Thúc Đẩy Phát Triển Số Lượng Tổ Chức Cung Cấp Dịch Vụ, Đặc Biệt Là Vấn Đề Mở Rộng Mạng Lưới Chi Nhánh, Văn Phòng Đại Diện


ngân hàng mới nào được cấp giấy phép hoạt động. Năm 1996, trong số 38 NHTM thì có tới 24 ngân hàng là ngân hàng trong nước và hầu hết trong số đó đều có sự tham gia của bên nước ngoài.

Ngân hàng đạo Hồi (Islamic) được thành lập năm 1993. Theo những điều khoản quy định của Luật đạo Hồi, cả ngân hàng và những người gửi tiền vào ngân hàng này đều không được phép tính lãi. Thay vào đó, ngân hàng sẽ chia cho những người gửi tiền một phần lợi nhuận của họ và nhận một phần lợi nhuận của những người vay tiền từ ngân hàng. Sự thành công của ngân hàng này tăng quá nhanh khiến Chính phủ năm 1993 phải khuyến khích các tổ chức tài chính khác đưa ra những dịch vụ tương tự như vậy. Cho đến cuối năm, có 20 NHTM, trong đó có một ngân hàng nước ngoài đã đi theo hướng này. Một năm sau đó, Chính phủ đã thành lập thị trường liên ngân hàng đạo hồi để thực hiện các công cụ và đầu tư tài chính, chuyển séc.

Sau cuộc cải cách tài chính năm 1989, các NHTM đã được phép tham gia vào lĩnh vực môi giới chứng khoán. Đồng thời họ cũng được phép nắm giữ cổ phiếu của một hãng môi giới chứng khoán cũng như một công ty bảo hiểm, song phải được Bộ Tài chính cho phép khi tham gia vào những lĩnh vực không truyền thống như vậy.

Bank Negara đã yêu cầu các NHTM phải cung cấp các khoản vay cho một số lĩnh vực quy định trong nền kinh tế. Cùng với những cố gắng về phân phối lại thu nhập trong thập kỷ 70, các NHTM buộc phải: Cung cấp 20% tổng dư nợ tín dụng cho Bumiputra (người Malay bản xứ); Tối thiểu 150 triệu ringgit phải cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và một nửa trong số này phải dành cho các doanh nghiệp Bumiputra. Các NHTM được phép tham gia vào các giao dịch ngoại hối, cả hoạt động cho vay bằng đồng ngoại tệ và cho phép


người không cư trú mở tài khoản bằng đồng ngoại tệ, nhưng chỉ được đi vay bằng đồng ringgit từ những người không cư trú nếu được NHTW cho phép.

Ở Malaysia có khoảng 40 công ty tài chính thì có 36 công ty trong nước và 7 công ty có sự tham gia của bên nước ngoài. Các công ty tài chính chủ yếu là thực hiện các khoản vay nhỏ cho người tiêu dùng và tài trợ cho vịêc mua nhà và nhất là trong ngành ô tô. Nhờ các công cuộc cải cách tài chính năm 1987, các công ty tài chính đã được tham gia trên thị trường liên ngân hàng. Để tăng thêm khả năng cho các công ty tài chính, Chính phủ đã khuyến khích việc hợp nhất trong lĩnh vực này, đồng thời theo quy định kể từ tháng 1/1999 chỉ các công ty tài chính có số vốn cổ phần trên 178 triệu USD

trở lên thì mới được tham gia trên thị trường liên ngân hàng(1).

Malaysia có 12 ngân hàng bán buôn (trong đó có 9 ngân hàng trong nước) và 7 công ty chiết khấu. Theo quy định, các ngaâ hàng bán buôn phải có tối thiểu 30% thu nhập thu từ các hoạt động có thu phí. Kể từ sau cuộc cải cách năm 1989, các ngân hàng bán buôn đã được phép nắm giữ cổ phiếu của các công ty môi giới chứng khoán. Sau năm 1991, họ còn được phép nắm giữ cả các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Bên cạnh việc bảo lãnh phát hành các chứng khoán nợ tư nhân, họ cũng có thể tham gia bảo lãnh phát hành các chứng khoán nợ nước ngoài nếu được Bank Negara cho phép.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Về dịch vụ chứng khoán, sự ra đời của TTCK Malaysia gắn liền với sự ra đời của TTCK Singapore. Khi Singapore là một phần của Malaysia, hoạt động buôn bán chứng khoán được thực hiện thông qua TTCK Malaysia. Khi Singapore độc lập vào năm 1965, đồng thời việc Chính phủ Malaysia quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi ngang giữa đồng ringgit của Malaysia và


Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 5

(1) The Financial Times, 8/10/1997.


đồng đôla của Singapore đã chính thức phân tách TTCK này thành TTCK Malaysia và TTCK Singapore. Tuy nhiên, ngay cả khi đã phân tách, hai thị trường này vẫn có quan hệ tốt và hoạt động như hệ thống ghi danh tương hỗ cho các công ty.

Bất chấp cuộc khủng hoảng TTCK thế giới vào năm 1987, Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur đã dần phát triển thành một trong những thị trường mới nổi lên hàng đầu của thế giới, với tỷ lệ phát triển kinh tế cao, khả năng sinh lãi của các công ty cao và khả năng thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn từ nước ngoài. Vào cuối năm 1982, thị trường này mới có 38 công ty thành viên và 261 công ty (với tổng số vốn góp danh nghĩa là 13,6 tỷ ringgit) niêm yết tại Sở giao dịch. Tới cuối năm 1991, tổng số công ty thành viên đã lên tới 54 và tổng số công ty ghi danh tại Sở giao dịch đã là 324 (với tổng số vốn góp danh nghĩa bằng 42,7 tỷ ringgit). Nếu như từ năm 1961 tới năm 1970, tổng số vốn huy động được bằng cách phát hành chứng khoán mới trên Sở giao dịch là 3,1 tỷ ringgit, tức là trung bình khoảng 0,3 tỷ/năm thì chỉ riêng năm 1991, tổng số vốn huy động được trên thị trường vốn đã lên tới 4,1 tỷ ringgit.

Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur được hình thành vào năm 1973 sau khi được tách ra khỏi TTCK Singapore. Tháng 10/1989, sau khi Malaysia tuyên bố cấm các hãng hoạt động tại Malaysia niêm yết chéo ở Singapore, khối lượng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Khối lượng giao dịch còn tăng ahơn nữa sau khi hệ thống giao dịch bằng máy tính chính thức đi vào hoạt động vào năm 1992, lại cộng thêm với chương trình tư nhân hoá trên quy mô lớn của Chính phủ.

Ngược lại với sự phát triển nhanh chóng trên TTCK, quy mô thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế. Các chứng khoán Chính phủ Malaysia vẫn


chiếm tỉ trọng lớn nhất trên thị trường trái phiếu mặc dù sau khi đã có thặng dư trên tài khoản mấy năm gần đây, khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đã giảm đi nhiều. Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức khi nắm giữ các trái phiếu này là để đạt được yêu cầu về dự trữ chứ không phải để giao dịch nên hoạt động trên thị trường trái phiếu thứ cấp nói chung là vẫn chưa phát triển.

Quy mô thị trường trái phiếu công ty cũng rất nhỏ mặc dù Chính phủ đã rất chủ động trong việc khuyến khích phát triển thị trường này bằng cách thành lập Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Malaysia (Rating Agency of Malaysia – RAM) vào năm 1990. Việc phát hành các giấy nợ công ty phải được sự chấp thuận của 4 cơ quan Chính phủ và quá trình này thường phải mất từ 6 đến 9 tháng. Trên thị trường tiền tệ, các hối phiếu kho bạc ngắn hạn chiếm vị trí chủ đạo. Cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ, sau khi đã có mức thặng dư ngân sách, việc phát hành các hối phiếu này giảm đi rất nhiều nên sau đó, NHTW đã sử dụng hối phiếu của Bank Negara như một phương tiện để điều tiết tiền tệ.

Quỹ trợ cấp việc làm mà theo quy định cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng góp, năm 1993 đã chiếm 13% tổng số tài sản của khu vực tài chính Malaysia. Theo quy định thì 70% tài sản của quỹ này phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhưng đến năm 1992 con số thực đã lên tới 90%.

Trên thị trường ngoại hối, sự phát triển của các giao dịch swap tiền tệ từ năm 1989 vẫn còn bị hạn chế bởi các mức giới hạn hàng ngày đối với các giao dịch swap phi thương mại. Thị trường này đã có thị trường giao dịch kỳ hạn (Sở giao dịch tiền tệ Malaysia – MME) để phòng ngừa rủi ro.


1.3.3.Thái Lan


Trong những năm qua, bảo hiểm đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Năm 1998, tổng số chi phí bảo hiểm thu được trên toàn thế giới theo ước tính đạt 2.155 tỷ USD(2), trong đó các nước công nghiệp phát triển chiếm 90,7%.

Tính trung bình trên toàn thế giới, mỗi người dân chi tiêu 271 USD trong năm 1998 cho bảo hiểm. Mức chi tiêu của người dân ở các nước phát triển cho bảo hiểm ước tính đạt 1.805 USD/người, tức là gấp trên 6 lần mức trung bình của thế giới và tương đương 8,5% GDP. Trong khi đó, ở những thị trường mới nổi, chi tiêu của người dân cho bảo hiểm thấp hơn nhiều và mới chỉ đạt ở mức 37 USD/người. Sự chênh lệch về tỷ lệ chi tiêu phí bảo hiểm giữa hai nhóm nước giàu và nghèo cho thấy những tiềm năng to lớn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm ở những nước đang phát triển.

Trong nỗ lực phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm, Chính phủ Thái Lan đã công bố kế hoạch tự do hoá ngành bảo hiểm được chia làm ba giai đoạn nằm trong kế hoạch tự do hoá trong khu vực dịch vụ tài chính như sau:

- Giai đoạn 1: tăng số lượng các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong nước.

- Giai đoạn 2: Cho nước ngoài nắm giữ từ 25-49% cổ phần trong một công ty bảo hiểm trong nước, theo các điều kiện và tiêu chuẩn do Bộ Thương mại(3) qui định.

- Giai đoạn 3: Cho phép các công ty nước ngoài mở chi nhánh ở Thái Lan.



(2) Tạp chí bảo hiểm châu Á, 2/2000, trang 8

(3) Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại nước này


Đến nay, về cơ bản hai giai đoạn đầu đã hoàn thành, giai đoạn 3 đã được triển khai bước đầu. Sau một thời gian thực hiện, dịch vụ bảo hiểm Thái Lan đã đạt được kết quả sau:

- Tính đến năm 1999, trong số 79 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có 68 công ty bảo hiểm trong nước, 5 chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài và 6 công ty bảo hiểm y tế.

- Doanh thu phí bảo hiểm tăng 208% từ 1,9 tỷ USD lên 4,1 tỷ USD trong khi GDP chỉ tăng 49% trong giai đoạn 1991 – 1995.

- Bồi thường bảo hiểm phí nhân thọ cũng tăng 307% từ 400 triệu USD lên 1.232 triệu USD trong cùng thời kỳ.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành bảo hiểm trong thập kỷ 90 là 14%/năm.

- Về phần mình, các công ty bảo hiểm nước ngoài đã chuyển giao kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm và sản phẩm mới đặc biệt là vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thị trường bảo hiểm nội địa.

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm


1.3.4.1.Thúc đẩy phát triển số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là vấn đề mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện

Đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ tài chính. Đặc biệt đối với các nước chuyển đổi như Việt Nam và Trung Quốc, phá vỡ thế độc quyền bằng cách cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ tài chính là giải pháp quan trọng trong việc tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng nói chung, doanh nghiệp


nói riêng. Đối với các quốc gia có địa bàn địa lý rộng lớn như Trung Quốc(4), để tăng cường khả năng tiếp cận nhanh chóng và sử dụng hiệu quả sử dụng dịch vụ tài chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải phát triển hệ thống đại lý, chi nhánh, đại diện…

Bên cạnh đó, từ vịêc tăng cường số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính sẽ dẫn đến tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Kết quả là để tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tự mình phải nghiên cứu và thực hiện các biện páp như: đa dạng hoá sản phẩm, phối kết hợp cung cấp các loại sản phẩm dịch vụ tài chính như bảo hiểm gắn với ngân hàng, gắn với chứng khoán; nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sử dụng sản phẩm dịch vụ ở mức thích hợp…

Để thực thi được các vấn đề phát triển hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, đa dạng hoá sản phẩm… cả Chính phủ cũng như bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ đều rất quan tâm đến vấn đề tăng cường tiềm lực tài chính. Về phía Chính phủ, với biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước, cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịhc vụ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh một mặt tăng cường khả năng tài chính của bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ này mặt khác thông qua môi trường cạnh tranh sẽ tác động đến việc tăng cường tiềm lực tài chính của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính khác. Bên cạnh đó Chính phủ Malaysia còn thực hiện biện pháp khuyến khích các công ty tài chính hợp nhất để nâng cao tiềm lực tài chính, đồng thời đặt ra quy định về mức vớn tối thiểu để được phép tham gia vào thị trường tiền tệ. Đây là những biện pháp



(4) Việt Nam mặc dù diện tích nhỏ hơn nhưng với vị trí địa lý trải dài thì kinh nghiệm của Trung Quốc cũng rất hữu ích và có ý nghĩa tham khảo cao.


hành chính, song cũng cần được xem xét áp dụng trong một số điều kiện nhất định.

1.3.4.2.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực


Đối với ngành kinh doanh dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề sống còn. Trong điều kiện đầu tư của các nước như Trung Quốc, Philipin,… con đường ngắn và nhanh hơn cả là thúc đẩy các chương trình đào tạo nguồn nhân lực từ các tổ chức cung cấp dịch vụ nước ngoài. Với các quy định về cấp giấy phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có tiềm lực tài chính, có chuyên môn và yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm, đội ngũ nguồn nhân lực làm vịêc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ này sẽ nhanh chóng được đào tạo, đồng thời quá trình này được dần chuyển giao cho thị trường nội địa.

Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm Thái Lan là một bài học rất hữu ích. Sau khi cơ bản hoàn thành hai giai đoạn đầu, công cuộc chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực đã phần nào đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Thái Lan. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực ngay tại bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cũng rất quan trọng, nhất là công tác đào tạo đại lý bảo hiểm. Đối với thị trường dịch vụ bảo hiểm Singapore, một trong những yếu tố làm nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm cũng như toàn thị trường chính là trung tâm đào tạo của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí