Kinh Nghiệm Khai Thác Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Dân Tộc Để Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Một Số Địa Phương Trong Nước


- Sự đảm bảo: Kiến thức và tính lịch sự của nhân viên và khả năng của họ trong việc tạo ra sự tin tưởng và sự tự tin. Đặc biệt là:

+ Nhân viên là người tạo ra và củng cố lòng tin của khách hàng.

+ Khách hàng cảm thấy an toàn khi giao dịch

+ Tính lịch sự của nhân viên.

+ Nhân viên có đủ kiến thức dịch vụ để trả lời các câu hỏi của khách hàng.

- Sự cảm thông: Quan tâm, chú ý đến từng cá nhân khách hàng. Bao gồm các khía cạnh sau:

+ Quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.

+ Nhân viên phải thể hiện sự quan tâm khi giao tiếp với khách hàng.

+ Chú ý đến những mối quan tâm của khách hàng.

+ Hiểu các nhu cầu của khách hàng

+ Thời gian phục vụ thuận tiện


Bảy nhân tố nguyên gốc bao gồm giao tiếp, sự tin cậy, an ninh, năng lực, tính lịch sự, sự thấu hiểu và khả năng tiếp cận được bao gồm trong hai yếu tố sau cùng trên đây (sự đảm bảo và sự cảm thông) do đó, mặc dù SERVQUAL chỉ có năm nhân tố riêng biệt, chúng bao gồm các khía cạnh của tất cả mười nhân tố nguyên gốc ban đầu (Parasuraman và cộng sự, 1998, trang 23-24).

Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật trong việc phát triển sản phẩm du lịch bao gồm:

- Cơ sở vật chất, địa điểm biểu diễn: Nơi biểu diễn có dễ dàng tiếp cận không; diện tích, không gian biểu diễn được bố trí như thế nào; các công trình, tiện nghi bổ trợ có đảm bảo phục vụ khách không.

- Nhạc công và diễn viên: Khả năng biểu diễn của các nhạc công, diễn viên như thế nào; thái độ của họ có thân thiện, dễ mến không.

- Chương trình biểu diễn: Kết cấu chương trình biểu diễn như thế nào; số lượng và chủng loại các tiết mục có đa dạng, có làm toát lên được bản sắc văn hóa


truyền thống không; các tiết mục biểu diễn có đảm bảo tính chân xác của văn hóa truyền thống hay không; thời lượng của buổi biểu diễn có hợp lý không.

- Tổ chức và quản lý hoạt động biểu diễn: Công tác quản lý của buổibiểu diễn như thế nào; có đảm bảo an toàn, thoải mái cho du khách trải nghiệm hay không.

- Bản thân khách du lịch: Mục đích của khách tham gia thưởng ngoạn dịch vụ biểu diễn văn hóa truyền thống là gì; khách du lịch có nhiệt tình và thích thú khi tham gia giao lưu văn hóa truyền thống hay không; nếu du khách thực sự yêu thích dịch vụ thì đây là một kênh quảng bá dịch vụ cực kỳ hiệu quả.

Các công ty du lịch: Dịch vụ biểu diễn văn hóa truyền thống phát triển một phần cũng nhờ vào các công ty du lịch - những đơn vị tổ chức đưa dịch vụ biểu diễn văn hóa truyền thống vào trong các tour du lịch.

1.3.4. Kinh nghiệm khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa dân tộc để phát triển du lịch trên thế giới và ở một số địa phương trong nước

1.3.4.1. Biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc


Tác giả Trịnh Lê Anh và Đặng Thúy Quỳnh (2017) đã chia sẻ kinh nghiệm về biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc: “Ghé qua Hàn Quốc khách du lịch sẽ ngỡ ngàng bởi “Miso Show” bởi đây là một trong những chương trình biểu diễn hội tụ tất cả những vẻ đẹp tinh tế nhất của nghệ thuật biểu diễn Hàn Quốc. Chương trình biểu diễn tái hiện lần lượt các điệu múa truyền thống, những loại nhạc cụ tiêu biểu và trò chơi dân gian, những tích truyện cổ dân gian Hàn Quốc. Đây là món quà mà người Hàn Quốc rất hãnh diện khi giới thiệu với bạn bè quốc tế trong những hội nghị diễn ra tại Seoul. Kể cả khi chưa có điều kiện tham quan đầy đủ đất nước con người của điểm đến thì với những show trình diễn công phu này, du khách hoàn toàn có thể có một hiểu biết đầy đủ về nơi họ đặt chân đến, ngầm gợi cầu cho sự trở lại thăm thú và trải nghiệm những lần tiếp theo”.


1.3.4.2. Dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương tại thành phố Huế


Sau hơn 20 năm được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch đến Huế, dịch vụ biểu diễn ca Huế nói chung, biểu diễn ca Huế trên sông Hương nói riêng đã phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở Huế. Loại hình dịch vụ văn hóa truyền thống độc đáo này đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia thưởng thức. Số lượng khách du lịch thưởng thức dịch vụ ca Huế trên sông Hương trong tổng số khách du lịch đến Huế không ngừng tăng qua các năm. Theo số liệu từ Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế và Ban quản lý dịch vụ thuyền du lịch, năm 2006, có khoảng 14,81% số khách du lịch đến Huế thưởng thức ca Huế trên sông Hương. Con số này năm 2008 đạt 16,60% và tăng lên 18,75% vào năm 2010 và năm 2011 là 19,34% tương ứng với 310.204 lượt khách thưởng thức. Dịch vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương đã làm cho sản phẩm du lịch ở thành phố Huế đa dạng hơn; thay đổi sinh kế cho một lượng lớn người dân trước đây sống bằng nghề khai thác cát sạn và đánh bắt thủy sản trên sông Hương; tăng nguồn thu đáng kể cho du lịch Thừa Thiên Huế; và góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ca Huế.

1.3.4.3. Dịch vụ biểu diễn múa rối nước ở đồng bằng Bắc bộ


Múa rối nước được hình thành từ lâu đời và phát triển cực thịnh vào thời kỳ thế kỷ XI-kỷ nguyên Đại Việt. Múa rối nước thu hút mọi tầng lớp, độ tuổi, thành phần khán giả. Nói đến múa rối nước là nói đến Việt Nam. Múa rối nước chứa đựng các giá trị tiềm ẩn đặc sắc về văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ và lịch sử trong đó giá trị văn hóa nghệ thuật được thể hiện qua các yếu tố cấu thành và đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước.

Chính vì khả năng truyền cảm lôi cuốn lòng người, rối nước hiện nay vẫn đang được duy trì cả ở sân khấu múa rối truyền thống (với 14 phường rối nước dân gian) và sân khấu múa rối chuyên nghiệp (04 nhà hát múa rối) và các điểm tham quan, bảo tồn (Bảo tàng, các khu du lịch sinh thái). Các đơn vị này đều được đánh giá tốt về mặt chuyên môn và có chỗ đứng trong lòng khán giả. So với các nghệ


thuật dân gian truyền thống khác, múa rối nước có duyên nhiều hơn với du lịch bởi múa rối nước vượt qua được rào cản ngôn ngữ để đến với du khách.

Để khai thác tốt hơn nữa loại hình nghệ thuật này phục vụ phát triển du lịch, một số vấn đề được đặt ra liên quan đến cơ cấu tổ chức-quản lý; vấn đề cơ sở vật chất-kỹ thuật; nhân lực; xây dựng sản phẩm du lịch; tuyên truyền quảng bá và thu hút du khách; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước trong du lịch. Hiện nay, với sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các cơ quan chuyên môn, các đơn vị quản lý Nhà nước tại địa phương, múa rối nước và du lịch có được sự quan tâm thuận lợi. Ngoài ra múa rối nước còn nhận được sự quan tâm hơn nữa từ phía các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, có điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị của mình.

Vấn đề nhân lực đang là thực trạng không nhỏ, đặc biệt là tại các sân khấu múa rối nước truyền thống. Với kho tàng nội dung phục vụ rối nước phong phú, mỗi phường rối có từ 15 - 20 tiết mục. Tuy nhiên, việc trùng lặp các tiết mục tương đối phổ biến làm giảm tính đặc sắc đối với du khách. Các đơn vị rối, ngoài việc tìm tòi học lại các vốn cổ qua thời gian bị thất truyền, việc làm mới mình bằng sự khác biệt về kỹ thuật biểu diễn, cập nhật tính thời đại kết hợp với truyền thống nhằm đem lại sự hấp dẫn khác biệt.

Một vấn đề quan trọng của việc bảo tồn và phát triển được nghệ thuật múa rối nước chính là việc làm thế nào để quảng bá múa rối nước đến với công chúng. Hiện nay, các cơ quan Nhà nước có quan tâm đến công tác tuyên truyền quảng bá nghệ thuật múa rối nước thông qua việc tổ chức và tham gia các liên hoan. Các đơn vị múa rối ngoài việc đầu tư đến việc xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt, họ còn tự mình xây dựng trang thông tin điện tử, in ấn tờ rơi, chủ động liên hệ đối tác và tổ chức các gánh rối di động đem các tiết mục đi khắp các vùng miền.

Múa rối nước đang có vị thế quan trọng thể hiện sức hấp dẫn, chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả, đặc biệt là khách du lịch. Định hướng phát triển bền vững, phát triển gắn với bảo tồn được ưu tiên chú trọng hàng dầu. Bởi với xuất phát điểm


từ trong dân gian, thì nghệ thuật dân gian truyền thống được bảo tồn tốt nhất trong chính môi trường tự nhiên, xã hội nơi sinh ra nghệ thuật ấy. Đó chính là các làng quê, với những ngày hội quê hương; với cây đa giếng nước, sân đình trong không gian thiêng của lễ và nô nức của hội. Vai trò của Du lịch là đưa du khách đến gần hơn với không khí ấy, theo một cách nào đó.

1.3.5. Một số bài học kinh nghiệm về khai thác giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống trong phát triển du lịch.

- Thứ nhất là phải tôn trọng tính chân xác của văn hóa nghệ thuật truyền thống, không thương mại hóa bất chấp giá trị truyền thống, làm thay đổi hình thức hoặc/và nội dung của các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm chạy theo sở thích của khách du lịch. Luôn tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng khán giả thông qua việc sử dụng đúng và đủ các loại nhạc cụ, đạo cụ, trang phục biểu diễn; thực hiện đúng các tiết mục, chương trình biểu diễn đã được đăng ký và cấp phép.

- Thứ hai là phải đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc phục vụ khách du lịch khi khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Đảm bảo khả năng tiếp cận thuận lợi, sức chứa của không gian phục vụ khách. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng cần được quan tâm. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm cả diễn viên biểu diễn lẫn những người tham gia phục vụ khách. Diễn viên biểu diễn phải có am hiểu sâu về loại hình văn hóa nghệ thuật đang được biểu diễn phục vụ khách du lịch đồng thời có khả năng biểu diễn thành thục.

- Thứ ba là tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá kết hợp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.


1.4. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống

Mô hình SERVQUAL mô tả chất lượng dịch vụ như là sự sai lệch giữa mong đợi và cảm nhận của khách hàng về dịch vụ. Trong mô hình này, những người được hỏi phải trả lời các câu hỏi liên quan đến cả mong đợi và cảm nhận (Parasuraman và cộng sự, 1988). Sự khác biệt giữa mong đợi và cảm nhận của khách hàng được xem như là khoảng cách quyết định cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ.

Mô hình này giúp đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như thực trạng của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ du lịch tại Đà Lạt.


Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng mong đợi

SERVQUAL



Hữu hình




Sự tin cậy




Sự đáp ứng




Sự đảm bảo




Sự cảm thông



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 5


Mong đợi (Dịch vụ mong đợi)





Khoảng cách 5


Cảm nhận (Dịch vụ cảm nhận)




Chất lượng dịch vụ cảm nhận



Sơ đồ 1.1. Mô hình Servqual

Nguồn: Kumar và cộng sự, 2009

Theo sơ đồ này, mong đợi của khách hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Năm khoảng cách chỉ ra sự khác biệt giữa mong đợi và cảm nhận của


khách hàng như là chất lượng dịch vụ cảm nhận. (Kumar và cộng sự, 2009, trang

214) và đề tài tập trung vào khoảng cách này, sự sai lệch giữa mong đợi và cảm nhận của khách du lịch đối với dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng ở Đà Lạt.

Mặc dù mô hình SERVQUAL vẫn còn bị các nhà nghiên cứu chỉ trích về tính ứng dụng của nó (Buttle, 1996; Cronin và Taylor, 1992), nó vẫn được coi là phù hợp trong ngữ cảnh của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Mô hình này được sử dụng để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt thông qua mong đợi và cảm nhận của khách du lịch đối với dịch vụ này để thấy rõ hơn thực trạng việc khai thác dịch vụ. Nghiên cứu trước tiên tiếp cận chất lượng dịch vụ từ quan điểm và cảm nhận của khách du lịch và năm nhân tố được Parasuraman và cộng sự (1988) đề xuất bao gồm Hữu hình, Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Sự đảm bảo và Sự cảm thông được sử dụng để đo lường chất lượng dịch vụ.

22 biến của mô hình SERVQUAL không được giữ nguyên gốc ban đầu trong nghiên cứu này, chúng được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với ngữ cảnh, và tổng số biến là 28 để đo lường sự thỏa mãn của khách du lịch và chất lượng dịch vụ. Các biến được xây dựng dựa theo 5 yếu tố của mô hình SERVQUAL và căn cứ vào thực tế điều kiện thực hiện dịch vụ biểu diễn VHCCTN của các đơn vị cung cấp dịch vụ từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức, các điều kiện vệ sinh an toàn và các dịch vụ bổ sung khác. Các biến đo lường được tổng hợp như sơ đồ sau đây.



Hữu hình Sự tin cậy Sự đáp ứng Sự đảm bảo

Sự cảm thông


Sự hài lòng của khách du

lịch

Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ cảm nhận

Mong đợi dịch vụ



Biểu diễn dịch vụ

Sơ đồ 1.2. Các nhân tố của chất lượng dịch vụ


Nguồn: Tham khảo theo Parasuraman và cộng sự, 1985


Tiểu kết chương


Trên cơ sở lý thuyết chung về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về đặc điểm của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có mối liên hệ tương hỗ với phát triển du lịch tại Đà Lạt. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển du lịch tại Đà Lạt cũng đã được đề cập để làm cơ sở cho nghiên cứu. Một số kinh nghiệm về khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa dân tộc ở một số địa phương trong nước cũng được kể đến bao gồm dịch vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương ở thành phố Huế và dịch vụ biểu diễn múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Để phục vụ đề tài, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu trước đây liên quan đến không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch của các địa phương ở Tây Nguyên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022