Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức, Thực Hành Chăm Sóc Trẻ Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Của Bà Mẹ


+ Phần 3: Biểu mẫu để ghi chép diễn biến từng đợt bệnh, cách trẻ được điều trị, nơi đã khám và mua thuốc, đơn thuốc, loại thuốc đã mua, thời gian và loại thuốc trẻ đã dùng.....

- Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp và sử dụng tài liệu truyền thông khác có sẵn tại trạm y tế xã để hỗ trợ CBYT tư vấn cho bà mẹ.

Cán bộ y tế

Nghiên cứu sử dụng sách "Huấn luyện dành cho cán bộ tuyến xã" và phác đồ “Hướng dẫn xử trí trẻ ho và khó thở” (Phụ lục 7) của chương trình NKHHCT trẻ em Quốc gia làm tài liệu tập huấn cho CBYT. Cuốn tài liệu này hướng dẫn CBYT biết cách sử dụng phác đồ điều trị, cách tư vấn chăm sóc trẻ bệnh NKHHCT.

Người bán thuốc

Tài liệu dành cho người bán thuốc là “Hướng dẫn bán thuốc cho trẻ NKHHCT tại tuyến xã” (Phụ lục 8). Đã được sự chấp thuận và phê duyệt của Bộ Y tế, chuyên gia của nghiên cứu, cán bộ phụ trách Chương trình Phòng chống NKHHCT huyện và cán bộ khoa Dược bệnh viện huyện, đại diện người bán thuốc, dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tuyến TW đã thử nghiệm xây dựng tài liệu này. Nội dung hướng dẫn gồm 3 phần:

+ Hỏi thông tin trẻ bệnh trước khi bán thuốc

+ Hướng dẫn bán thuốc (đặc biệt là KS) cho một số thể bệnh NKHHCT

+ Tư vấn dùng thuốc và chăm sóc trẻ NKHHCT


2.6.5. Tổ chức triển khai can thiệp


Can thiệp được thực hiện tại 5 xã đã được lựa chọn tại Ba Vì trong thời gian 24 tháng. Trong đó, TT-GD-TT thực hiện trong 12 tháng và giám sát hỗ trợ trong 12 tháng tiếp theo. Các bước triển khai can thiệp gồm có:


- Xây dựng kế hoạch, nội dung, tài liệu can thiệp

- Triển khai can thiệp TT-GD-TT

- Triển khai can thiệp giám sát thay đổi thực hành và theo dõi tính duy trì.

- Giám sát quá trình triển khai can thiệp về nội dung, thời gian, đối tượng.

- Định kỳ lấy ý kiến phản hồi để điều chỉnh can thiệp cho phù hợp.


2.6.5.1. Triển khai can thiệp bà mẹ


Chuẩn bị can thiệp

- Xây dựng tài liệu truyền thông: Cuốn sổ tay “Nhật ký sức khoẻ của

trẻ" được biên soạn và in ấn làm tài liệu truyền thông chính cho bà mẹ.


- Hình thành nhóm bà mẹ: Toàn bộ bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại mỗi thôn thuộc địa bàn can thiệp nếu đồng ý đều được tham gia can thiệp. Khoảng từ 7 đến 10 bà mẹ gần nhà nhau ở hình thành một nhóm nhỏ. Mỗi nhóm lựa chọn ra một bà mẹ tích cực, có uy tín được các bà mẹ nhóm tin tưởng làm trưởng nhóm.

- Tập huấn cho bà mẹ tích cực: kỹ năng truyền thông và kiến thức cơ

bản về nhận biết, xử trí và chăm sóc trẻ NKHHCT.


Can thiệp TT-GD-TT

Nghiên cứu lựa chọn biện pháp TT-GD-TT trực tiếp để tiếp cận được cả với những bà mẹ ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng hoặc đến các buổi tuyên truyền ở cộng đồng. Hoạt động TT-GD-TT gồm có:

- Tư vấn, truyền thông tại hộ gia đình: bà mẹ tích cực đến gặp từng bà mẹ thuộc nhóm mình quản lý để phát và hướng dẫn sử dụng, ghi chép "Nhật ký sức khoẻ của trẻ". Hàng tháng, bà mẹ tích cực đến hộ gia đình để tư vấn và hỗ trợ bà mẹ. Khi có thể, cả bà mẹ và hộ gia đình được mời cùng tham gia.


Nội dung tư vấn tại hộ gia đình được lấy trong cuốn sổ tay kết hợp với kiến

thức các bà mẹ tích cực đã được tập huấn.


- Tư vấn, truyền thông theo nhóm bà mẹ: Hàng tháng, dưới sự hướng dẫn của bà mẹ tích cực và hỗ trợ của CBYT xã khi cần, nhóm bà mẹ gặp nhau, nghe truyền thông, xem trình diễn thực hành hoặc trao đổi kinh nghiệm về những chủ đề quan tâm đã được nhóm xác định trước như cách chăm sóc, xử trí hoặc dinh dưỡng cho trẻ bị NKHHCT….. Khi con của một bà mẹ trong nhóm bị ốm, bà mẹ tích cực và những người khác trong nhóm thường tổ chức đến thăm, tư vấn trong tình huống cụ thể và giúp đỡ nếu cần.

- Tư vấn từ các nhóm chuyên môn: CBYT, người bán thuốc là những người có chuyên môn nên được bà mẹ rất tin tưởng. Họ thực hiện tư vấn mỗi lần bà mẹ đưa trẻ đi khám hoặc mua thuốc cho trẻ NKHHCT.

Can thiệp giám sát

Hai hình thức giám sát được thực hiện song song để hỗ trợ bà mẹ là giám sát ngoài nhóm và tự giám sát. Khi kết thúc hoạt động TT-GD-TT, nghiên cứu vẫn tiếp tục giám sát hỗ trợ thay đổi thực hành và theo dõi tính duy trì của can thiệp.

- Giám sát trong nhóm: Bà mẹ tích cực định kỳ hàng tháng đến giám sát việc ghi chép sổ tay hoặc giám sát thực hành thực tế khi có trẻ ốm. Thông qua quan sát hành vi xử trí trẻ ốm của bà mẹ, bà mẹ tích cực khuyến khích, khen ngợi hành vi tốt và hướng dẫn sửa chữa những hành vi chưa đúng của bà mẹ.

- Giám sát ngoài nhóm: Khi bà mẹ đưa trẻ đi khám hoặc mua thuốc, CBYT và người bán thuốc hỏi, phát hiện kiến thức, thực hành còn thiếu hoặc chưa đúng của bà mẹ để hướng dẫn, điều chỉnh lại.


2.6.5.2. Triển khai can thiệp cán bộ y tế


Tập huấn kỹ năng

- Tập huấn ban đầu: Giảng viên thực hiện một ngày tập huấn lý thuyết

chung cho cả 5 xã. Tập huấn thực hành được triển khai hai ngày tại từng xã.

- Tập huấn nhắc lại: Trong suốt thời gian 12 tháng, cứ ba tháng một lần,

cán bộ chương trình NKHHCT huyện lại tập huấn nhắc lại cho tất cả CBYT.

Giám sát hỗ trợ

- Giám sát đồng đẳng: Tất cả CBYT tại mỗi xã hàng tháng họp với nhau

để cùng trao đổi kinh nghiệm.

- Giám sát từ tuyến huyện: Cùng với việc tập huấn lại kỹ năng, cán bộ

Chương trình NKHHCT huyện cũng triển khai giám sát hỗ trợ ngay tại xã.

2.6.5.3. Triển khai can thiệp người bán thuốc

Tập huấn kỹ năng

Giảng viên là cán bộ Chương trình NKHHCT huyện, cán bộ khoa Dược

bệnh viện huyện. Các hoạt động can thiệp gồm:

+ Tập huấn ban đầu: Hướng dẫn bán thuốc được các giảng viên tập huấn lý thuyết chung cho cả 5 xã trong một ngày. Tập huấn triển khai thực hành trong điều kiện thực tế tại mỗi xã trong một ngày.

+ Tập huấn nhắc lại: Ba tháng một lần, cán bộ Chương trình NKHHCT huyện tập huấn nhắc lại.

Giám sát hỗ trợ

- Giám sát đồng đẳng: Hàng tháng, tất cả người bán thuốc tại mỗi xã họp với nhau để cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.

- Giám sát từ tuyến huyện: Cùng với việc tập huấn lại kỹ năng, cán bộ Chương trình NKHHCT huyện, cán bộ khoa Dược bệnh viện huyện giám sát hỗ trợ ngay tại nhà thuốc.


2.6.6. Các chỉ số đánh giá can thiệp


Kiến thức, thực hành của bà mẹ

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức về dấu hiệu cần khám ngay.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức xử trí khi trẻ có dấu hiệu cần khám ngay.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức chăm sóc tại nhà khi trẻ ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức sử dụng KS đúng hướng dẫn của CBYT.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức sử dụng KS đủ từ 5 đến 7 ngày.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức theo dõi trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức tái khám cho trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh rất nặng.

- Tỷ lệ % bà mẹ theo dõi trẻ tại nhà khi trẻ có dấu hiệu ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % bà mẹ sử dụng KS khi có đơn cho trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ dùng KS đủ từ 5 đến 7 ngày cho trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ không dùng KS cho trẻ ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % bà mẹ có thực hiện các chăm sóc trẻ ốm.

- Tỷ lệ % bà mẹ có theo dõi trẻ NKHHCT.

- Tỷ lệ % bà mẹ có tái khám cho trẻ NKHHCT.


Kiến thức, thực hành của CBYT

- Tỷ lệ % CBYT có kiến thức dấu hiệu của các thể bệnh NKHHCT:

bệnh rất nặng; viêm phổi nặng; viêm phổi.

- Tỷ lệ % CBYT có kiến thức xử trí theo từng thể bệnh NKHHCT: bệnh

rất nặng, viêm phổi nặng; viêm phổi; ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % CBYT có kiến thức tư vấn chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà

- Tỷ lệ % CBYT có kiến thức tư vấn theo dõi dấu hiệu NKHHCT.

- Tỷ lệ % CBYT có kiến thức tái khám cho trẻ NKHHCT.


- Tỷ lệ % CBYT có hỏi các câu hỏi xác định dấu hiệu bệnh NKHHCT.

- Tỷ lệ % CBYT có quan sát, thăm khám xác định bệnh NKHHCT.

- Tỷ lệ % CBYT kê đơn không có KS cho trẻ ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % CBYT kê đơn KS đủ ngày như phác đồ hướng dẫn.

- Tỷ lệ % CBYT kê đơn KS đúng loại như phác đồ hướng dẫn.

- Tỷ lệ % CBYT có tư vấn chăm sóc trẻ tại nhà.

- Tỷ lệ % CBYT có tư vấn theo dõi các dấu hiệu cần khám ngay.

- Tỷ lệ % CBYT có hẹn tái khám.


Kiến thức, thực hành của người bán thuốc

- Tỷ lệ % người bán thuốc có kiến thức hỏi thông tin của trẻ trước khi bán thuốc: tuổi; đơn thuốc; thời gian ho; bú/uống được không; thở khác thường; mệt hơn; sốt.

- Tỷ lệ % người bán thuốc có kiến thức khuyên đi khám khi có dấu hiệu

NKHHCT cần khám ngay hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi.

- Tỷ lệ % người bán thuốc có kiến thức bán KS theo đơn.

- Tỷ lệ % người bán thuốc có kiến thức thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh.

- Tỷ lệ % người bán thuốc có kiến thức tư vấn sau bán thuốc: cách dùng thuốc; tác dụng phụ; theo dõi trẻ bệnh; khuyên đi khám.

- Tỷ lệ % người bán thuốc có hỏi thông tin của trẻ trước khi bán thuốc.

- Tỷ lệ % người bán thuốc không bán KS cho trẻ ho, cảm lạnh

- Tỷ lệ % người bán thuốc có hướng dẫn cách dùng thuốc

- Tỷ lệ % người bán thuốc có hướng dẫn tác dụng phụ

- Tỷ lệ % người bán thuốc có hướng dẫn cách theo dõi trẻ

- Tỷ lệ % người bán thuốc có khuyên đưa trẻ đi khám.


2.7. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện tham gia của tất cả các đối tượng. Đối tượng nghiên cứu được thông báo đầy đủ về mục đích và nội dung can thiệp. Thông tin thu thập từ nghiên cứu được mã hóa, có nhóm nhập số liệu độc lập. Mọi thông tin định danh được giữ kín. Các kết quả được phân tích tổng hợp, không công bố thông tin cá nhân và chỉ được phân tích phục vụ đúng cho mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu can thiệp thực hiện với mục tiêu nâng cao kiến thức, thực hành cho bà mẹ, CBYT và người bán thuốc; không có bất cứ can thiệp nào có thể có hại đến sức khỏe, uy tín của các đối tượng. Vấn đề đạo đức trong việc sử dụng phương pháp đóng vai khách hàng và quan sát không báo trước cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này nghiên cứu đã được sự chấp thuận và hỗ trợ của chính quyền, lãnh đạo cơ quan quản lý y tế địa phương và cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu đã được thông báo với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý y tế.


Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ

3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng bà mẹ

Một số đặc điểm nhân khẩu học của nhóm bà mẹ trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ


Đặc điểm

Của bà mẹ

Can thiệp

n=301

Đối chứng

n=324

p

Chung

n=625

Tuổi trung bình

28,12±5,12

27,17±4,66

>0,05

27,63±4,90

Số con (%)

1 con

34,2

38,3

>0,05

36,3

2 con

54,2

56,5


55,4

Có từ 3 con trở lên

11,6

5,2


8,3

Nghề nghiệp (%)

Nông dân

79,4

80,6

>0,05

80,0

Làm công ăn lương

9,3

10,5


9,9

Buôn bán

6,0

4,9


5,4

Lao động tự do

4,0

3,7


3,8

Nội trợ

1,3

0,3


0,9

Trình độ học vấn(%)

Không biết chữ

0,7

0,9

>0,05

0,8

Tiểu học

22,6

26,3


24,2

Trung học cơ sở

65,5

61,3


63,3

Phổ thông trung học

8,6

9,3


9,0

Trungcấp/Cao đẳng

2,0

1,9


1,9

Đại học/trên Đại học

0,6

0,7


0,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023