Giá Cả Và Quan Hệ Với Hành Vi Tiêu Dùng Nội Thất Xanh

với các ảnh hưởng của các tác nhân xã hội (gia đình, xã hội, chính quyền, phương tiện truyền thông) bên cạnh thái độ để giải thích cho hành vi tiêu dùng bền vững của người Việt. Vậy nên, nhân tố tiếp theo được đề xuất trong mô hình là:

H2: Tiêu chuẩn chủ quan (ảnh hưởng xã hội) có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng nội thất xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế.

1.2.2.3. Giá cả và quan hệ với hành vi tiêu dùng nội thất xanh

Nghiên cứu của Hines et al. (1986) khẳng định: Những chương trình khuyến mãi của chính phủ, những cửa hàng, đại lý và sự sẵn có của hàng hóa tác động tới việc chuyển hóa ý định thành hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Lockie và các đồng nghiệp (2002) trong một nghiên cứu về ăn uống xanh ở Úc đã tìm ra ba yếu tố giới hạn tiêu dùng xanh đó là giá cả, sự sẵn có của sản phẩm và sự thuận tiện khi mua. NCS cho rằng một trong những nguyên nhân cản trở hành vi tiêu dùng xanh là do yếu tố giá cả của sản phẩm xanh đắt hơn. Cho nên, nếu doanh nghiệp có đưa ra một số chương trình tác động đến giá cả của sản phẩm ví dụ như: chương trình giảm giá, chương trình khuyến mãi, khuyến mãi thì người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành vi mua hơn. Vì vậy, nhân tố tiếp theo được đề xuất là:

H3: Giá cả có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng nội thất xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế.

1.2.2.4. Tính sẵn có của sản phẩm và quan hệ với hành vi tiêu dùng nội thất xanh

Tính sẵn có của sản phẩm xanh là những vấn đề nan giải vì sự thuận tiện mà tính sẵn có mang lại. Nó giúp việc tìm kiếm, cảm nhận những sản phẩm đó trở nên thuận tiện hơn. Nó giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn mua trực tiếp những sản phẩm xanh đó mà không phải xem qua tranh ảnh, quảng cáo, họ có thể tự mình cảm nhận được chất lượng và giá trị mà nó mang lại.(Rylander và Allen, 2001). Thông qua tính sẵn có của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ đỡ phải đắn đo suy nghĩ và có thể đưa ra quyết định mua nhanh hơn. Vì vậy nên, nhân tố tiếp theo được đề xuất là:

H4: Tính sẵn có của sản phẩm xanh tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng nội thất xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế.

1.2.2.5. Sự tin tưởng và quan hệ với hành vi tiêu dùng nội thất xanh

Sự tin tưởng có thể được định nghĩa là “sự tin tưởng của một người hay một cá thể đối với kết quả đầu ra được cam kết” (Berg và cộng sự, 2005). Theo Mayer (1995), “lòng tin là một trạng thái tâm lý bao gồm ý định sẵn sàng chấp nhận tổn thương dựa trên những kì vọng tích cực vào hành động hoặc hành vi của bên được tin tưởng”. Ví dụ: người tiêu dùng thường tin tưởng vào chuyên gia hay các viện nghiên cứu trong quản lý rủi ro và công nghệ đối với thực phẩm biến đổi gen (Chen & Li, 2007). Lòng tin là những cảm nhận lạc quan của khách hàng về chất lượng mà sản phẩm mang lại cho họ.

Sự tin tưởng cũng được tìm thấy có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững (Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2012a; 2012b) và hành vi tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe (Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Huy Tựu, 2013). Vì vậy, lòng tin được cho là một yếu tố quan trọng, nó mang lại ảnh hưởng tích cực đối với thái độ và hành vi hướng về tiêu dùng bền vững. Sự tin tưởng của người tiêu dùng dựa vào niềm tin của họ về chất lượng sản phẩm, uy tín của đơn vị cung cấp sản phẩm, sự nỗ lực của chính phủ, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của các nhà máy, các nhà sản xuất.

Cho nên, nhân tố cuối cùng được đề xuất là:

H5: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng nội thất xanh

của người tiêu dùng tại thành phố Huế.


Bảng 1.1. Mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài xu hướng tiêu dùng xanh


Thang đo

Hạng mục câu hỏi

Nguồn


Thái độ tiêu dùng xanh

1. Anh(chị) rất lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường.

2. Con người đang tàn phá môi trường trầm trọng.

Zhao và những

cộng sự

3. Đồ nội thất không thân thiện với môi trường gây hại cho

sức khỏe.

4. Việc sử dụng đồ nội thất xanh, thân thiện với môi trường giúp bảo vệ môi trường.

Bản thân tự phát triển

5. Anh(chị) thấy hứng thú với vấn đề tiêu dùng nội thất xanh

Chan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Nội Thất Xanh Của Người Tiêu Dùng Trên Địa Bàn Thành Phố Huế - Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Công Ty Tnhh Mtv Nội Thất Woodpark - 4



Tiêu chuẩn chủ quan

6. Phần lớn đồ nội thất được mua phải được xem xét kĩ về

chất lượng và nguồn gốc.

Bản thân

tự phát

triển

7. Sử dụng đồ nội thất xanh thể hiện được thiện chí thân thiện với môi trường.

Bản thân

tự phát

triển

8. Khi mua sắm đồ nội thất, anh(chị) bị ảnh hưởng nhiều từ

người đi cùng mình.

Ajzen

9. Anh(chị) thấy khó khăn khi tìm những sản phẩm nội thất

xanh để thay thế cho những sản phẩm nội thất thông thường.

Bản thân

tự phát

triển


Tính sẵn có của sản phẩm

10. Anh(chị) thực sự không biết đồ nội thất xanh được bán ở

đâu.


Gleim và những cộng sự

11. Những sản phẩm nội thất xanh không được bán tại những

cửa hàng nội thất ở nơi anh(chị) sống.

12. Không dễ dàng nhận ra sản phẩm nội thất xanh nếu

không kiểm tra kỹ càng.


Giá cả

13. Anh(chị) sẽ mua những sản phẩm nội thất xanh khi có

các chương trình khuyễn mãi.

Gleim và

những cộng sự

14. Anh(chị) thường so sánh các mức giá giữa những cửa hàng nội thất khác nhau trước khi mua sản phẩm nội thất

xanh.

Bản thân

tự phát

triển

15. Anh(chị) sẵn sàng mua sản phẩm nội thất xanh khi

chúng có giá cao hơn mức mà anh(chị) chấp nhận được so với sản phẩm nội thất thông thường.

Gleim và

những cộng sự

16. Giá là yếu tố mà anh(chị) quan tâm hàng đầu khi mua sản phẩm nội thất xanh.

Bản thân

tự phát

triển



Sự tin tưởng

17. Anh(chị) tin tưởng vào những thông tin về sản phẩm nội

thất xanh được quảng cáo trên mạng internet.


Bản thân tự phát triển

18. Anh(chị) tin tưởng vào những lời giới thiệu của người

thân, bạn bè về những sản phẩm nội thất xanh

19. Anh(chị) tin dùng những sản phẩm xanh mà minh mua

được đảm bảo chất lượng tự công ty nội thất mà anh(chị)

thường mua.

20. Những sản phẩm xanh được cung cấp, được bán cho anh(chị) phải được kiểm tra kỹ càng, chất lượng phải được

đảm bảo.


Hành vi tiêu dùng nội thất xanh

21. Nhìn chung anh(chị) là những người có xu hướng tiêu

dùng nội thất xanh


Bản thân tự phát triển

22. Trong tương lai anh(chị) sẽ tiếp tục sử dụng các sản

phẩm nội thất xanh thân thiện với môi trường.

23. Anh/chị sẽ giới thiệu cho người thân bạn bè của mình cùng biết đến các sản phẩm nội thất xanh của công ty TNHH

WoodPark.


1.2.3. Thang đo nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, tham khảo các nghiên cứu liên quan, tìm hiểu định hướng của công ty về tâm lý của khách hàng khi nhắc đến thực trạng “Tiêu Dùng Xanh” để làm cơ sở thiết lập nên thang đo cho nghiên cứu.

STT

Câu hỏi

Mã hóa

Thái độ tiêu dùng xanh

1

Anh(chị) rất lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường.

TD1

2

Con người đang tàn phá môi trường rất trầm trọng.

TD2

3

Đồ nội thất không thân thiện với môi trường gây hại cho sức khỏe.

TD3

4

Việc sử dụng đồ nội thất xanh, thân thiện với môi trường giúp bảo vệ

TD4



môi trường.


5

Anh(chị) thấy hứng thú với vấn đề tiêu dùng nội thất xanh

TD5

Tiêu chuẩn chủ quan

6

Phần lớn đồ nội thất được mua phải được xem xét kĩ về chất lượng và nguồn gốc.

TC1

7

Sử dụng đồ nội thất xanh thể hiện được thiện chí thân thiện với môi

trường.

TC2

8

Khi mua sắm đồ nội thất, anh(chị) bị ảnh hưởng nhiều từ người đi cùn

mình.

TC3

9

Anh(chị) thấy khó khăn khi tìm những sản phẩm nội thất xanh để thay thế cho những sản phẩm nội thất thông thường.

TC4

Tính sẵn có của sản phẩm

10

Anh (chị) thực sự không biết những sản phẩm nội thất xanh được bán

đâu.

SP1

11

Những sản phẩm nội thất xanh không được bán ở những cửa hàng nội thất ở khu vực anh(chị) sống.

SP2

12

Không dễ dàng để nhận ra đâu là sản phẩm nội thất xanh nếu không kiểm tra kỹ càng về những sản phẩm đó.

SP3

Giá cả

13

Anh(chị) sẽ mua những sản phẩm nội thất xanh khi có các chương

trình khuyễn mãi.

GC1

14

Anh(chị) thường so sánh các mức giá giữa những cửa hàng nội thất

khác nhau trước khi mua sản phẩm nội thất xanh.

GC2


15

Anh(chị) sẵn sàng mua sản phẩm nội thất xanh khi chúng có giá cao hơn mức mà anh(chị) chấp nhận được so với sản phẩm nội thất thông thường.


GC3

16

Giá là yếu tố mà anh(chị) quan tâm hàng đầu khi mua sản phẩm nội thất xanh.

GC4


Sự tin tưởng

17

Anh(chị) tin tưởng vào những thông tin về sản phẩm nội thất xanh

được quảng cáo trên mạng internet.

TT1

18

Anh(chị) tin tưởng vào những lời giới thiệu của người thân, bạn bè về những sản phẩm nội thất xanh.

TT2

19

Anh(chị) tin dùng những sản phẩm xanh mà minh mua được đảm bảo chất lượng tự công ty nội thất mà anh(chị) thường mua.

TT3

20

Những sản phẩm xanh được cung cấp, được bán cho anh(chị) phải đư

kiểm tra kỹ càng, chất lượng phải được đảm bảo.

TT4

Hành vi tiêu dùng nội thất xanh

21

Nhìn chung anh(chị) là những người có xu hướng tiêu dùng nội thất xanh.

HVTD1

22

Trong tương lai anh(chị) sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm nội thất xanh thân thiện với môi trường.

HVTD2

23

Anh(chị) sẽ giới thiệu cho người thân bạn bè của mình cùng biết

đến các sản phẩm nội thất xanh của công ty TNHH Wood Park.

HVTD3


Theo mô hình nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đánh giá tiêu chí tiêu dùng nội thất xanh tại công ty TNHH Nội thất Wood Park, được đo lường thông qua 20 biến quan sát, yếu tố đánh giá chung được đo lường thông qua 3 biến.

1.3. Thực trạng “Tiêu Dùng Xanh” trên thế giới và ở Việt Nam


1.3.1. Thực trạng “Tiêu Dùng Xanh” tại Nhật Bản


Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường nói chung và “Tiêu Dùng Xanh” nói riêng. Những quy định liên quan tới chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được Chính phủ Nhật ban hành năm 1990. Cho đến năm 2001, Chính phủ Nhật Bản thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh và từ đó Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh. Chính sách này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực hiện chính sách mua

sắm xanh. Về luật mua sắm xanh công cộng, mục đích là để thúc đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trên toàn bộ đất nước Nhật Bản. Những thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh cung cấp cho khách hàng cũng được chú trọng nhiều hơn thông qua bộ luật này. Với việc mua sắm xanh, chính quyền trung ương xác định và công bố một chính sách mua sắm với các chỉ tiêu trên những loại sản phẩm và dịch vụ mỗi năm. Nhật Bản cũng đã đưa ra các chính sách về tái chế bao bì và vật liệu đóng gói., Bộ luật Tái sử dụng bao bì “Containers/Packaging Recycling Act” được thông qua vào năm 1995, nhằm thúc đẩy quá trình tái chế các loại thùng chứa và bao bì đóng gói sản phẩm, gồm khoảng 60% khối lượng chất thải của các hộ gia đình tại Nhật Bản. Theo bộ luật này, người tiêu dùng cần phân loại các vật liệu, sau đó cơ quan chức năng thành phố sẽ thu nhặt lại và giao chúng cho các công ty tái chế đã được nhà nước chỉ định.

Vào tháng 2 năm 1996, Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing Network) được thành lập bởi Bộ Môi trường Nhật Bản, nhằm thúc đẩy mua sắm xanh ở Nhật Bản thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn trong việc thực hành mua sắm xanh. Cho đến nay, mạng lưới đã đưa ra rất nhiều hoạt động như: hội thảo, triển lãm xanh, giải thưởng “Mua sắm xanh”,… và đạt được những thành công nhất định. Kết quả là, tất cả những cơ quan chính phủ trung ương đều thực hiện mua sắm xanh, 100% các cơ quan chính quyền ở 47 tỉnh và 12 thành phố được chỉ định mua sắm xanh. Theo một cuộc khảo sát năm 2003, 52% trong số 722 nhà cung cấp xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm xanh đã gia tăng trong những năm qua, quy mô thị trường trong nước của các sản phẩm xanh ước tính lên tới 50 nghìn tỷ yên, sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm xanh cũng tăng lên đáng kể.

1.3.2. Thực trạng “Tiêu Dùng Xanh” tại Hoa Kỳ


“TIÊU DÙNG XANH” ở Hoa Kỳ được thiết lập và triển khai thông qua một số chương trình mua sắm xanh của Liên bang, trong số đó các cơ quan điều hành được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố khác của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo quy định mua sắm Liên bang và Sắc lệnh 13101 về xanh hóa chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ phải thực hiện mua

sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm kích thích việc sử dụng nhiều hơn các

vật liệu tái chế đó.

Theo thống kê của cơ quan Cone Communications vào năm 2013, tại Hoa Kỳ có 71% người tiêu dùng quan tâm tới những vấn đề về môi trường khi họ mua sắm, trong số đó có 7% quan tâm đến môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi trường và 44% quan tâm đến môi trường.

Tại Hoa Kỳ, luật chính sách năng lượng năm 2005 tạo ra các ưu đãi để khuyến khích việc mua xe phát thải thấp. Qua đó, những ưu đãi về thuế đã thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm tới các loại phương tiện có giá cao hơn nhưng thân thiện hơn với môi trường. Các khoản thuế tín dụng đã được đưa ra để giảm giá lên đến 3.400 đô la Mỹ cho xe hybrid (xe lai) và 4.000 đô la Mỹ cho xe ô tô năng lượng thay thế. Ưu đãi về thuế có thể thay đổi dựa vào mức độ vận hành “xanh” của các loại xe. Ví dụ, Tesla Roadster, một loại xe chạy hoàn toàn bằng điện sẽ nhận được một khoản thuế tín dụng lớn hơn nhiều so với việc mua một chiếc xe hybrid tiêu chuẩn, bởi vì xe hybrid sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nhiều hơn trong thời gian vận hành. Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng đưa ra các chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những loại xe tiết kiệm năng lượng.

1.3.3. Thực trạng “Tiêu Dùng Xanh” tại Việt Nam


Việt Nam đang đứng trước thực trạng đáng báo động đó là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Vào tháng 9 năm 2012, “Tiêu Dùng Xanh” được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh. Chiến lược này đã xác định ra ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo ra được nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Và để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong ba nhiệm vụ quan trọng cần phải được tiến hành thực hiện nhanh chóng gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Vào năm 2020, Việt Nam cũng đã xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí