Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 2

cải cách tư pháp trong tiến trình hội nhập quốc tế; những quy định của pháp luật Việt Nam về chức năng của ngành kiểm sát nhân dân.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, so sánh - đối chiếu, và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan, các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, hồ sơ các vụ án bị kháng nghị; và hỏi ý kiến những người làm công tác thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề xoay quanh KNPT, dự kiến đạt được một số kết quả như sau:

6.1 Ý nghĩa lý luận: góp phần làm rò bản chất pháp lý, những bất cập của pháp luật; cung cấp cở sở lý luận và thực tiễn về KNPT theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, đề ra giải pháp hoàn thiện một số vấn đề lý luận về KNPT hình sự.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Làm rò những mặt làm được, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện, nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả công tác KNPT hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước.

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo về pháp luật tố tụng hình sự.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm hình sự

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 2

Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh Bình Phước

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ


1.1 . Những vấn đề chung về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự

Pháp luật TTHS của nước ta, từ trước đến nay, chưa quy định thế nào là KNPT hình sự. Khái niệm KNPT hình sự chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu khoa học nên chưa có một cách hiểu thống nhất, chính xác về khái niệm KNPT hình sự.

Theo tác giả thạc sĩ Đinh Văn Quế: “Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hình sự là một văn bản do Viện kiểm sát ban hành yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp đã xét xử, nhưng xét thấy không đúng pháp luật” [45, tr235]. Khái niệm này của tác giả đã chỉ ra được hình thức của KNPT là “văn bản”, chưa nêu được bản chất, nội dung của KNPT là gì; chỉ ra chủ thể của KNPT là “VKS” nhưng chưa hoàn toàn chuẩn xác, bởi theo quy định hiện hành thì VKS tối cao không được trao quyền KNPT; chưa chỉ ra đối tượng của KNPT là gì? chỉ nêu “vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp đã xét xử”. Bởi việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án thì chưa chắc đã có kết quả xét xử, có thể hoãn hoặc tạm ngưng phiên tòa, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngược lại, có những vụ án, Tòa án có thể tạm đình chỉ, đình chỉ mà không phải xét xử. Trong khi đó, BLTTHS quy định chỉ có bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mới có thể bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên khái niệm nêu “đã xét xử” là chưa hoàn toàn chính xác. Cũng như mục đích “yêu cầu xét xử lại vụ án” cũng chưa chuẩn xác đối với trường hợp kháng nghị quyết định sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa xét xử mà chỉ mở phiên họp xem xét đối với quyết định KNPT. Khái niệm này cũng chưa chỉ ra được bản chất, nội hàm cơ bản của KNPT là quyền, thể hiện sự phản đối, không đồng ý của VKS với phán quyết thể hiện trong bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm. Ngoài ra, khái niệm này cũng chỉ mới nêu lý do, căn cứ kháng nghị một cách chung chung, mơ hồ, dễ bị hiểu là cảm tính “xét thấy không đúng pháp luật”.

Theo Tiến sĩ Lê Thành Dương: “Kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý được nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân để kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm nhằm đảo bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời [18]. Khái niệm này của tác giả đã chỉ ra được bản chất, nội hàm của KNPT là “quyền năng pháp lý” mà không phải là một thứ quyền năng khác, đối tượng của KNPT là “Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án”, căn cứ KNPT là bản án hoặc quyết định sơ thẩm “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Nhưng chưa rò là lĩnh vực về tố tụng nào, chưa chính xác về chủ thể, cũng như tác giả Đinh Văn Quế chưa chỉ ra được nội hàm cơ bản của KNPT mà còn nêu một cách chung chung, mơ hồ; lặp lại chính thuật ngữ đang cần khái niệm hóa là “kháng nghị”, làm cho người đọc khó nhận biết bản chất, nội hàm của khái niệm. Việc khái niệm này dùng liên từ “và” là chưa hoàn toàn chuẩn xác, dẫn đến có thể người đọc nhầm tưởng VKS có thẩm quyền có quyền KNPT đồng thời đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cùng cấp và cấp dưới.

Theo đồng tác giả Lê Văn Cảm và Nguyễn Thị Thu Hà: “Kháng nghị phúc thẩm là việc Viện kiểm sát cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) ban hành văn bản thể hiện sự không nhất trí với bản án (quyết định) chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) đã xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm, đồng thời yêu cầu Tòa án cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) xét xử lại vụ án đó theo trình tự phúc thẩm khi có một trong các căn cứ do BLTTHS quy định” [11, tr26] [20, tr19]. Khái niệm này của đồng giả đã chỉ ra được hình thức của KNPT là “Văn bản”, nội dung của KNPT là “thể hiện sự không nhất trí”; đối tượng của KNPT là “Bản án (quyết định) chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp)”, nhưng cũng như tác giả Đinh Văn Quế là chưa thật sự chuẩn xác, khi cho rằng đó là “Bản án (quyết định) …đã xét xử vụ án”; chủ thể của KNPT là “VKS cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp)” một cách cụ thể, không bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, về bản chất của KNPT, đồng tác giả lại thiếu sự khẳng định là quyền năng pháp lý, thuộc lĩnh vực tố tụng nào? mà chỉ nêu chung chung trong cụm từ “việc… ban hành” là chưa thật sự chuẩn xác.

Giáo trình công tác kiểm sát năm 2019 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: “Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, được thực hiện đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhưng có sự sai lầm trong đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật [87, tr76]. Khái niệm này chỉ mới nêu được một phần của bản chất quyền KNPT đó là hoạt động THQCT, chưa thể hiện bản chất từ KSXX án hình sự của VKSND nhưng đã chỉ ra được đối tượng của KNPT là bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật; nêu được căn cứ để KNPT là “có sự sai lầm trong đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật”, đây là sự vi phạm và cũng không phù hợp với thực tiễn. Bởi không phải bản án, quyết định sơ thẩm nào có sai lầm đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật cũng bị VKS kháng nghị phúc thẩm mà thực tiễn chỉ có những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật nội dung, sai lầm đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác thì VKSND mới kháng nghị phúc thẩm, KNPT đó mới được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận. Còn nếu bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật nhưng chưa nghiêm trọng thì cũng không được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận.

Dưới góc độ, quan điểm của mình, mỗi tác giả, nhà nghiên cứu luật học đã đưa ra một khái niệm riêng về “kháng nghị phúc thẩm hình sự” như kháng nghị phúc thẩm hình sự, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hình sự. Các khái niệm do các tác giả đưa ra đều có những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý, thiếu chuẩn xác.

Tác giả luận văn cho rằng trước khi đưa ra khái niệm KNPT hình sự thì phải tìm hiểu khái niệm “kháng nghị” là gì? “phúc thẩm” là gì, “vụ án hình sự” là gì? Theo Từ điển tiếng việt, thuật ngữ “kháng nghị” là bày tỏ ý kiến chống lại điều đã quyết nghị [43, tr894]. Theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý (BTP), “kháng nghị” là quyền mà pháp luật quy định cho VKS và những người có thẩm quyền ra văn bản kháng nghị, làm ngưng hiệu lực phán quyết của Tòa án trong bản án hoặc quyết định đã tuyên để xét xử lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm làm cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan, đúng pháp

luật [91, tr378]. Theo pháp luật Việt Nam thì quyền kháng nghị được nhà nước trao cho người có thẩm quyền của cả Ngành Tòa án và kiểm sát. Tuy nhiên, người có thẩm quyền của Ngành Tòa án chỉ có quyền kháng nghị trong lĩnh vực tố tụng tư pháp gồm có tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình chính. Đó là quyền kháng nghị GĐT, tái thẩm đối với các bản ản, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với ngành kiểm sát, quyền kháng nghị được nhà nước trao cho rộng lớn hơn, không những trong lĩnh vực tố tụng tư pháp mà còn trong lĩnh vực khác của hoạt động tư pháp như tạm giữ, tạm giam, thi hành án dân sự - hình sự, giải quyết khiếu nại, tố cáo … Trong tố tụng tư pháp, người có thẩm quyền của VKS không những được trao quyền kháng nghị GĐT, tái thẩm đối với các bản ản, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật mà còn được nhà nước trao cho quyền KNPT đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Như vậy, quyền KNPT chỉ do những người có thẩm quyền của VKS thực hiện để thể hiện quan điểm không đồng ý đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Theo Từ điển tiếng việt, “phúc thẩm” là xét xử lại những vụ án do Tòa án cấp dưới đưa lên [43, tr1087]. Theo Từ điển luật học “Phúc thẩm” là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa những sai lầm và vi phạm của Tòa án sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật. Bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án [91, tr404]. “Vụ án hình sựlà vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng[75].

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật, quan điểm của các nhà khoa học, khi tiếp cận KNPT từ hình thức đến bản chất, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc KNPT, tác giả đưa ra quan điểm khoa học về KNPT, KNPT hình sự như sau:

Kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý riêng có của Viện kiểm sát, do người có thẩm quyền thực hiện bằng văn bản, thể hiện quan điểm không đồng ý đối với những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp, yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý riêng có của Viện kiểm sát, do người có thẩm quyền thực hiện bằng văn bản, thể hiện quan điểm không đồng ý đối với những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp, yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”

1.1.2 Đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm hình sự

- Kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý mà nhà nước chỉ duy nhất trao cho VKS.

KNPT hình sự là quyền năng pháp lý duy nhất nhà nước chỉ trao cho VKS. Trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, TAND là cơ quan nhân danh nhà nước, thực hiện chức năng xét xử, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, việc xét xử của Tòa án là hoạt động nhận thức khách quan, không phải trong mọi trường hợp Tòa án đều đưa ra phán quyết đúng đắn, mà có thể có những sai lầm nghiêm trọng nếu không được phát hiện để khắc phục thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Do vậy, để “kiểm soát”, chế ước quyền lực của Tòa án trong việc ban hành bản án, quyết định thì nhà nước giao chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động này cho VKS, để đảm bảo quá trình xét xử đúng người, đúng pháp luật. Mặc khác, VKS là cơ quan có chức năng truy tố bị cáo ra trước Tòa án để buộc tội (dựa trên pháp luật) nên để thực hiện tốt chức năng của VKS thì VKS phải có quyền phản đối bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại tính có căn cứ và hợp pháp của các bản án, quyết định đó, nhằm sửa chữa và khắc phục những sai lầm mà cấp sơ thẩm đã vi phạm. Do đó, bằng việc thực hiện quyền KNPT của mình, VKS mới có thể đảm bảo

thực hiện tốt chức năng của mình được ghi nhận tại khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất [54] . Tuy nhiên, không phải cấp kiểm sát nào cũng được trao quyền KNPT mà chỉ có VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp cùng lãnh thổ với Tòa án mới có quyền KNPT. Việc quy định VKS cùng cấp lãnh thổ và VKS cấp trên trực tiếp của VKS cùng lãnh thổ Tòa án có quyền kháng nghị là vì “để việc xét xử được thận trọng, chính xác và đúng pháp luật hơn và để hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong việc nhận định sự thực và thích dụng pháp luật” [10].

Ngoài VKS, bị cáo, những người tham gia tố tụng cũng được nhà nước trao quyền phản đối phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, giữa KNPT của VKS và kháng cáo của bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng có sự khác nhau. KNPT của VKS mang tính quyền lực nhà nước nhưng kháng cáo thì không. Chủ thể thực hiện quyền kháng cáo có thể là bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng. Còn KNPT, chỉ có VKS là cơ quan nhà nước duy nhất thực hiện. Chủ thể thực hiện quyền KNPT cũng khác với chủ thể thực hiện quyền kháng nghị GĐT, tái thẩm. Chủ thể của KNPT thuộc về VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm (có thể là Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng), còn chủ thể có quyền kháng nghị GĐT thuộc về người đứng đầu Tòa án và VKS cấp cao hoặc tối cao (Chánh án hoặc Viện trưởng VKS cấp cao trở lên), chủ thể có quyền kháng nghị tái thẩm thuộc về người đứng đầu VKS cấp cao trở lên. Như vậy, chỉ có VKS mới có quyền KNPT, còn TAND thì không có quyền này.

- Kháng nghị phúc thẩm là công cụ đặc biệt, quan trọng bậc nhất của Viện kiểm sát.

Khi thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, VKS có nhiều quyền hạn như yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, kháng nghị. Trong các quyền trên thì quyền kháng nghị bản án, quyết định là quyền hạn quan trọng bậc nhất, có giá trị pháp lý cao nhất, làm tạm ngưng tính hiệu lực thi hành đối với phán quyết của cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước.

Khi thực hiện chức năng của mình, nếu VKS nhận thấy bản án hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về tố tụng hoặc nội dung, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng thì VKS có trách nhiệm yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại bằng cách thực hiện quyền KNPT. Thông qua đó, VKS bảo vệ quan điểm truy tố của mình, đồng thời đảm bảo bản án hoặc quyết định của Tòa án được ban hành chính xác, nghiêm mình, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Đây vừa là quyền nhưng cũng là trách nhiệm của VKS, thông qua đó VKSND thực hiện tốt chức năng của mình, Tòa án cấp trên kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới, kịp thời sửa chữa những sai phạm của Tòa án cấp dưới (nếu có), đảm bảo bản án hoặc quyết định được đưa ra thi hành là đúng quy định.

- Kháng nghị phúc thẩm là căn cứ để vụ án được xét xử lại ở cấp phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai nhưng không có nghĩa mọi vụ án đều phải trải qua hai cấp xét xử. Vụ án hình sự chỉ được tiến hành xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Khi có KNPT, Tòa án cấp trên trực tiếp phải mở phiên toà phúc thẩm [5, tr26]. Tuy nhiên, không phải vụ án hình sự nào bị KNPT cũng phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm, nó đòi hỏi KNPT đó phải hợp pháp thì mới phát sinh cấp xét xử thứ hai, xét xử phúc thẩm.

KNPT hình sự giúp Tòa án cấp trên trực tiếp có cơ hội kiểm tra lại tính có căn cứ, hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm, đảm bảo phán quyết của cấp sơ thẩm đúng quy định. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân. Khi VKS KNPT thì buộc Tòa án cấp trên phải trực tiếp mở phiên tòa phúc thẩm để xét xử lại vụ án. Hậu quả pháp lý của KNPT là những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa được đưa ra thi hành (trừ một số trường hợp luật định).

1.1.3 Ý nghĩa kháng nghị phúc thẩm

Ý nghĩa về mặt chính trị:

Khi thành lập Ngành kiểm sát, Đảng và Nhà nước đã giao VKS thực hiện hai chức năng rất quan trọng, đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022