Tình Hình Nghiên Cứu Kiến Thức, Thực Hành Chăm Sóc Trẻ Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Của Bà Mẹ



Nếu ở vùng sốt rét : thì cho thuốc chống sốt rét

khò khè (nếu có).

Nếu không có điều kiện chuyển tuyến trên, có thể điều trị bằng kháng sinh và

theo dòi sát.

ngày điều trị (hoặc sớm hơn nếu tình trạng xấu) cần đánh giá lại

Khám và chữa bệnh khác.

Điều trị sốt và khò khè nếu có.

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 3

Sau 2 ngày điều trị với kháng sinh cần đánh giá lại. Nếu:


Dấu hiệu

Tình trạng xấu hơn Không uống được Rút lòm lồng ngực Các dấu hiệu nguy

hiểm khác

Như cũ

Không tiến triển tốt

Khá hơn

Thở chậm hơn Giảm sốt

Ăn uống tốt hơn

Xử trí

Gửi cấp cứu đi bệnh

viện

Đổi kháng sinh hoặc

đi bệnh viện

Cho đủ kháng sinh 5

– 7 ngày


Bảng 2. 2. Phác đồ xử trí từ trẻ NKHHCT 0-2 tháng tuổi. [4], [6]


Dấu hiệu

Bú kém hoặc bỏ bú Co giật

Ngủ li bì khó đánh thức Thở rít khi nằm yên Khò khè

Sốt hoặc hạ thân nhiệt

Rút lòm lồng ngực mạnh

Thở nhanh (từ 60 lần/phút trở lên)

Không rút lòm lồng ngực mạnh

Không thở nhanh (dưới 60 lần/phút)

Xếp loại

Bệnh rất nặng

Viêm phổi nặng

Không viêm phổi

(Ho, cảm lạnh)

Xử trí

Gửi cấp cứu đi bệnh viện

Giữ ấm cho trẻ

Cho liều kháng sinh đầu tiên

Gửi cấp cứu đi bệnh viện

Giữ ấm cho trẻ

Cho liều kháng sinh đầu

Nếu chưa có điều kiện gửi đi bệnh viện phải điều trị

kháng sinh và theo

Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc và theo dòi tại nhà

Giữ ấm cho trẻ

Cho trẻ bú mẹ nhiều lần

Lau sạch mũi

Đưa trẻ đến bệnh viện, Nếu:


dòi sát

+ Khó thở hơn

+ Thở nhanh hơn

+ Bú kém

+ Trẻ mệt hơn



Bảng 2. 3. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm họng. [4], [6]


Dấu hiệu

Không uống được

Hạch cổ nổi to, đau

Chất xuất tiết trắng ở họng

Xếp loại

Áp xe họng

Viêm họng liên cầu

Xử trí

Gửi đi bệnh viện

Cho một liều kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện Điều trị sốt (nếu có)

Cho Paracetamol (khi đau)

Cho 1 kháng sinh điều trị viêm họng liên cầu

Cho thuốc làm dịu đau họng Điều trị sốt (nếu có)

Cho Paracetamol (khi đau)


Bảng 2. 4. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm tai. [4], [6]


Dấu hiệu

Sưng đau sau tai

Ấn vùng sau tai đau

Chảy mủ tai dưới 2 tuần

Đau tai hay Lắc đầu

Màng nhĩ đỏ,

không di động (soi tai)

Chảy mũ tai trên 2 tuần Mủ thối

Chảy mủ tai trên 2 tuần Mủ nhầy

Xếp loại

Viêm tai xương chum

Viêm tai giữ cấp

Viêm tai giữa

mạn có biến chứng

Viêm tai giữa mạn

Xử trí

Gửi đi bệnh viện cấp cứu Cho liều kháng sinh đầu

Cho Paracetamol (nếu đau)

Cho 1 kháng sinh uống

Làm khô tai bằng quấn loa kèn Đánh giá lại sau 5 ngày điều trị Điều trị sốt (nếu có) ChoParacetamol

(nếu đau)

Gửi đi bệnh viện khám chuyên khoa Làm khô tai bằng loa kèn Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol

(nếu đau)

Làm khô tai bằng loa kèn Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol (nếu đau)

2.2.5. Phòng bệnh

Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:

Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm, càng tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt là Vitamin A.

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.

Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT theo phác đồ.

Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách thực hiện, xử trí và chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT. [5], [7]

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ

2.3.1. Trên thế giới

Tại một cuộc nghiên cứu ở miền tây Nepal, năm 2006, của Chandrashekhar T Sreeramareddy và et al., cho thấy rằng kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn rất thấp. Không có bà mẹ nào biết đầy đủ các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh, 3,4% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, 51% bà mẹ chỉ biết dấu hiệu sốt, 45,2% bà mẹ biết trẻ bệnh nặng hơn, 42,5% bà mẹ biết trẻ uống kém, 29,5% bà mẹ biết trẻ không uống được hoặc bỏ bú, 28,4% bà mẹ biết trẻ thở nhanh và 22,3% biết trẻ khó thở. Đồng thời thấy rằng 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý. Tổng hợp lại chỉ có 11,3% bà mẹ có chăm sóc vừa hợp lý và vừa kịp thời. [29]

Một nghiên cứu có 500 trẻ em dưới 5 tuổi về tỷ lệ NKHHC và các yếu tố liên quan ở khu vực thành thị và nông thôn của huyện Kancheepuram, Nam Ấn Độ của Dhananjaya Sharma và et al., (năm 2010), cho thấy tỷ lệ NKHHCT là 27%, có 49,4% ở nhóm tuổi 1 – 4 sau đó là trẻ sơ sinh chiếm 39,6%. Trẻ nam chiếm 51,4% và trẻ nữ chiếm 48,6%. Đa số là các gia đình có đạo Hindu (96%). NKHHCT được nhận thấy nhiều hơn trong số các tầng lớp xã hội thấp (79,3%), khoảng 42,8% các bà mẹ được giáo dục đến trường trung học, trong khi 30% không có bằng cấp chính thức, những người ở nhà kutcha (52,6%), nhà ở quá tải (63,7%), sử dụng khói để nấu ăn (67,4%), thông khí (70,4%), tiền sử hút thuốc của bố mẹ (55,6%), trẻ sinh nhẹ cân (54,8%) và trẻ suy dinh dưỡng (57,8%). [30]

Một nghiên cứu cắt ngang về sự phổ biến nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc huyện Meerut, Ấn Độ của Goel K và et al., (năm 2012) cho thấy tỷ lệ NKHHCT được tìm thấy là 52%. Tổng cộng có 234 trường hợp NKHHCT đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu. Số lượng các đợt NKHHCT trung bình là 2,25 lần mỗi trẻ một năm. Theo giới tính, 53,84% là nam và 46,15% là nữ. Các trường hợp NKHHCT được ghi nhận ở nhóm tuổi từ 1 – 4 (46,15%) và ở nhóm tuổi này là 45,24% là nam và 47,22% là nữ. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội thấp (35,89%), mẹ mù chữ (49,14%), điều kiện quá tải (70,94%), không thông thoáng (74,35%) và sử dụng chullah khói (56,83%), suy dinh dưỡng (26,49%), khói thuốc lá (78,20%). [27]

2.3.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu 393 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), của Phạm Ngọc Hà, cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh NKHHCT là 7,9% rất thấp, bà mẹ biết về dấu hiệu bệnh là 42% trong đó sốt, ho biết khá cao, còn dấu hiệu khó thở các bà mẹ biết rất ít. Bà mẹ biết các bệnh NKHHCT rất cao chiếm 98,2%. Biết các dấu hiệu viêm phổi 48,6%. Biết chọn nơi khám bệnh 98%, còn một số ít tự mua thuốc uống. Biết cách cho ăn khi trẻ bị NKHHCT chiếm 75,8%. Biết cách làm khô mủ tai đạt 63,4%. Biết cách phòng ngừa NKHHCT đạt thấp 31,8%. Nhưng trong các biện pháp phòng bệnh thì giữ ấm trẻ khi trời lạnh được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 74%, biện pháp cho bú sữa mẹ biết đến ít nhất 22,5%, uống nhiều nước hơn bình thường khi trẻ bị sốt, ho, yêu cầu thành viên không hút thuốc lá trong nhà 88,3%, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ 94,1%, tiêm chủng đúng quy định 97,2%. Làm sạch mũi bằng giấy thấm đạt ở mức độ dưới trung bình là 47,5%. [24]

Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang về kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con bị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ (từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013), kết quả cho thấy các bà mẹ nhận biết các dấu hiệu viêm phổi chủ yếu là: ho 77%, thở khò khè, thở rít 69%, sốt 30%, khó thở 20%, thở nhanh 13%, tím tái 4%, rút lòm lồng ngực 1%, bỏ bú 1%. Có 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường xuyên kèm theo không ăn uống được thì sẽ bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Có 64% bà mẹ biết rằng nên cho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi, 60% bà mẹ biết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ dưỡng hơn khi trẻ bị bệnh, có 61% các bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc uống thêm sữa khi trẻ bị bệnh viêm phổi. Có 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dòi các dấu hiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm. Có 64% bà mẹ sẽ dùng thuốc ho tây y để làm giảm ho cho trẻ, chỉ có khoảng 7% bà mẹ dùng các loại thuốc giảm ho đông y. Có 29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm thông thoáng mũi. Kiến

thức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh 87%, tránh tiếp xúc với những người bị ho 74%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông súc vật là 52% và có 32% bà mẹ nghĩ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻ bị suy dinh dưỡng. [16]

Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm về tình hình NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội cho thấy hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu NKHHCT thường gặp là: Đối với các dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 77,2% và 79,3%, các bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,3%. Đối với dấu hiệu thở nhanh, thở rít các bà mẹ có biết chiếm 60,9% và 63%. Riêng dấu hiệu rút lòm lồng ngực thì tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 22% và tỷ lệ các bà mẹ không biết là 76,4%. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay chiếm tỷ lệ cao nhất từ khoảng 57,8% đến 74,1%, số bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ từ 17,9% đến 30,8%. Hiểu biết của các bà mẹ về biện pháp xử trí bệnh là 76,2% bà mẹ đưa con đến trạm y tế, 32,4% tự mua thuốc về nhà chữa, 6,7% đến khám thầy lang, 1,3% ở nhà không xử lý gì. Hiểu biết của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ tại nhà chiếm cao với tỷ lệ bà mẹ có thái độ đồng ý từ 73,3% đến 80,8%. [23]

Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) về tình hình mắc bệnh NKHHCT và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh cho thấy: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%. Tỷ lệ NKHHCT ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng là 50%. Tỷ lệ NKHHCT ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng là 35,5%. Các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). [13] Năm 2012, nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết về thực trạng NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%), viêm phổi và viêm phế quản (5,6%), viêm phổi nặng (0,6%). [10]

Năm 2012, Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh có một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại Khoa nhi Bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy kiến thức đúng về phòng chống NKHHCT là 65,3%, thái độ đúng là 96,35%, thực hành đúng là 44,3%. Nguồn thông tin bà mẹ tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (79,45%), nguồn thông tin được tin cậy nhất là cán bộ Y tế (68,04%). Bà mẹ có kiến thức đúng có khả năng thực hành đúng gấp 1,71 lần bà mẹ có kiến thức không đúng. [20]

Năm 2014, một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành và cộng sự về kiến thức, sự nhận biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi và các yếu tố liên quan cho

thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1%. Trong đó bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân viêm phổi chiếm 57,6%, các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi chiếm 54,8%, tác hại của viêm phổi được bà mẹ biết đến với tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh viêm phổi chiếm 63,8%, xử lý khi trẻ bệnh viêm phổi chiếm 54,8%. Tỷ lệ bà mẹ có nhận biết đúng về các dấu hiệu của bệnh viêm phổi là 65,7%. [21]

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (năm 2016) về kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại Khoa nhi Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên cho thấy trong 385 bà mẹ được khảo sát có biết đúng dấu hiệu NKHHCT chiếm 45,7 %. Chỉ có 17,1% bà mẹ biết đúng dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay và biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0%. 100% bà mẹ có thái độ đúng về biện pháp phòng ngừa. Thực hành đúng về phòng ngừa NKHHCT chiếm 88,8%. 50,1% bà mẹ thực hành đúng về chọn nơi khám bệnh khi trẻ mắc NKHHCT. Thực hành đúng về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh chiếm 21,8%. Kiến thức, thái độ và thực hành có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ, dân tộc. [22]

Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 của Tổng cục Thống kê, dấu hiệu phổ biến nhất để đưa trẻ tới cơ sở y tế là “khi trẻ bị sốt cao hơn” (90,8%). Chỉ có 4,8% cho rằng khi trẻ thở nhanh hơn và 25,5% cho rằng khi trẻ khó thở là cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Tỷ lệ mẹ nhận biết ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (38,8%) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (22,2%). Khả năng nhận biết này này tăng theo trình độ học vấn của người mẹ, 18,4% ở nhóm bà mẹ không có bằng cấp so với 32,5% ở nhóm trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên. Nhận thức về các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi có xu hướng tăng lên theo nhóm mức sống, của các bà mẹ Kinh/Hoa (29,3%) cao hơn các bà mẹ nhóm dân tộc thiểu số (23,7%). Điều thú vị là 55,2% số phụ nữ được hỏi đã nêu ra các dấu hiệu khác cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế (ngoài 9 dấu hiệu đã cho). [25]

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những trẻ dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và được chẩn đoán NKHHCT tại Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ.

3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám đưa trẻ đến và được chẩn đoán NKHHCT.

Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

Bà mẹ có khiếm khuyết khả năng nghe nói.

Bà mẹ có con trên 5 tuổi.

Bà mẹ bị rối loạn tâm thần.

Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ.

Thời gian: 27/03/2017 – 10/04/2017.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

3.2.2. Cỡ mẫu: 50 mẫu

3.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

3.2.4. Nội dung nghiên cứu

3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng:

Tuổi mẹ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm sau:

+ < 20 tuổi.

+ Từ 20 – 35 tuổi.

+ > 35 tuổi.

Tuổi trẻ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm:

+ ≤ 1 tuổi.

+ Từ 1 – 2 tuổi.

+ Từ 2 – 3 tuổi.

+ Từ 3 – 4 tuổi.

+ Từ 4 – 5 tuổi.

Giới tính trẻ:

+ Nam.

+ Nữ.

Địa dư: Nơi đang sinh sống.

+ Nông thôn.

+ Thành thị.

Dân tộc:

+ Kinh.

+ Hoa.

+ Khmer.

+ Khác: Chăm, Ê đê, H’mông,…

Tôn giáo:

+ Không tôn giáo.

+ Phật.

+ Thiên chúa.

+ Khác: Hòa Hảo, Cao Đài,…

Trình độ học vấn:

+ Không biết chữ.

+ Tiểu học.

+ ≤ THPT.

+ > THPT.

Nghề nghiệp: Nghề đem lại thu nhập chính hay công việc chính.

+ Cán bộ - Công chức (làm việc cho nhà nước hay doanh nghiệp).

+ Công nhân.

+ Nông dân (làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, nuôi tôm,…).

+ Buôn bán.

+ Nội trợ (chỉ làm những công việc trong nhà)

+ Khác: Thợ may, uốn tóc, làm thuê,…

Số con trong gia đình: Số con đang còn sống.

+ 01 con.

+ 02 con.

+ 03 con.

+ > 03 con.

Nguồn thông tin đáng tin cậy để tin và làm theo trong việc phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị NKHHCT:

+ Cán bộ y tế.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí