Thúc Đẩy Nâng Cao Tiết Kiệm, Tập Trung Và Đầu Tư Vốn


môn của mình, các ngân hàng, công ty tài chính sẽ làm cho việc bù trừ và thanh toán cổ phiếu được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng bằng văn bản với khách hàng. Công ty phải nghiêm ngặt tách rời hoạt động này với hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới để bảo đảm tránh mâu thuẫn về lợi ích.

Lưu ký và đăng ký chứng khoán: Dịch vụ lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, nhằm tránh rủi ro, hư hỏng, mất mát, giả tạo… Dịch vụ dăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu, các quyền và nghĩa vụ liên quan của người nắm giữ chứng khoán bằng một hệ thống thông tin lưu giữ trong các tài khoản lưu ký chứng khoán.

1.1.2.Vai trò của các dịch vụ tài chính


1.1.2.1.Thúc đẩy nâng cao tiết kiệm, tập trung và đầu tư vốn


Đây là vai trò cơ bản, quan trọng nhất của thị trường dịch vụ tài chính quốc gia. Với sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính, thông qua hàng loạt các dịch vụ tài chính đa dạng với rất nhiều các sản phẩm dịch vụ tài chính, mọi nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi đều được đưa vào tiết kiệm dưới các hình thức khác nhau như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm… Nói cách khác, thị trường dịch vụ tài chính đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiết kiệm dưới mọi hình thức của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội; đồng thời các nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế được tích tụ, tập trung thành những quỹ tài chính lớn phục vụ nhu cầu đầu tư lớn, dài hạn trong nền kinh tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, doanh nhân… dễ dàng và nhanh chóng tìm được nguồn tài chính với chi phí và chất lượng phù hợp nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài nguồn vốn của chủ sở hữu, vay ngân hàng truyền thống, còn có thể huy đông vốn qua thị trường chứng khoán, huy động từ các tổ chức bảo hiểm… Chính vì vậy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được đẩy mạnh nhờ yếu tố về vốn thuận lợi hơn. Việc mọi nguồn lực tài chính luôn được vận động thông qua các dịch vụ tài chính khác nhau làm cho vòng quay của vốn được tăng lên, nói cách khác là khả năng cung ứng về vốn cho đầu tư trong nền kinh tế tăng lên.

1.1.2.2. Phân tán và giảm thiểu rủi ro

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 3


Với sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính, hàng loạt các loại dịch vụ tài chính khác nhau đã và đang hình thành, phát triển. Dịch vụ tài chính phong phú cho phép đa dạng hoá các kênh dẫn nguồn tiết kiệm đến đầu tư, giúp giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, đối với các cá nhân có tiền vốn tạm thời nhàn rỗi, thay vì chỉ có thể gửi tiết kiệm ngân hàng, nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán, họ có thể tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán dưới nhiều hình thức như đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, tham gia đầu tư vào hệ thống các quỹ đầu tư…

Như vậy khi có một số rủi ro xảy ra đối với một số loại dịch vụ tài chính nhất định (như một ngân hàng bị phá sản), các cá nhân này không bao giờ bị mất vốn hoàn toàn mà chỉ bị thiệt hại một phần.

Dịch vụ bảo hiểm ra đời và tồn tại có thể nói rằng là để đáp ứng những hậu quả tài chính của một số rủi ro nhất định, đem lại cảm giác yên tâm cho những cá nhân hay tổ chức sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Điều này không những


quan trọng đối với những cá nhân khi họ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cộ, nhà cửa và tài sản của mình, mà còn có tầm quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Mua bảo hiểm cho phép chủ doanh nghiệp ít nhất cũng là chuyển giao một số rủi ro trong kinh doanh sang công ty bảo hiểm. Bảo hiểm cũng có vai trò giống như một động lực thúc đẩy hoạt động của các ngành kinh doanh đang tồn tại. Điều này được thực hiện thông qua việc cung cấp vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh từ các quỹ mà đáng ra phải được giữ lại làm dự phòng cho những tổn thất trong tương lai. Bảo hiểm không chỉ quan tâm đến việc giảm bớt tần số mức độ nghiêm trọng của tổn thất của doanh nghiệp, tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào phá sản mà còn góp phần làm giảm bớt lãng phí kinh tế sau mỗi một tổn thất.


1.1.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, vấn đề thiết lập môi trường và các công cụ cần thiết để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo điều kiện để thực hiện chủ trương “Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN” là rất quan trọng. Đây là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện tốt vai trò và chức năng quản lý, điều tiết và định hướng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Thông qua môi trường là thị trường dịch vụ tài chính mà trên đó cung cấp các dịch vụ tài chính… Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và định hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội một cách gián tiếp trên tầm vĩ mô.


1.2.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD‌

1.2.1.Các yếu tố về phía tổ chức cung cấp dịch vụ


Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính là một phần tất yếu của thị trường dịch vụ tài chính – bên cung hàng hoá dịch vụ. Cũng giống như trên thị trường hàng hoá thông thường, trên thị trường dịch vụ tài chính có rất nhiều nhà cung cấp cho dịch vụ bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty tư vấn, công ty bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm…

Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, các yếu tố chính tác động đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm số lượng nhà


cung cấp dịch vụ, sự đa dạng và chất lượng dịch vụ, phương thức cung cấp dịch vụ…

Thứ nhất, số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ


Số lượng tổ chức cung cấp nhiều hay ít cho biết một phần về khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Số lượng các nhà cung cấp tăng lên đồng nghĩa với việc tăng cạnh tranh, nhờ đó tăng chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động.

Đặc biệt, với sự xuất hiện của các tổ chức cung cấp dịch vụ có tiềm lực tài chính, công nghệ… mạnh; có hệ thống mạng lưới chi nhánh, đại diện rộng khắp thì khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ cũng lớn hơn rất nhiều. Nhờ vậy, khách hàng có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận với dịch vụ, đồng thời việc sử dụng dịch vụ cũng sẽ hiệu quả hơn do chi phí sử dụng dịch vụ có điều kiện giảm xuống.

Bên cạnh đó, khi số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ tăng lên cũng có nghĩa là cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ tăng lên, kết quả là các điều kiện về tiếp cận và sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Bời vì, để chiến thắng trong cạnh tranh, các tổ chức cung cấp dịch vụ phải tăng cường tiếp cận và thu hút khách hàng như tiếp thụ, giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng…; nâng cao chất lượng và giảm chi phí sử dụng dịch vụ cho khách hàng ở mức có thể chấp nhận được… Ví dụ, đối với dịch vụ bảo hiểm, khi các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam, bên cạnh các chương trình quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm bảo hiểm, hạ phí bảo hiểm được xem là một “vũ khí” cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Khác với các loại hình dịch vụ khác, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính, số lượng các nhà cung cấp ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ và tiếp


đến là sự an toàn của chính các doanh nghiệp, cao hơn nữa nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. Do đó, khi có sự đánh đổi giữa hiệu quả và an toàn thì việc cân nhắc số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ là vấn đề rất quan trọng. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi xuất hiện nhiều các NHTM và TCTD thì người được hưởng lợi là các khách hàng, vì lúc này các NHTM và TCTD phải cạnh tranh với nhau gay gắt hơn. Kết quả của quá trình cạnh tranh giành giật khách hàng là lãi suất huy động vốn tăng, lãi suất cho vay giảm, có thể hiểu sâu hơn là lợi nhuận của các NHTM và TCTD giảm xuống trong khi chi phí trang trải các khoản tiền lương nhân viên, tiề thuê mặt bằngkinh doanh, tiền điện, nước, điện thoại… vẫn không hề thay đổi, thậm chí còn tăng lên. Khi lợi nhuận thu được ít, thị trường ổn định thì không có gì cần bàn đến, nhưng trong nền kinh tế thị trường sôi động mọi thứ đều thay đổi không ngừng, và chỉ cần một biến động tiêu cực dù rất nhỏ cũng sẽ khiến các NHTM và TCTD không thể chống đỡ, hậu quả là họ có thể bị phá sản. Sự phá sản của một NHTM hoặc một TCTD không chỉ ảnh hưởng tới các khách hàng có quan hệ với họ mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều các NHTM và TCTD khác, tức là sự tác động này mang tính hệ thống. Điều này lý giải vì sao Chính phủ không cho phép các NHTM và các TCTD được thành lập ồ ạt.

Nói tóm lại, khi số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ tăng lên, để tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng, các tổ chức cung cấp dịch vụ một mặt chủ động tiếp cận khách hàng, mặt khác tạo mọi điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ


Giống như hàng hoá thông thường khác, chất lượng dịch vụ tài chính có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng dịch vụ tài chính. Chẳng hạn đối với dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, chất lượng dịch vụ sẽ góp phần


giảm chi phí huy động vốn cho doanh nghiệp, phát hành thành công và do vậy đảm bảo kế hoạch sử dụng vốn đầu tư sau này của doanh nghiệp.

Chất lượng dịch vụ được đảm bảo sẽ góp phần kích thích khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, không giống như hàng hoá thông thường, rất khó đánh giá chất lượng của dịch vụ là tốt hay chưa tốt. Đánh giá chất lượng dịch vụ tài chính chủ yếu được thực hiện thông qua đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng và hiệu quả sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Cũng với yếu tố chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của các loại dịch vụ cũng là một yếu tố góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, kinh doanh trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau nên nhu cầu/yêu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng có sự khác nhau. Sự đa dạng không chỉ được thể hiện trong cùng một loại hình dịch vụ, như trong dịch vụ bảo hiểm bao gồm rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm: bảo hiểm hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ và rủi ro mọi tài sản, bảo hiểm nông nghiệp… Sự đa dạng còn thể hiện trong các loại dịch vụ thay thế nhau: TTCK là nơi huy động vốn dài hạn còn NHTM thường cung cấp nguồn vốn ngắn hạn. Do đó, khi các doanh nghiệp thiếu vốn ngắn hạn sẽ tìm đến NHTM, còn khi cần vốn dài hạn họ sẽ tìm đến TTCK. Hai loại dịch vụ này bổ sung cho nhau góp phần nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, phương thức tiếp thị và cung cấp loại dịch vụ


Cuối cùng, có nhiều con đường để tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. Đứng về phía tổ chức cung cấp dịch có thể bao gồm: các chương trình quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, thông qua tờ rơi, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng...; cung cấp


trực tiếp, qua môi giới, kết hợp giữa các loại dịch vụ một cách liên hoàn chứng khoán – ngân hàng - bảo hiểm…

Thông qua sự kết hợp nhiều con đường tiếp thị và cung cấp sản phẩm dịch vụ, khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ tài chính một cách chi tiết hơn, thấy được sự hữu ích của mỗi loại sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, sự kết hợp nhiều loại hình dịch vụ cũng góp phần tiết kiệm chi phí tiếp thị và tiếp cận một sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ sản phẩm trên cơ sở sự hỗ trợ giữa các loại sản phẩm.

1.2.2. Các yếu tố về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ


Sự hiểu biết và nhu cầu của doanh nghiệp


Trước hết để doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng có hiệu quả dịch vụ tài chính, doanh nghiệp (cụ thể là những người lãnh đạo doanh nghiệp) cần phải có sự hiểu biết về dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính là gì, vai trò tác dụng của từng loại dịch vụ tài chính như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Đó là những câu hỏi/ những nội dung mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết để phân tích, xây dựng chiến lược, sách lược sử dụng dịch vụ tài chính trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Khi lãnh đạo doanh nghiệp càng có sự hiểu biết sâu sắc về các loại hình dịch vụ tài chính, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính càng được nâng lên vì họ là những người hiểu doanh nghiệp mình cần gì, quyết định việc sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính của doanh nghiệp.

Xuất phát từ nhu cầu, doanh nghiệp mới tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ tài chính. Doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về các loại hình dịch vụ tài chính. Từ đó có những lựa chọn khác nhau khi sử dụng dịch vụ, mức độ và thời điểm sử dụng dịch vụ. Mặt khác, một số loại hình dịch vụ tài chính có thể sử dụng thay thế lẫn nhau như dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo lãnh phát hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022