VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN THANH MẾN
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Việc Quy Định Kháng Nghị Phúc Thẩm Hình Sự
- Đối Tượng Của Kháng Nghị Phúc Thẩm Hình Sự
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.VÒ THỊ KIM OANH
Hà Nội, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Hà nội, ngày 08 tháng 3 năm 2021
Người cam đoan
Nguyễn Thanh Mến
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện công trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn với đề tài: “Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vò Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa luật, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức; cảm ơn tập thể các anh, chị, em trong lớp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể tiếp tục theo học, hoàn thành khóa học; cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể công chức, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về thời gian, số liệu, kiến thức thực tiễn, trao đổi, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành Luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 08 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Mến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ 5
1.1. Những vấn đề chung về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định kháng nghị phúc thẩm hình sự . 14
1.3. Lược sử hình thành và phát triển quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự .. 18 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM 23
2.1. Đối tượng của Kháng nghị phúc thẩm hình sự 23
2.2. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự 26
2.3. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự 32
2.4. Thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự 33
2.5 Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự 34
2.6. Bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phúc thẩm hình sự 38
2.7. Hậu quả của kháng nghị phúc thẩm hình sự 43
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 46
3.1. Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước 46
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước 64
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BLHS BLTTHS GĐT HĐXX KNPT KSV KSXX TAND THQCT TNHS TTHS VKS VKSND XHCN
Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự Giám đốc thẩm
Hội đồng xét xử Kháng nghị phúc thẩm Kiểm sát viên
Kiểm sát xét xử Tòa án nhân dân
Thực hành quyền công tố Trách nhiệm hình sự
Tố tụng hình sự Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VKSND có quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. Trong đó, quyền kháng nghị là quyền năng rất quan trọng. Trong những năm qua (2016-2020), công tác KNPT của Ngành kiểm sát nói chung và VKS hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng kháng nghị từng bước được nâng lên, đã đảm bảo về hình thức, về nội dung có căn cứ pháp lý, tỷ lệ kháng nghị được VKS cấp phúc thẩm bảo vệ và Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước còn nhiều bất cập, hạn chế. Vẫn còn tình trạng án số lượng sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa nhiều nhưng số lượng KNPT còn ít, vẫn còn một số đơn vị VKS nhiều năm liền không có KNPT hình sự (vùng trắng KNPT). Về chất lượng, nhiều KNPT của cả hai cấp bị VKS cấp trên phải rút kháng nghị, tỷ lệ kháng nghị được Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận có năm chưa cao, vẫn có những bản án lập luận còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Với mong muốn từ quá trình nghiên cứu lý luận về KNPT hình sự nói chung và đánh giá một cách toàn diện, khác quan công tác này ở VKS hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng nhằm tìm ra những bài học kinh nghiệm cũng như những nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế, từ đó kiến nghị những giải pháp để công tác KNPT ở hai cấp kiểm sát tỉnh Bình Phước được tốt hơn trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chế định KNPT hình sự được nhiều nhà khoa học pháp lý, những người làm thực tiễn giàu kinh nghiệm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, để giải quyết một hoặc một vài nội dung cụ thể xuất phát từ thực tiễn áp dụng BLTTHS. Tiêu biểu như: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú với đề tài “Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự” năm 2007; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Quỳnh Anh với đề tài “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” năm 2019 ; một số các bài nghiên cứu khoa học về KNPT hình sự như “Một số điểm mới về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015” của đồng tác giả Vò Thi Kim Oanh và Lê Thị Thùy Dương (2016), “Cần pháp điển hóa các căn cứ kháng nghị phúc thẩm vào Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)” của đồng tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự” của tác giả Lê Thành Dương (2014)…Các công trình, bài nghiên cứu khoa học trên chỉ nghiên cứu một số vấn đề, ở một số khía cạnh liên quan đến KNPT như căn cứ, đối tượng, thời hạn kháng nghị nhưng chưa toàn diện, chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu, phân tích về chế định KNPT ở cả phương diện lý luận và thực tiễn về KNPT hình sự theo BLTTHS năm 2015 của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, những công trình, bài nghiên cứu khoa học trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp tác giả luận văn có thêm nguồn kiến thức tham khảo, đồng thời sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chế định KNPT hình sự trong TTHS năm 2015 cũng như phân tích, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác KNPT; lý giải những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng KNPT hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát. Tổng hợp khó khăn, bất cập trong việc thực hiện quy định của BLTTHS năm 2015 về KNPT.
Phân tích làm rò cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn. Đánh giá thực trạng, tìm các giải pháp để nâng cao số lượng, chất lượng KNPT hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ chính như sau:
- Thứ nhất, luận văn phải làm rò một số vấn đề lý luận về KNPT như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn, ý nghĩa của KNPT hình sự.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định, thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan đến quy định KNPT.
- Thứ ba: phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng công tác KNPT, nêu lên được những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác KNPT của VKKSD hai cấp tại tỉnh Bình Phước, chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự, của ngành kiểm sát về quyền KNPT hình sự, công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Các kháng nghị phúc thẩm, các báo cáo tổng kết công tác, các báo cáo chuyên đề của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước và các bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm có kháng cáo, kháng nghị của TAND tỉnh Bình Phước.
4.3 Đối tượng khảo sát: 40 bản kháng nghị phúc thẩm, 40 bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, 40 bản án phúc thẩm có kháng cáo, 40 bản án phúc thẩm có kháng nghị.
4.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình phước,
Phạm vi thời gian: từ khi xét xét xử sơ thẩm cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm, giai đoạn từ 2016-2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng phương pháp chính, được áp dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, về