứu này nghề nông và nghề làm thuê

Về học vấn, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm mù chữ cao hơn nhóm người

dân học vấn trung học và tiểu học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác và phù hợp với thực tế hiện nay. Do đó công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân cần phải tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thông tin y học về tự chăm sóc sức khỏe nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.

4.1.2.2. Liên quan đến bệnh đái tháo đường với các thói quen trong cuộc sống.

Nghiên cứu cho thấy nhóm người có thói quen ăn uống nhiều đường thì có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 2,4 lần nhóm người dân không có thói quen này (OR= 2,4) mối liên quan có ý nghĩa thống kê; Qua phân tích hồi qui đa biến, hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác người dân ăn uống nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần so với người không có thói quen ăn nhiều đường.(OR= 2), mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, số lượng carbohydrate hàng ngày không quá 60% năng lượng. Ăn nhiều đường sẽ suy chức năng tế bào bêta, làm giảm tiết insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thói quen người nội trợ sử dụng đường nhiều trong chế biến thức ăn và thức uống đang gia tăng rất nhiều ở nước ta, đồng hành với tỷ lệ gia tăng béo phì, dẫn đến đề kháng insulin, rối loạn lipid máu và gần đây hơn là thiếu máu cơ tim và bệnh lý thận, các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường [78].

Theo Nguyễn Hải Thủy năm 2005, nghiên cứu trên 328 đối tượng trên 15 tuổi ăn chay trường tại Huế đã ghi nhận tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,6% và đái tháo

đường là 9,75% cao hơn so với đối tượng có chế độ ăn uống bình thường [54]. Tuy nhiên, theo tác giả Tạ Văn Bình (2007) cho kết quả thói quen ăn uống đồ ngọt thường xuyên không có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [11]. Khác với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này có thể do thói quen ăn uống nhiều đường, sử dụng đường trong việc chế biến thức ăn nhiều hơn ở người Khmer vùng nghiên cứu của chúng tôi và số lượng mẫu lớn hơn cho nên cho tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.

Chế độ ăn uống có nhiều đường như những thức ăn, nước uống có nhiều đường có nhiều năng lượng, các loại thức uống nhẹ, nước trái cây, nước chanh và những thức uống khác có cho thêm đường sẽ dẫn đến tăng cân nặng và nguy cơ gia tăng sự đề kháng insulin dẫn đến đái tháo đường týp 2 [93],[94]. Gần đây sự hiểu biết về vai trò của Fructose trong rối loạn chuyển hóa có thể góp phần vào chiến lược phòng ngừa loại bỏ hành vi về chế độ ăn không hợp lý, góp phần vào việc làm giảm dân số đái tháo đường trên thế giới [81].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác là người ăn đường nhiều có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao hơn. Điều này cũng phù hợp với thực tế là người dân tộc Khmer thích ăn ngọt hơn và thực phẩm chính để nuôi sống chủ yếu là tinh bột, lúa gạo, ngô, củ…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm người có chế độ ăn nhiều mỡ cao hơn người ăn ít mỡ gấp 1,03 lần (OR = 1,03). Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua phân tích hồi qui đa biến nhóm người có thói quen ăn nhiều mỡ mắc đái tháo đường cao hơn nhóm không có thói quen ăn nhiều mỡ OR = 0,6. Nhưng mối liên qua này chưa có ý nghĩa thống kê. Theo Cao Mỹ Phượng tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở nhóm có thói quen ăn nhiều mỡ cao hơn đáng kể so với nhóm không có thói quen ăn nhiều mỡ là 36,9% so với 27,6% (p<0,05) [47].

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 17

Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy đã nghiên cứu ở 101 đối tượng trên 40 tuổi là con của các bệnh nhân đái tháo đường nhận thấy trong nhóm người có thói quen ăn nhiều mỡ có chỉ số OR = 2,5 [51]. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2007) cho kết quả

nhóm có thói quen ăn mỡ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 6 lần nhóm không có thói quen ăn mỡ thường xuyên [11].

Trong ăn uống nếu chế độ ăn uống được tiết chế đầy đủ và đúng về số lượng cũng như chất lượng và sự kết hợp các thành phần dinh dưỡng đúng cho sự phát triển của cơ thể thì góp phần vào việc hạn chế mắc bệnh. Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc, làm giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thức ăn có nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau trong đó gia tăng axit béo tự do gây kháng insulin làm giảm hiệu quả insulin tác động vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose [85].

Điều này có thể do thói quen ăn mỡ đã chuyển dần sang thói quen ăn dầu hiện nay trong cộng đồng nên số đối tượng ăn nhiều mỡ trong nghiên cứu này chưa đủ để có ý nghĩa thống kê. Bởi vì nếu giảm tiêu thụ lượng mỡ bão hòa thì những axit chuyển hóa chất béo và cholesterol giúp cải thiện lipid máu và tăng tác dụng của insulin dẫn đến khống chế được sự hình thành đái tháo đường týp 2. Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia của Mỹ (NCEP) khuyến cáo tổng lượng mỡ thu nạp mỗi ngày nên dưới 25%, tối đa 35% tổng năng lượng và mỡ bão hòa phải dưới 7% tổng năng lượng thu nhận.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường của nhóm đối tượng có thói quen ăn đêm sau 20 giờ là 15,4% cao hơn nhóm không có thói quen ăn sau 20 giờ gấp 1,7 lần (OR = 1,7) có ý nghĩa thống kê, p< 0,05. Qua phân tích hồi qui đa biến có hiệu chỉnh với một số yếu tố liên quan nhận thấy nhóm có thói quen ăn sau 20 giờ có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn nhóm không có thói quen này (OR = 0,6) có ý nghĩa thống kê. Thói quen ăn tối sau 20 giờ là một đặc trưng của người dân miền Tây Nam bộ, lao động liên tục suốt ngày và đêm, trên đồng ruộng, sông nước, cần ăn đêm để lao đông tiếp tục suốt đêm, điều đó đã hình thành nếp sống, thói quen trong mỗi gia đình; nên việc tác động thay đổi hành vi thói quen của người dân cần phối hợp nhiều biện pháp tư vấn truyền thông phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của người dân mới cải thiện, mới từng bước thay đổi và duy trì được. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước là nhóm người có thói quen ăn tối thì mắc đái tháo đường cao hơn.

Về vận động thể lực theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy vận động thể lực có tác dụng giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin và làm chậm tiến triển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường. Người ít vận động thể lực mắc đái tháo đường 18,5% cao hơn người có hoạt động thể lực thường xuyên 9,4%; ít vận động thể lực sẽ mắc đái tháo đường cao gấp 2,1 lần người có vận động thể lực (OR = 2,1), mối liên quan có ý nghĩa thống kê, p< 0,05. Qua phân tích hồi qui đa biến có hiệu chỉnh với một số yếu tố nguy cơ ta thấy nhóm người ít vận động thể lực mắc ĐTĐ cao gấp 1,7 lần người có vận động thể lực (OR = 1,7) mối liên có ý nghĩa thống kê. Theo Cao Mỹ Phượng (2012), nhóm có thói quen ít vận động thể lực có tỷ lệ hiện mắc tiền ĐTĐ, đái tháo đường là 30,7% cao hơn so với nhóm không có thói quen này có tỷ lệ hiện mắc là 26,7%, p< 0,05 [47].

Một nghiên cứu về sức khỏe ở tại Mỹ, những phụ nữ có tham gia vận động thể lực thường xuyên thì tỷ lệ mắc đái tháo đường được điều chỉnh theo tuổi chỉ bằng 2/3 so với những phụ nữ ít vận động thể lực. Những người ít vận động thể lực là có nguy cao là bị bệnh đái tháo đường nếu có kèm theo những yếu tố nguy cơ khác như BMI cao, tăng huyết áp hay có cha mẹ mắc đái tháo đường thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng cao. Kết quả cũng tương tự ở nam giới, tỷ lệ mới mắc đái tháo đường tỷ lệ nghịch với mức độ vận động thể lực, nếu người ít vận động thể lực thì tỷ lệ mắc đái tháo đường sẽ cao hơn, nếu như ít vận động thể lực mà có kèm thêm các yếu tố nguy cơ như có BMI cao, cùng mức độ béo phì thì nguy cơ ĐTĐ càng cao hơn và tỷ lệ đái tháo đường sẽ giảm ở những người có mức vận động thể lực thường xuyên và liên tục [98].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy vận động thể lực ở cường độ cao làm cải thiện sự đề kháng insulin. Nghiên cứu của Mc. Auley và cộng sự cho thấy khi vận động thể lực ở cường độ cao sẽ cải thiện được sự đề kháng insulin ở những người đề kháng insulin có nồng độ glucose máu bình thường. Luyện tập cường độ cao đòi hỏi phải tập luyện thường xuyên 5 lần/ tuần, mỗi lần tối thiểu 20 phút đến khi nhịp tim đạt 80 – 90% nhịp tim ước lượng tối đa [87].

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây do đó muốn khống chế được bệnh ĐTĐ trong cộng đồng cần phải tổ chức môi trương cho người dân tham gia các hoạt động thể dục thể thao để phòng tránh bệnh ĐTĐ.

Nghiên cứu năm 2000 cho thấy hút thuốc lá có liên quan đến sự gia tăng các bệnh béo phì, tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường, góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong [11]. Hút thuốc lá có liên quan đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2. Theo Tạ Văn Bình (2007), nhóm có thói quen hút thuốc lá từ 10 điếu thuốc trở lên trong một ngày có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 3 lần nhóm không hút thuốc lá (p<0,05) [11]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm người có hút thuốc lá mắc đái tháo đường là 12,9%; nhóm không hút thuốc là 11,4%, (p> 0,05). Phân tích hồi qui đa biến ta nhận thấy nhóm có thói quen hút thuốc là đái tháo đường gấp 2,2 lần nhóm không hút thuốc lá ( OR = 2,2) có ý nghĩa thống kê. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 cao hơn người không hút thuốc lá. Bởi vì chất nicotin trong thuốc lá làm tăng nồng độ đường huyết dẫn đến đề kháng insulin. Trong nghiên cứu nhận thấy nguy cơ đái tháo đường cao nhất ở người hút thuốc từ 20 gói năm trở lên [128]. Đồng thời trong một nghiên cứu khác cũng cho thấy ở những nước phát triển có khoảng 2,41 triệu người trưởng thành tử vong do bệnh tim mạch có sự đóng góp của thuốc lá [96].

Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm có uống nhiều rượu bia 33,2% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có uống rượu bia 27,9%, p<0,05.

Tác giả Cullmann M. ở Thụy Sĩ, nghiên cứu tiêu thụ alcohol và nguy cơ tiền đái tháo đường, đái tháo đường týp 2. Cho kết quả tiêu thụ alcohol nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2 ở nam ( OR = 1,42) nhưng lại giảm ở nữ ( OR = 0,41). Tác dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào của đảo tụy, làm ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin do đó tiêu thụ lượng lớn alcohol sẽ làm giảm hấp thụ glucose qua trung gian insulin và gây giảm dung nạp glucose [93]. Uống nhiều rượu gia tăng dung nạp glucose bất thường ở nam. Đối với nữ nếu uống rượu bia ít hoặc trung bình sẽ làm giảm nguy cơ nhưng sẽ tăng nguy cơ khi uống nhiều [79].

Nghiên cứu Tạ Văn Bình và Nguyễn Thanh Hà (2004), nhóm có thói quen uống rượu bia có nguy cơ gấp 3,3 lần nhóm không có thói quen này [7] và nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2007) cho kết quả nhóm có thói quen uống rượu bia có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 2 lần nhóm không có thói quen uống rượu bia [11]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước là rượu bia là yếu tố nguy cơ đưa đến đái tháo đường. Điều đáng quan tâm là người Khmer có thói quen uống rượu bia nhiều. Do đó chúng ta phải tổ chức công tác phòng chống đái tháo đường bằng cách tư vấn truyền thông thay đổi hành vi uống rượu để tham gia vào công tác phòng chống đái tháo đường.

4.1.2.3. Tiền sử gia đình và bản thân với bệnh đái tháo đường

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường týp 2. Nhóm người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị bệnh ở giai đoạn sớm. Trong mỗi gia đình, thường các thành viên có chung một môi trường sống, đặc biệt là chế độ ăn uống.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường thì mắc bệnh cao hơn nhóm người không có tiền sử này gấp 5 lần (OR = 5) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy (2004 – 2005) nghiên cứu trên 101 đối tượng từ 40 tuổi trở lên là con của bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Các đối tượng được tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu trong nhóm nghiên cứu là 36,6% trong đó đái tháo đường là 18,8% và giảm dung nạp glucose là 17,8%. Tỷ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu trong cộng đồng cùng độ tuổi [51]. Tác giả Amini M. và Janghorbani (2007), nghiên cứu trên 2368 người ở Iran, từ 30 đến 60 tuổi, có thân nhân thế hệ thứ nhất mắc đái tháo đường theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Đái tháo đường Mỹ cho thấy tỷ lệ cao có rối loạn dung nạp glucose lúc đói là 19,5% và giảm dung nạp glucose là 17,3% [72].

Nghiên cứu của Farouq I.A. nghiên cứu trên 573 người Bahrain, từ 20 tuổi trở lên, tỷ lệ đái tháo đường là 41,7% trường hợp có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường, trong khi đó ở nhóm người không mắc bệnh đái tháo đường tỷ lệ

gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường chỉ từ 16,0% đến 23,3% [83]. Tương tự, theo Cao Mỹ Phượng ở Trà Vinh, cho thấy nhóm đối tượng có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh, có tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường cao rất rõ so với nhóm không có tiền sử này 46,8% so với 28,2% [48].

Đối với nữ, tiền sử có sinh con từ 4.000 gam trở lên. Tiền sử có sinh con to từ 4000 gam trở lên là một yếu tố nguy cơ rất cao của bệnh đái tháo đường đã được nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm nữ có tiền sử sinh con to từ 4000 gam trở lên là 23,0% cao hơn so với nhóm nữ không có yếu tố nguy cơ sinh con to là 9,8% (p<0,05). Nhóm có tiền sử sinh con to mắc đái tháo đường gấp 2,7 lần nhóm không có tiền sử này. Nghiên cứu tại Hải Phòng của Vũ Huy Chiến (2007), trên 1880 đối tượng cho thấy rằng nhóm đối tượng có tiền sử sinh con từ 4000 gam trở lên có tỷ lệ mắc đái tháo đường 22,2% cao hơn nhóm không có yếu tố này 4,4% [14].

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Để khống chế sự gia tăng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng cần phải có kế hoạch quản lý tư vấn các đối tượng có yếu tố nguy cơ này để theo dõi và hạn chế có các yếu tố nguy cơ kết hợp có như thế mới khống chế được sự gia tăng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.

4.1.2.4. Mối liên quan các chỉ số sức khỏe trung gian với bệnh đái tháo đường.

- Vòng bụng: Vòng bụng to là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường; gọi chung là béo phì đặc biệt béo phì dạng nam gây đề kháng insulin. Tỷ lệ đề kháng insulin ở người béo phì dạng nam mà là thân nhân thế hệ I của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao hơn người béo phì dạng nam mà không có tiền sử gia đình có người đái tháo đường. Béo phì dạng nam là yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường týp 2.

Nghiên của chúng tôi cho thấy nhóm có vòng eo to mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 1,2 lần nhóm không có vòng eo to. Tuy nhiên mối liên quan này chưa có ý nghĩa thống kê. Qua phân tích hồi qui đa biến đã hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác nhóm có vòng eo to mắc bệnh cao hơn nhóm không có vòng eo to là 0,6 lần và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm đối tượng có tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao có khả năng mắc bệnh đái tháo đường gấp 1,4 lần nhóm không có tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao (OR = 1,4). Theo

tác giả Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2009) đã nghiên cứu và cho kết quả tỷ lệ tăng insulin ở người cao tuổi có béo phì dạng nam là 27,61%, tỷ lệ kháng insulin theo tỷ số HOMA (Homeostatic Model Assesment) ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 35,9%. Kết quả này cho thấy người có béo phì dạng nam thì có tình trạng kháng insulin [40]. Tương tự, tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), nghiên cứu 997 đối tượng tại Hà Nội cho kết quả nhóm có vòng bụng to có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần nhóm không có yếu tố này [10].

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước và cũng phù hợp với thực tế của địa phương qua thăm khám và điều trị bệnh cũng nhận thấy người có béo phì dạng nam dễ mắc đái tháo đường hơn. Do đó, cần có biện pháp can thiệp hợp lý giảm yếu tố nguy cơ này sẽ giảm được bệnh đái tháo đường cho cộng đồng. Theo các chức sắc của các chùa năm trên địa bàn nghiên cứu sẽ thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, võ thuật truyền thống để góp phần giảm đối tượng có béo phì dạng nam nhằm giảm tỷ lệ đái tháo đường trong thời gian tới.

- Chỉ số BMI: Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm đối tượng có chỉ số BMI cao tăng gấp 3 lần nhóm có chỉ số BMI thấp (OR = 3) mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Sau phân tích hồi qui đa biến đã hiệu chỉnh với một số yếu tố nguy cơ khác, nhóm có chỉ số BMI cao mắc bệnh cao gấp 2,3 lần so với nhóm có chỉ số BMI bình thường.

Béo phì đã tăng nhanh ở nhiều nhóm dân cư trong vài năm gần đây do tác động

của rối loạn chuyển hóa, ít vận động thể lực, ăn quá nhiều so với nhu cầu [71].

Người dân ở các nước Châu Á có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp hơn ở Mỹ, nhưng tỷ lệ đái tháo đường tương đương hoặc cao hơn. Dân số Châu Á bắt đầu gia tăng nguy cơ đái tháo đường ở mức BMI thấp hơn dân số Châu Âu. Ngay cả khi tăng cân không đáng kể lúc trưởng thành cũng gia tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2 ở người Châu Á [84],[130]. Theo Tạ Văn Bình (2007), nhóm có thừa cân- béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần nhóm không có yếu tố này [10]. Qua đó ta nhận thấy BMI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệh ĐTĐ. Đặc biệt đối với người châu Á chỉ số BMI chỉ ở mức cao nhẹ là nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Như vậy công tác phòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022