Tiềm Lực Tài Chính Của Tổ Chức Cung Cấp Dịch Vụ


2.1.1.2.Tiềm lực tài chính của tổ chức cung cấp dịch vụ


Nhìn chung, tiềm lực tài chính của các NHTM còn thấp. NHTM có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết năm 2007 là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 295,048 tỷ đồng (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Tên ngân hàng

Tổng tài sản

NV huy động

Dư nợ tín dụng

Vốn chủ sở hữu


LNTT

Tỷ lệ nợ xấu

NHNN và PTNT


295,048


267,000


239,000


17,685


2,077


1,90

BIDV

204,511

135,304

131,983

11,635

1,531

3,98

VCB

196,117

143,635

95,908

12,000

3,030

3,40

Vietinbank

172,000

148,200

101,000

10,000

1,590

1,02

ACB

85,392

55,283

31,974

6,258

2,127

0,08

Sacombank

63,364

54,041

34,316

7,181

1,452

0,24

Techcombank

39,542

34,586

20,188

2,900

710

1,38

VIBank

39,318

19,000

16,744

2,183

425

-

Eximbank

33,710

22,906

18,452

6,295

629

0,88

MB

31,050

23,010

10,020

2,271

610

-

Đông Á

26,961

21,516

18,010

3,141

454

-

SCB

25,942

22,753

19,478

2,630

359

0,34

Habubank

23,519

8,467

9,419

3,179

461

-

VPBank

18,137

12,764

13,287

2,180

313

-

Hàng hải

17,569

7,368

6,527

1,883

240

-

Phương Đông

11,755

9,804

7,557

1,655

231

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 7

Nguồn: Báo cáo kiểm toán của các ngân hàng năm 2007


Tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn thấp đã hạn chế qui mô cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Hạn chế này thể hiện trên các mặt sau:

- Hạn chế việc mở rộng mạng lưới giao dịch và áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

- Hạn chế qui mô cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Trong điều hiện nay cho vay các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng khá lớn nên do tiềm lực tài chính còn hạn chế nên các NHTM gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng nói chung, tín dụng đối với các DNNQD.

- Tiềm lực tài chính hạn hẹp khiến cho các ngân hàng cũng phải thận trọng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Điều kiện để tiếp cận và sử dụng một số dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng cũng khắt khe hơn. Do đó, các DNNQD sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

2.1.1.3.Số lượng (tính đa dạng) và chất lượng các dịch vụ


Cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng không ngừng được đa dạng hoá về số lượng và nâng cao về chất lượng. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Home Banking, Internet Banking, Telephone Banking… theo ước tính, hiện nay số lượng dịch vụ ngân hàng đã lên đến 300 loại dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực… chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được


nâng cao rò rệt. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các DNNQD.

Tuy nhiên, dịch vụ của các NHTM Việt Nam mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Việt Nam là từ dịch vụ tín dụng – cho vay khách hàng. Doanh số các loại hình dịch vụ tín dụng mới như: Cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh còn nhỏ, chất lượng thấp, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở nước ta còn chậm. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng còn đơn điệu do chưa có hệ thống và công nghệ thanh toán hiện đại, chủ yếu vẫn là thủ công với chứng từ bằng giấy, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhậy, an toàn chưa cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử - một loại hình dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán - rất phát triển trên thế giới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng việc triển khai ở nước ta còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác… chưa phát triển. Trong bối cảnh như vậy, khả năng tiếp cận và sử dụng với các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại của các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD còn khá hạn chế.

Kết quả cuộc khảo sát: “Đánh giá sự chuẩn bị của các TCTC trước khả năng Việt Nam gia nhập WTO” do Viện KHTC tiến hành trên phạm vi 9 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Tp.HCM, Bình Dương và Cần Thơ) đã phản ánh khá chính xác thực trạng nêu trên (Phụ lục 1)

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Thời gian qua, dịch vụ


ngân hàng đã đa dạng hoá với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên, về cơ bản vẫn là các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, cho vay, thanh toán. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại triển khai còn chậm, mới tập trung ở cá trung tâm kinh tế lớn. Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng thực trạng này, điểm bình quân đánh giá về cung cấp dịch vụ ở mức trung bình là 3,25 (điểm đánh giá từ 1 đến 5).

Các dịch vụ truyền thống được đánh giá với số điểm khá cao: huy động vốn: 3,53 (40,61% ý kiến cho điểm 4); cho vay: 3,58 (45,65% ý kiến cho điểm 4); thanh toán: 3,47 (42,72% ý kiến cho điểm 4). Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở mức dưới trung bình là 2,90 (31,6% số ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm). Trong bối cảnh thị trường vốn còn sơ khai, dịch vụ đầu tư của các NHTM còn khá hạn chế, điểm đánh giá ở mức 2,92 (gần 31% ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm).

Theo khu vực, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào phát triển kinh tế - xã hội, kết quả khảo sát cho thấy dịch vụ ngân hàng tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam (3.31) cao hơn miền Bắc (3.25) và miền Trung (3.09).

Khối các NHTM CP (3.29) nhỉnh hơn các NHTM NN (3.25) trong việc phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại có những thế mạnh riêng, trong một số lĩnh vực dịch vụ như: bảo lãnh, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ các NHTM Nhà nước được đánh giá cao hơn (Phụ lục 2).

Cùng với tiến trình đổi mới trong hoạt động hệ thống NHTM và trong điều hành chính sách tiền tệ, giá cả các loại hình dịch vụ đã từng bước được chuyển sang xác định theo nguyên tắc cung - cầu. Lãi suất huy động và cho vay (cả nội tệ và ngoại tệ) đến nay về cơ bản đã được tự do hoá. lãi suất cho vay được thực hiện theo nguyên tắc thoả thụân giữa ngân hàng và khách


hàng, dựa trên sự đánh giá hiệu quả và rủi ro của dự án vay, không phân biệt đối tượng khách hàng. Phí các loại dịch vụ ngân hàng khác cũng được xác định trên cơ sở cung - cầu. Trong điều kiện thị trường dịch vụ ngân hàng đang diễn ra cạnh tranh gay gắt, phí dịch vụ ngân hàng khác cũng được xác định trên cơ sở cung - cầu. Trong điều kiện thị trường dịch vụ ngân hàng đang diễn ra cạnh tranh gay gắt, phí dịch vụ ngân hàng có xu hướng giảm. Xu hướng trên của giá cả dịch vụ ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNQD tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, xung quanh giá cả dịch vụ ngân hàng còn một số bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp này, cụ thể:

- Từ năm 2004 đến nay, lãi suất huy động nội tệ và ngoại tệ liên tục tăng cao, kéo theo lãi suất cho vay tăng và hiện ở mức rất cao. Các DNNQD đa số là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế nên việc tiếp cận với dịch vụ cho vay của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn hơn;

- Việc xác định lãi suất cho vay theo nguyên tắc thoả thuận, trong điều kiện vẫn còn tồn tại “tâm lý” cho rằng cho vay các DNNQD có rủi ro cao hơn, kéo theo việc xác định lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp này cao hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước.

2.1.1.4.Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý Nhà nước

Hai pháp lệnh về Ngân hàng ban hành đầu những năm 1990, sau đó được nâng lên thành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng vào cuối năm 1997. Dưới đó là một hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi hai Luật này bao gồm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của thủ tướng Chính phủ, Quyết định của các Bộ, Ngành… Hệ thống văn bản pháp


luật đó đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc quản lý Nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất của hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện nay là tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó trong tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh… của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường; mặt khác hệ thống văn bản pháp luật này vẫn còn thiếu và yếu.

Sự ra đời của hai Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cho đến nay, thị trường tài chính nói chung và thị trường tín dụng Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến Luật còn nhiều quy định thể hiện sự bao cấp trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Một số quy định của Luật còn lạc hậu so với công cuộc cải cách hành chính đang được đẩy mạnh. Luật giao cho Chính phủ quá nhiều công việc hướng dẫn thi hành quá nhiều văn bản dưới luật, gây khó khăn trong vịêc áp dụng. Luật chưa tạo tính tự chủ, chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm cho từng TCTD.

Cách thức xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện làm cho các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định chỉ có giá trị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành, mà không có nhiều giá trị đối với đối tượng bị điều chỉnh. Do các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định tương đối chung chung, để thực hiện được cần có các hướng dẫn thi hành của các cơ quan quản lý, không những thế, một hoạt động khi thi hành có thể phải tham chiếu nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý khác nhau, nên người thực hiện vừa khó vừa không cần quan tâm đến Luật và


chỉ cần đọc các hướng dẫn thi hành. Cũng chính vì vậy đôi khi các thông tư hướng dẫn không giống như quy định trong Luật, làm giảm tính hiệu lực của các văn bản pháp luật.

Như vậy, môi trường pháp lý và cơ chế chính sách còn thiếu, chưa ổn định và thiếu đồng bộ. Tuy đã có bước tiến quan trọng về mặt cơ chế chính sách đối với hoạt động tín dụng, nhưng đến nay một số cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự sát với thực tiễn, còn chồng chéo, chắp vá, mâu thuẫn nhau. Chính những vấn đề này đã kìm hãm không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh và có hiệu quả của các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên cần khẳng định năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 và cũng là năm đánh dấu sự thành công của Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, trong đó phải kể đến sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và được bầu giữ chức uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Nhìn lại một năm sau khi gia nhập WTO, chúng ta có thêm cơ sở thực tiễn chứng minh cho đường lối, chính sách đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 20 năm qua. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực: “Không phải vì gia nhập WTO mà mọi thứ ở Việt Nam thay đổi trong chớp mắt. Việc gia nhập WTO chỉ là một trong những dấu mốc, là một kết quả của quá trình đổi mới lâu dài đã tiến hành ở Việt Nam từ 20 năm trước”, giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi nói.

Năm 2008, toàn ngành ngân hàng tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các Chỉ thị của Thống đốc NHNN số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005, số


03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 và số 06/2007/CT-NHNN ngày 02/11/2007 để đảm bảo phát triển bền vững, an toàn hoạt động ngân hàng và góp phần kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số nghị định đã được trình Chính phủ nhằm thay thế NĐ số 52/2003/NĐ-CP và thay thế NĐ số 91/1999/NĐ-CP và tập trung kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở sắp xếp lại một số Vụ, Cục liên quan của NHNN.

2.1.2. Dịch vụ bảo hiểm


Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 1965 với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1965). Tuy nhiên, cho đến trước 1993, trên thị trường chỉ có duy nhất Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bảo Việt) độc quyền kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện bao cấp nên vai trò của dịch vụ bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI (1986), ngày 18/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam. Ngày 9/12/2000, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm thay thế Nghị định số 100/CP đã nâng cao hiệu lực pháp lý của hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường dịch vụ bảo hiểm. Trên cơ sở hệ thống luật pháp này, thị trường dịch vụ bảo hiểm đã có bước phát triển khá mạnh trên các khía cạnh số lượng nhà cung cấp, số lượng và chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng; kết quả là doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng với tốc độ khá cao trong giai đoạn 1993-2004. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt khoảng 30%/năm, đưa tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm so

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí