Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 2


- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về mặt không gian:

Đối tượng nghiên cứu là khả năng tiếp cận, sử dụng một số dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay. Luận văn tập trung nghiên cứu các loại hình dịch vụ tài chính sau: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán

Về mặt thời gian:

Luận văn nghiên cứu thực trạng năng lực tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán của các DNNQD từ năm 2000 đến nay.


5. CÁCH TIẾP CÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách tiếp cận: so sánh, hệ thống, cấu trúc…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phương pháp nghiên cứu:

Ngoài các phương pháp truyền thống, luận văn có sử dụng kết quả của một số chương trình khảo sát có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 2


6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Nêu bật được cơ sở lý luận và thực tế về khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay.

- Phân tích được các yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam trong thời gian tới.


7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài các phần: danh mục các từ viết tắt, mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế về khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay.

- Chương 2: Thực trạng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam.

- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD


1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH‌


1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính


Dịch vụ tài chính là một khái niệm tương đối mới được WTO đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn cầu. Là một khái niệm mới, nhưng khái niệm về dịch vụ tài chính đã được nghiên cứu khá nhiều. Do tính chất quan trọng của dịch vụ tài chính đối với phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, cần phải có cách hiểu chung và thống nhất để thuận tiện cho việc phát triển lĩnh vực này tại mỗi nước và trên toàn thế giới. Chính vì vậy WTO đã thống nhất đưa ra khái niệm về dịch vụ tài chính nhằm hình thành các quy tắc ứng xử giữa các nước thành viên WTO trong hoạt động thương mại dịch vụ như sau:

Một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm).

Khái niệm trên được WTO đưa ra năm 1995 trong GATS nhằm từng bước tự do hoá thương mại về dịch vụ. Theo GATS dịch vụ tài chính bao gồm:

1.Bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm khác;


2.Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, kể cả các dịch vụ liên quan đến chứng khoán, cung cấp thông tin tài chính và quản lý tài sản.

Theo quan niệm trên của WTO, các loại dịch vụ tài chính được chia thành các loại cơ bản sau:

- Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác, bao gồm: Dịch vụ tiết kiệm (tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu); Cho vay (tín dụng, thuê mua tài chính, cầm cố thế chấp, cho vay ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá); Thanh toán (thanh toán, chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, séc du lịch và hối phiếu…); Giao dịch (thị trường tiền tệ, ngoại hối); Môi giới và đầu tư (môi giới đầu tư chứng khoán…); Tư vấn tài chính.

- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm bao gồm: Các loại hình bảo hiểm (bao gồm cả đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm) về trách nhiệm dân sự, tài sản, con người…; Sử dụng quỹ bảo hiểm (đầu tư nguồn vốn bảo hiểm dưới các hình thức khác nhau như đầu tư chứng khoán, góp vốn…) và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, dịch vụ đánh giá xác suất rủi ro, khiếu nại, đại lý bảo hiểm…

Bên cạnh các loại dịch vụ tài chính nêu trên, có một số loại dịch vụ kinh doanh có liên quan chặt chẽ và mật thiết đến dịch vụ tài chính, đó là dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán bao gồm các loại hình dịch vụ cơ bản như tư vấn thuế, tư vấn kế toán và kiểm toán… Quá trình hoạt dộng của các dịch vụ kế toán, kiểm toán diễn ra song song và có mối quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ tài chính. Do vậy người ta xếp các loại dịch vụ này vào loại hình dịch vụ tài chính.


Ở Việt Nam hiện nay, các dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán. (Dịch vụ kế toán không đề cập đến trong luận văn này )

1.1.1.1. Dịch vụ ngân hàng


Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ tài chính xuất hiện sớm nhất và đa dạng nhất. Ngân hàng là tổ chức tạo lập và cung ứng một số loại hình dịch vụ cho các chủ thể trong nền kinh tế. Trong các loại dịch vụ ngân hàng, bên cạnh một số loại hình dịch vụ truyền thống, gần đây, đã xuất hiện một số loại hình dịch vụ mới.

Các loại hình dịch vụ ngân hàng bao gồm:


Nhận tiền gửi: Các ngân hàng nhận các khoản tiết kiệm của khách hàng, dưới dạng quĩ sinh lời được gửi tại ngân hàng với những thời hạn và lãi suất khác nhau.

Cung cấp các tài khoản giao dịch: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ mở tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người mở tài khoản viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.

Quản lý tiền mặt: Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho các công ty kinh doanh trong việc quản lý các khoản thu và chi, tiến hành việc đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Trao đổi ngoại tệ (dịch vụ ngoại hối): Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng xuất hiện sớm nhất.

Dịch vụ về tín dụng: Đây là loại hình dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các loại hình cơ bản như chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, cho vay tài trợ dự án, cho vay tiêu dùng…


Dịch vụ uỷ thác: Các ngân hàng thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Cho thuê tài chính: Đây là dịch vụ khá phổ biến, ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó, ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Khách hàng phải trả tiền thuê thiết bị, chịu chi sửa chữa và thuế.

Tư vấn tài chính: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn về tiết kiệm và đầu tư.

Bán các dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng thực hiện việc bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo việc hoàn trả của khách hàng khi họ rơi vào tình trạng không thể trả được nợ.

Môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoản khác mà không cần phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán khác.

Dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp: Hợp đồng trợ cấp là kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu tư một ngày nhất định trong tương lai (ví dụ ngày nghỉ hưu). Dịch vụ qũy tương hỗ chính là việc cung cấp các chương trình đầu tư một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu hay chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (tối đa hoá thu nhập hoặc tăng giá trị của vốn).

1.1.1.2.Dịch vụ bảo hiểm


Theo các phân ngành về dịch vụ của WTO, dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm bao gồm:

- Bảo hiểm nhân thọ, tai nạn, và sức khoẻ;


- Bảo hiểm phi nhân thọ;


- Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;


- Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (bao gồm các dịchvụ môi giới và đại lý).


Về các loại hình dịch vụ bảo hiểm, có thể phân chia thành bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ:

Bảo hiểm nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết, bao gồm các loại hình:

-Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.

- Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của người đó.

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm phi nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.


1.1.1.3.Dịch vụ chứng khoán


Khi nói đến hoạt động của thị trường dịch vụ chứng khoán, người ta đề cập đến TTCK và nhất là vai trò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên TTCK. Các định chế này có thể là các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán giữ vai trò cầu nối trung gian giữa bên cầu vốn và bên cho vay vốn, tham gia vào quá trình huy động các nguồn lực tài chính trên thị trường tài chính để đáp ứng các nhu cầu về tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức Chính phủ.

Dịch vụ trên thị trường sơ cấp


Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành là hoạt động hỗ trợ cho công ty phát hành hoặc chủ sở hữu chứng khoán trong việc phân phối chứng khoán thông qua thoả thuận mua đến bán lại.

Đại lý phân phối chứng khoán cho các tổ chức phát hành: Khi các định chế tài chính nhận làm đại lý phát hành cổ phiếu cho doanh nghiệp, họ sẽ bán cổ phiếu phát hành theo giá định sẵn và hưởng hoa hồng phát hành theo doanh số bán.

Dịch vụ trên thị trường thứ cấp


Môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động thực hiện các trung gian hoặc đại diện mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

Tư vấn đầu tư chứng khoán: Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động tư vấn liên quan đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán; hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích có liên quan đến chứng khoán.

Dịch vụ ngân quỹ: Ngân hàng hay công ty tài chính sẽ mở cho công ty tài khoản để theo dòi việc bán cổ phần cho công chúng. Với nghiệp vụ chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022