Thực Trạng Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Nợ Phải Thu Tại Công Ty Cổ Phần Lam Sơn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LAM SƠN.


2.1. Giới thiệu chung về công ty:


2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty:


2.1.1.1. Lịch sử hình thành công ty:

Lực lượng vũ trang Bộ Quốc phòng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chính trị trọng điểm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài ra có thể thành lập các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia xây dựng kinh tế cho đất nước. Đứng trước tình hình chính sách kinh tế mở, ngày 27/10/1993 Bộ Quốc Phòng đã ký quyết định 689/QĐ-BQP về việc thành lập Công ty Lam Sơn – Bộ Quốc Phòng theo nghị định 338 của Thủ tướng Chính phủ.

Công ty khi mới thành lập có trụ sở chính tại số 02 – Đường Nguyễn Huệ - TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.

Trước tình hình nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang và tình hình khu vực trọng điểm Tây Nguyên cũng như sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và sự phát triển của khu vực Tây Nguyên, tháng 12/1996 Bộ Quốc Phòng đã ký quyết định 2790/QĐ-BQP chuyển trụ sở chính của Công ty Lam Sơn từ số 02 – đường Nguyễn Huệ

- TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định về vị trí mới, số 185 đường Lê Duẩn – TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai.

Công ty Cổ phần Lam Sơn được thành lập theo quyết định số 1194/QĐ-BQP ngày 14/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lam Sơn – Bộ Quốc phòng, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tình Gia Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000068 ngày 03/08/2005.

Một số thông tin cơ bản về Công ty:


Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Cổ phần Lam Sơn.

Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LASOIMET.

Tài khoản số: 6201 000 000 0416.

Tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai.

Mã số thuế: 5900182136.


2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty:

Công ty CP Lam Sơn tiền thân là Công ty Lam Sơn thuộc Quân đoàn 3 – Bộ Quốc Phòng, được thành lập ngày 27/10/1993. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông thủy lợi vừa và nhỏ; khai thác cát, đá, sỏi; giám sát thi công các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng; trồng và kinh doanh cà phê. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng phát triển, khẳng định uy tín trên từng công trình, dự án.

Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý được đào tạo bài bản trong các trường đại học chính quy trong và ngoài Quân đội, cùng hệ thống máy móc hiện đại đáp ứng các điều kiện thi công các công trình lớn. Trong những năm qua, công ty đã thi công nhiều công trình trên địa bàn các tỉnh như: Đăk Lăk, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên. Các công trình công ty thi công luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ, được các chủ đầu tư tin tưởng, đánh giá cao; quy mô các công trình dần được nâng cấp.

Đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kinh tế xã hội chậm phát triển, luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt về thị trường việc làm, giá các mặt hàng không ổn định, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của công ty. Nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Bộ Quốc Phòng và bằng kinh nghiệm thực tế trên 20 năm hoạt động, cùng tinh thần vượt khó vươn lên của tập thể CBCNV, công ty CP Lam Sơn đã có những bước đi vững chắc, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Doanh thu của công ty luôn ổn định và phát triển qua hàng năm. Công ty còn là đơn vị luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, nhiều năm liền được các ngân hàng đánh giá là khách hàng Tín Nhiệm; đời sống, thu nhập của CBCNV trong công ty ngày càng một nâng cao.


2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:


2.1.2.1. Chức năng:

Công ty CP Lam Sơn có chức năng, ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000068 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 03/08/2005 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1 ngày 22/02/2006:

San lấp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.

Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng công nghiệp đô thị và phát triển nông thôn, công trình giao thông.

Xây dựng công trình thủy lợi (đê, đập, kè, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, ống dẫn nước) và công trình thủy lợi thuộc công trình thủy điện.

Khai thác đá, cát, sỏi và mua bán vật liệu xây dựng (bao gồm: cát, đá dăm các loại, sắt thép các loại và các vật liệu khác phục vụ trong ngành xây dựng cơ bản).

Gia công, sản xuất và lắp đặt các kết cấu cơ khí trong công trình thủy lợi và thủy điện vừa và nhỏ.


2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Công ty CP Lam Sơn luôn chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong kế hoạch đã được đặt ra. Công ty CP Lam Sơn khi thi công xây dựng công trình với quan điểm lấy chất lượng, hiệu quả, tăng năng suất lao động để gây dựng uy tín trên thương trường, từng bước phát triển và nâng cao đời sống cho CBCNV trong công ty, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách hằng năm với Nhà nước.


2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty:

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:


Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách

kinh doanh

Phó Giám đốc phụ trách

kỹ thuật – thi công

Phó Giám đốc phụ trách

nội bộ

Phòng Kế

hoạch

Phòng Tổ chức Lao động

– Tiền lương

Phòng Kỹ

thuật

Phòng Kế

toán

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Lam Sơn.


Đại hội đồng cổ đông


Đội

Đội

Đội

Đội

Đội

Đội

Đội

XD

XD

XD

XD

XD

XD

phê

16/8

số 1

số 2

số 3

số 4

số 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty cổ phần Lam Sơn - 4


Ghi chú: Quan hệ trực tuyến:


Quan hệ chức năng:


Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông: bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và một số người đại diện cho toàn bộ cổ đông, có nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động SXKD của kỳ trước và đề ra phương hướng, các chỉ tiêu kinh tế của kỳ kế hoạch SXKD tiếp theo, bầu HĐQT và Ban kiểm soát mới.

Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất quyết định mọi hoạt động SXKD và các công việc khác của Công ty. HĐQT là cơ quan có đủ thẩm quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ giám sát Giám đốc và những người quản lý khác, quyết định kế hoạch phát triển SXKD cho công ty.

Giám đốc: là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính, tài chính và hoạt động SXKD thường nhật của công ty theo hệ thống quản lý tốt nhất của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng quy định và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật.

Phó Giám đốc: có vai trò tham mưu giúp việc cho GĐ trên nhiều lĩnh vực, giúp GĐ phụ trách hoạt động SXKD của công ty và được GĐ ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế và thay mặt GĐ lãnh đạo công ty trong những lúc GĐ đi vắng.

Phòng Kế hoạch: chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch thu mua các vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phòng Tổ chức Lao động – Tiền lương: giúp BGĐ công ty quản lý lao động, tuyển nhân viên, đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề, giải quyết các chính sách tiền lương, thưởng và các khoản bảo hiểm, đảm bảo về mặt vật chất cũng như tinh thần cho người lao động, lựa chọn các hình thức hợp đồng lao động theo yêu cầu SXKD của đơn vị.

Phòng Kỹ thuật: trực tiếp theo dòi các công trình thi công, kiểm tra giám sát chất lượng công trình, thẩm định dự án đầu tư của công ty, làm hồ sơ đấu thầu, hồ sơ hoàn công cùng với các hồ sơ liên quan đến kỹ thuật xây dựng.

Phòng Kế toán: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính và theo dòi thu nhập toàn bộ hoạt động SXKD của công ty, tổ chức phân tích đánh giá qua việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD, báo cáo đầy đủ và chính xác kết quả hoạt động SXKD của công ty cho BGĐ và HĐQT.

Các đội xây dựng: trực tiếp thi công các công trình mà công ty giao khoán chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng công trình.


2.1.3. Mối quan hệ liên kết của Công ty CP Lam Sơn:

Hoạt động SXKD chủ yếu của công ty CP Lam Sơn là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ; khai hoang xây dựng đồng ruộng; giám sát thi công các công trình xây dụng dân dụng, công nghiệp; trồng cây lâu năm. Với ngành nghề kinh doanh tương đối lớn và đa dạng nên công ty có nhiều mối quan hệ liên kết chính với một số đối tượng khách hàng như:

- Mối quan hệ với các Chủ đầu tư, đây là mối quan hệ liên kết trong quá trình tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư và quyết toán hợp đồng.

- Mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại: các ngân hàng sẽ cung cấp thư bảo lãnh và cung cấp tín dụng cho việc thực hiện các hợp đồng.

- Mối quan hệ với các doanh nghiệp khác về cung cấp máy móc thiết bị, vật tư phục vụ công tác thi công.


2.1.4. Tình hình công ty những năm gần đây:


2.1.4.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn:

Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013.


Đơn vị tính: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

1

Tài sản ngắn hạn

86.531.330.903

70.248.456.779

2

Tài sản dài hạn

3.493.743.866

2.561.173.016

3

Tổng Tài sản

90.025.074.769

72.809.629.795

4

Nợ phải trả

80.328.377.352

63.206.184.906

5

Vốn chủ sở hữu

9.696.697.417

9.603.444.889

6

Tổng Nguồn vốn

90.025.074.769

72.809.629.795

(Nguồn: Phòng kế toán)


Bảng 2.2. Chênh lệch của tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013.


Đơn vị tính: Đồng


STT

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ

1

Tài sản ngắn hạn

(16.282.874.124)

(18,82)

2

Tài sản dài hạn

(932.570.850)

(26,69)

3

Tổng Tài sản

(17.215.444.974)

(19,12)

4

Nợ phải trả

(17.122.192.446)

(21,32)

5

Vốn chủ sở hữu

(93.252.528)

(0,96)

6

Tổng Nguồn vốn

(17.215.444.974)

(19,12)


Qua bảng số liệu từ phòng Kế toán, ta thấy: Tổng Tài sản và nguồn vốn năm 2013 đều giảm 19,12%, tương ứng với 17.215.444.974đ. Trong đó, TSNH giảm 16.282.874.124đ, tức 18,82% và TSDH giảm 932.570.850đ tương ứng 26,69%; Nợ phải trả giảm 21,32% và Vốn chủ sở hữu cũng giảm 0,96%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc công ty đang tái cơ cấu, sắp xếp lại và tinh giản đội ngũ công nhân viên. Vì vậy, công ty nên đề ra những phương hướng phát triển cụ thể để duy trì và sử dụng có hiệu quả tài sản – nguồn vốn của mình.


2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013.


Đơn vị tính: Đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

1

DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

127.761.324.186

122.341.341.595

2

DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

127.761.324.186

122.341.341.595

3

Giá vốn hàng bán

122.712.805.126

117.629.895.650

4

LN gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

5.048.519.060

4.711.445.945

5

DT hoạt động tài chính

111.518.073

65.423.937

6

Chi phí tài chính

41.283.750

92.559.722

Trong đó: Lãi vay phải trả

41.283.750

92.559.722

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.916.485.024

2.674.330.043

8

LN thuần từ hoạt động kinh doanh

2.202.268.359

2.009.980.117

9

Thu nhập khác

15.534.636

213.583.582

10

Chi phí khác


223.004.869

11

Lợi nhuận khác

15.534.636

(9.421.287)

12

Tổng lợi nhuận trước thuế

2.217.802.995

2.000.558.830

13

Thuế TNDN phải nộp

388.114.999

500.139.683

14

Lợi nhuận sau thuế

1.829.687.996

1.500.419.147

(Nguồn: Phòng kế toán)

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí