Số Lượng Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Hiểm


GDP tăng từ 0,37% năm 1993 lên 1,86% năm 2004; số tuyệt đối năm 2004 đạt trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm khá cao như: 75% các dự án công trình có vốn đầu tư nước ngoài; 79% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; 90% các chủ xe ô tô đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, mặc dù mới chỉ phát triển từ năm 1996 với doanh thu phí bảo hiểm 0,95 tỷ đồng đã tăng lên 7.636 tỷ đồng vào năm 2004. Tính đến quý I/2008 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt mức 2.363 tỷ đồng, tăng 13,73% so với cùng kỳ năm 2007. Cũng tính đến hết quý I/2008, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt 2.738 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2007

Đồng thời với việc tăng doanh thu phí bảo hiểm, số đóng góp cho NSNN, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng lên. Từ chỗ chỉ đầu tư khoảng 50 tỷ đồng năm 1993, tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn thị trường bảo hiểm đã tăng khoảng 500 lần lên 23.002 tỷ đồng. Đến hết năm 2007, tổng vốn đầu tư trỏ lại nền kinh tế đạt mức 40.000 tỷ đồng (Biểu đồ 2.2 và bảng 2.2)


Biểu đồ 2.2


DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - QUÝ I/2008


18,000

16,000

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường

Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0

2002 2003 2004 2005 2006 2007 QI/08

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam


Bảng 2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - QUÝ I/2008

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2002


2003


2004


2005


2006


2007

Quý I/08

Tổng doanh thu

phí bảo hiểm


6.992


10.390


12.400


13.808


14.860


17.757


5.101

Phi nhân thọ

2.624

3.815

4.764

5.678

6.360

8.360

2.738

Nhân thọ

4.368

6.575

7.636

8.130

8.500

9.397

2.363

Đầu tư trở lại

nền kinh tế


9.955


14.602


23.002


26.276


35.000


40.000


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 8

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam


Sự phát triển của thị trường dịch vụ bảo hiểm đã góp phần giảm bớt và san sẻ rủi ro. Một mặt, khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi hoàn một nguồn tài chính quan trọng. Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác đền bù bảo hiểm, tăng chi cho hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các biện pháp phòng chống rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất… Chẳng hạn như chi cho việc xây dựng đường lánh nạn, biển báo ngăn ngừa tai nạn, áp dụng các biện pháp phòng, chữa cháy cho cộng đồng…

Trong thời gian gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm đối với sản xuất kinh doanh cũng như sức khoẻ và đời sống con người, các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế đã quan tâm hơn đến việc mua bảo hiểm. Theo thống kê thị trường bảo hiểm năm 2007 do trang web baohiem.net tiến


hành, tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ bảo hiểm của toàn thị trường năm 2007 tăng 31,01% so với năm 2006 (bảng 2.3)

Bảng 2.3


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG PHÍ BẢO HIỂM GỐC THEO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

Đơn vị: Tỷ đồng



TT


Nghiệp vụ

Phí bảo hiểm gốc

% tăng trưởng

2006

2007

1

BH sức

người

khoẻ

tai

nạn

con


964,165


1.203,156


24,79

2

BH hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và

hàng không


530,836


712,092


34,15

3

BH hàng không

333,249

321,448

-3,54

4

BH xe cơ giới

1.712,566

2.550,406

48,92

5

BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

644,569

1.022,233

58,59

6

BH gián đoạn kinh doanh

22,736

19,004

-16,41

7

BH thân tàu và TNDS chủ tàu

623,350

809,030

29,79

8

BH trách nhiệm chung

134,604

17,036

30,04

9

BH nông nghiệp

672

833

23,96

10

BH tín dụng và rủi ro tài chính

671

649

-3,28

11

BH tài sản và thiệt hại

1.413,728

1.546,107

9,36


Tổng

6.381,146

8.359,994

31,01

Nguồn: http:// www. webbaohiem.net


Như vậy, năm 2007 bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đạt 2.550,406 tỷ đồng (chiếm 30% doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ), tăng 49% so với năm 2006. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 842 tỷ đồng, Bảo Minh 510 tỷ đồng, tiếp đến là PJICO 491 tỷ đồng. Riêng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo QĐ23 mới có hiệu lực từ 12/06/2007 đã có doanh thu 731 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường 1.228 tỷ đồng chiếm 48,2% doanh thu. Tình hình bồi thường chủ yếu vẫn là giải quyết những vụ tai nạn thuộc phạm vi hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại QĐ23/2003 cũ của Bộ Tài Chính. Nhìn chung, triển khai QĐ23 đã góp phần tăng trưởng doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, bồi thường.

Bảo hiểm tài sản và thiệt hại có doanh thu đứng thứ hai đạt 1.546,107 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2006. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt 760 tỷ đồng, bảo hiểm máy móc thiết bị đạt 36 tỷ đồng, bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 93,7 tỷ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm xây dựng lắp đặt là PVI 327 tỷ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm máy móc thiết bị là Bảo Việt 9 tỷ đồng. Nhìn chung sự tăng trưởng của bảo hiểm tài sản và thiệt hại còn rất khiêm tốn. Các khuyến cáo của Hiệp hội về hạ phí bảo hiểm, giảm mức khấu trừ, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm vẫn chưa được các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghiêm túc.

Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người có doanh thu đứng thứ ba đạt 1203,156 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2006. Dẫn đầu là Bảo Việt 657 tỷ đồng, Bảo Minh 264 tỷ đồng, PJICO 78 tỷ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 583 tỷ đồng chiếm 48,5% doanh thu. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm mới, bảo hiểm người Việt du lịch lữ hành quốc tế là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc


tế phải mua bảo hiểm cho người du lịch vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí có tính nguy hiểm cao vẫn chưa tham gia bảo hiểm: leo núi, nhảy dù, đu quay, cáp treo… Bảo hiểm tai nạn vận chuyển hành khách trên đường thuỷ nội địa nhất là các đò ngang, đò dọc được quy định là bắt buộc (nghị định 125, QĐ 99 BTC) nhưng chưa được triển khai mạnh mẽ.

Về phía nhà cung cấp dịch vụ, tính đến cuối năm 2007, trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đã có 41 doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra tính đến cuối năm 2007 còn có

72.091 đại lý bảo hiểm, tăng 14% so với năm 2006.


Thực trạng dịch vụ bảo hiểm được xem xét cụ thể như sau:


2.1.2.1.Số lượng nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm


Trước năm 1993, thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất là Bảo Việt. Mặc dù là một trong những Tổng công ty mạnh của Nhà nước , song với chỉ duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ bị hạn chế.

Sau khi mở cửa cho các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã tăng lên khá nhanh. Tính đến cuối năm 2004, trên thị trường dịch vụ bảo hiểm trên thị trường(5). Trong đó, về cơ cấu loại hình dịch vụ bảo hiểm bao gồm có 14 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 6 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra còn có gần 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Đến cuối


5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên thị trường dịchvụ bảo hiểm Việt Nam đã tăng lên thành 28 doanh nghiệp bảo hiểm và gần 30 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài, hàng chục đơn vị giám định tổn thất.


năm 2007, số lượng công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam là 41, trong đó có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Bảng

2.4 và biểu đồ 2.3)


Sự phát triển của các tổ chức cung cấp dịch vụ là một trong những yếu tố làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng lòng tin và kích thích khách hàng tham gia vào thị trường. Trong đó, nhất là Bảo Việt đã có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc; nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã có chi nhánh ở các trung tâm kinh tế lớn trên toàn quốc. Đây là yếu tố quan trọng tăng khả năng tiếp cận khách hàng theo vị trí địa lý.

Bảng 2.4 SỐ LƯỢNG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM


Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2006

2007

Tổng số DNBH, MGBH

20

24

26

37

41

DNBH phi nhân thọ

13

14

14

21

23

DNBH nhân thọ

4

4

5

7

9

Doanh nghiệp tái bảo hiểm

1

1

1

1

1

Doanh nghiệp MGBH

2

5

6

8

8

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam


Biểu đồ 2.3


SỐ LƯỢNG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM


45

Tổng số DNBH, MGBH

DNBH phi nhân thọ DNBH nhân thọ DN tái bảo hiểm

DN MGBH

40

35

30

25

20

15

10

5

0

2002 2003 2004 2006 2007


Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam


Với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đã được thành lập, bao gồm: DNNN, công ty cổ phần, liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và 100% vốn nước ngoài là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ quản lý , định phí hiện đại… Sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã tạo ra môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển của thị trường nói chung, tăng khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nói riêng.

2.1.2.2.Sản phẩm dịch vụ bảo hiểm


Cùng với sự tăng lên của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã không ngừng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung ứng cho khách hàng. Từ chỗ chỉ có khoảng 20

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022