- Nội dung tổ chức công tác kế toán tại BHXH huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên phải hướng đến mục tiêu là tuân thủ theo đúng qui định của Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán BHXH…
- Hoàn thiện công tác kế toán nh phải phù hợp với đặc điểm tỉnh tình hình của về bộ máy tổ chức, con người, mục tiêu chung thực hiện các chỉ tiêu của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ năm trong mục tiêu chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.
- Hoàn thiện công tác kế toán phải có tính đồng bộ trong tất cả các khâu có liên quan, các bộ phận liên quan.
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu - chi, tổ chức bộ máy kế toán tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
3.3.1. Hoàn thiện chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra kiểm soát, đôn đốc cá nhân và tập thể trong đơn vị thực hiện các quyết định trong quản lý, chấp hành chế độ kế toán và các chế độ chính sách khác của Nhà nước. Hệ thống chứng từ nhằm đảm bảo cho việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hợp lệ, hợp pháp.
Vì vậy, cần phải hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép ban
đầu tại các đơn vị:
- Về kiểm tra chứng từ kế toán: Tăng cường việc thực hiện kiểm tra chứng từ trong khâu lập chứng từ ban đầu về tính đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố của một chứng từ theo quy định của chế độ kế toán, chữ ký của các bên liên quan, số liệu trên chứng từ kế toán đã phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, có sự rà soát của Kế toán trưởng và lãnh đạo BHXH tỉnh qua đó hạn chế các sai sót có thể xảy ra trong các công đoạn từ tiếp nhận chứng từ gốc, tính toán định lượng, ghi chép. Đảm bảo các thông tin trên chứng từ được chính xác đúng theo chế độ của Nhà nước và quy định của Ngành. Các chứng từ phải được phân loại theo thời điểm phát sinh, nội dung nghiệp vụ kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Máy
- Quy Trình Luân Chuyển Chi Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội
- Định Hướng Về Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam Và Quan Điểm Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên
- Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
* Định hướng sử dụng chứng từ kế toán trong Thông tư 102/2018/TT- BTC quy định:
1. Chứng từ kế toán bắt buộc
Chứng từ kế toán được phân loại và quy định cụ thể thành 2 loại: chứng từ thuộc loại bắt buộc gồm 04 chứng từ đó là Phiếu thu, Phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền. Các chứng từ này phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện, không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ bắt buộc.
2.Chứng từ kế toán hướng dẫn
Các đơn vị trong ngành BHXH sử dụng chứng từ hướng dẫn theo các quy định như sau:
- Gồm 30 chứng từ kế toán quy định tại Thông tư số 102/2018/TT-BTC (phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh về thu, chi quỹ BHXH, BHTN, BHYT), như: Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý thu, Giấy thanh toán kinh phí hỗ trợ cho UBND cấp xã thực hiện lập danh sách người tham gia BHYT, Bảng tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN, Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, Danh sách chi trợ cấp thất nghiệp…. cụ thể như:
+ Chứng từ về chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộp theo lương, Bảng thanh toán phụ cấp, Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm, Giấy báo làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền phép hàng năm......
+ Chứng từ về chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa….
+ Chứng từ về chỉ tiêu tiền tệ: Giấy đề nghị tạm ứng, Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn.
+ Chứng từ về chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản, Biên bản thanh lý tài sản, Biên bản đánh giá lại tài sản……
+ Chứng từ về về chỉ tiêu khác: Chứng từ điều chỉnh.
(Mẫu chứng từ hướng dẫn nêu trên đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của ngành BHXH)
3.3.2. Hoàn thiện kế toán thu tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
-Thứ nhất, trong vận dụng tài khoản kế toán thu 335 (Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng) 375232 ( Thu BHYT trước cho năm sau), 339 ( Phải trả của các quỹ bảo hiểm), 139 (Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm). Để phản ánh đúng theo Luật BHHYT hiện hành và Nghị định 146/2018/NĐ-CP Qui định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT. Bản chất của thu BHYT là thu năm nào hạch toán năm đó, các khoản thu trước cho năm sau phải hạch toán thu trước cho năm sau vì khi tính Quỹ KCB theo luật BHYT. Khi phân quỹ BHYT được sử dụng trong năm 90% sử dụng chi khám chữa bệnh, 10% còn lại sẽ phân 5% để sử dụng chi phí quản lý, 5% dùng cho dự phòng. Khi thu BHYT được thực hiện trên địa bàn khi thu BHYT học sinh, sinh viên, BHYT hộ gia đình tham gia từ 3-
36 tháng, do đó để hạch toán tiền thu từng năm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC chưa thể hiện đúng bản chất thu.
Nội dung ghi chép và hạch toán thu theo Thông tư 102/2018/TT-BTC : Phân bổ số đã thu:
Nợ TK 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng Có TK 375232- Thu BHYT trước cho năm sau
Đồng thời ghi
Nợ TK 339- Phải trả của các đối tượng đóng bảo hiểm Có TK 139-Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm Có TK 33911 Phải trả của các đối tượng đóng bảo hiểm
(Thu thừa)
Phân bổ số tạm thu vào quỹ (Thu BHYT năm trước cho năm sau) Nợ TK 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đón
Có TK 375232 - Thu BHYT trước cho năm sau
Do đó việc xác định thu là chưa xác định được số thu của năm nay và năm sau. Do đó không thể hiện được bản chất của TK 339 ( Phải trả của các quỹ bảo hiểm) và TK 335 (Thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng)
Để việc ghi chép, hạch toán đúng bản chất của thu BHYT cho từng năm Hạch toán như sau:
- Phân bổ số đã thu:
Nợ TK 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng Có TK 375232- Thu BHYT trước cho năm sau
Đồng thời ghi
Nợ TK 339- Phải trả của các đối tượng đóng bảo hiểm Có TK 139- Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm Có TK 33911- Phải trả của các đối tượng đóng bảo hiểm
(Thu thừa)
Có TK 375232- Thu BHYT trước cho năm sau
Chính là xác định số phải trả số thu BHYT cho năm sau, khi hạch toán khi hạch toán vào TK 339 còn khi hạch toán vào TK 335 là chỉ xác định số tạm thu khi không tách bạch được số thu.
-Thứ 2, Trùng thời gian tham gia BHXH,BHYT do tham gia từ 2 nơi trở lên và do được hưởng nhiều quyền lợi thẻ BHYT, tham gia BH thất nghiệp nhưng vẫn tham gia BHXH;
+ Vậy để không trùng quá trình tham gia, thì trên cả nước mỗi người chỉ có một mã định danh, kê khai hộ gia đình toàn quốc khi đó sẽ không còn trùng quá trình và trùng thẻ BHYT
+ Khắc phục người hưởng thất nghiệp, lạm dụng quỹ thất nghiệp trong khi vẫn đi làm (Quyết định hưởng thất nghiệp do Sở lao động thương binh ra quyết định, quản lý thu do BHXH quản lý) vậy phải liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan BHXH với sở lao động TB&XH để tạm dừng, hưởng thất nghiệp đối với người hưởng thất nghiệp đi làm trở lại.
- Thứ 3 là không giải quyết các chế độ BHXH đối với các đơn vị nợ đóng, chậm đóng BHXH.
+ BHXH phải xác định được số phải thu BHXH,BHYT,BHTN chi tiết từng người lao động (Số sổ BHXH)
+ Khi đơn vị nộp tiền sẽ ưu tiên phân bổ, thu trước cho đối tượng hưởng
ốm đau thai sản, TNLĐ-BNN, giải quyết chế độ hưu vào các quỹ thành phần.
3.3.3. Hoàn thiện kế toán chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
3.3.2.1. Hoàn thiện hạch toán kế toán tài khoản kế toán chi bảo hiểm xã hội
- Thứ nhất: Để có thể nhận biết rõ ràng về số chi phải xác định rõ chi năm trước, năm nay và năm sau. Theo Thông tư 102/2018/TT-BTC khi chi tại BHXH huyện được ghi như sau:
- Khi chi do BHXH tỉnh chuyển tiền cho bưu điện: Nợ TK 339 - Phải trả của quỹ bảo hiểm
Có TK 142 - Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
- Khi Quyết toán với bưu điện
Nợ TK 175- Chi các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện
Nợ TK 1111,1121- Tiền măt,Tiền gửi ngân hàng, kho bạc ( chưa chi) Có TK 339- Phải trả của quỹ bảo hiểm
Vậy khi quyết toán số này là số thực chi, sẽ có gộp chung cả năm trước, kỳ trước chuyển sang, do đó không xác định được rõ ràng số chi nào của năm trước, kỳ trước, sẽ không đúng bản chất chi của năm nào phải hạch toán vào năm đó vậy Kế toán chi phải hạch toán số phải chi chứ không phảỉ số đã chi.
- Căn cứ số phải chi trên biểu chi lương hưu, trợ cấp BHXH ghi hạch toán Nợ TK 175 - Chi các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện
Có TK 339- Phải trả của quỹ bảo hiểm
- Khi nhận được thông báo BHXH tỉnh cấp kinh phí cho bưu điện kế toán hạch toán ghi.
Nợ TK 3431- Thanh toán về chi các đơn vị ngoài ngành
Có TK 142- Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
- Khi quyết toán với bưu điện huyện kế toán ghi Nợ TK 339- Phải trả của quỹ bảo hiểm
Có TK 3431- Thanh toán về chi các đơn vị ngoài ngành Vậy sẽ xác định được rõ số chi của kỳ nào, năm nào.
Thông tư 102/2018/TT-BTC chưa hướng dẫn việc chi ốm đau thai sản qua đơn vị sử dụng lao động, do đó đơn vị hoàn thiện chi ốm đau thai sản qua đơn vị như sau:
- Căn cứ mẫu danh dách chi ốm đau thai sản kế toán hạch toán ghi : Nợ TK 175- Chi các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện
Có TK 34321- Thanh toán về chi các đơn vị ngoài ngành
- Chuyển kinh phí cho đơn vị sử dụng trả người lao động ké toán hạch toán ghi
Nợ TK 34321-Thanh toán về chi các đơn vị ngoài ngành Có TK 1111,1121- Tiền măt,Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Khi đơn vị không chi trả cho người lao động trong vòng 1 tháng từ khi nhận kinh phí thì phải chuyển trả lại cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, kế toán hạch toán ghi
Hạch toán theo dõi số phải trả
Nợ TK 34321-Thanh toán về chi các đơn vị ngoài ngành
Có TK 339 - Phải trả của quỹ bảo hiểm (Số người, tiền chưa trả) Khi người hưởng đến cơ quan BHXH chi trả hạch toán
Nợ TK 339- Phải trả của quỹ bảo hiểm
Có TK 1111,1121- Tiền măt,Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Thứ hai: Việc lạm dụng thai sản 6 tháng nộp cao và không đi làm mà là gửi đóng
+ Xác định rõ thang bảng lương đơn vị sử dụng, lý do tăng lương bất thường trục lợi BHXH
+ Chế tài mạnh việc để xử lý các trường hợp chiếm đoạt quỹ BHXH theo luật hình sự theo điều 214
- Thứ ba: Xác định chi tăng giảm người tham gia BHYT cho UBND xã vì theo Luật số 46/2014 sửa đổi một số điều luật BHYT, chi cho tăng, giảm và chỉ là một đối tượng, chuyển từ loại tham gia này sang loại khác chỉ 01 lần.
Phải xác định mỗi người một mã định danh, để không trùng đối tượng
3.3.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước về Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành và chuẩn mực kế toán,phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, kịp thời, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu minh bạch và công khai.Do đó, ý nghĩa quan trọng trong quản lý, hoàn thiện tổ chức kế toán cũng được đặt ra cấp bách và đòi hỏi phải tính đến những thay đổi chính sách và chế độ trong tươnglai và đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
Hoàn thiện tổ chức kế toán cần phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý của BHXH tỉnh, cụ thể, hoàn thiện tổ chức kế toán nhất thiết phải căn cứ vào tổ chức quản lý, yêu cầu đặc điểm nhiệm vụ của Ngành BHXH, cơ chế tài chính của đơn vị nói cách khác đó là những yếu tố quyết định đến tổ chức kế toán. Chỉ khi có sự phù hợp giữa bộ máy kế toán với các đặc điểm của đơn vị mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ người dân trong an sinh xã hội.
Hoàn thiện tổ chức kế toán phải dựa trên cơ sở ứng dụng những công nghệ hiện đại như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý dựa trên nền tảng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm tài chính kế toán đã được chuẩn
3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin
Trên nền tảng ứng dụng CNTT, ngành BHXH đã và đang hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: Tin nhắn (SMS); thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ
thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn); phân tích, khai thác được lượng dữ liệu rất lớn của Ngành trên BIGDATA; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4. Ứng dụng app trên điện thoại thông minh VSSid.
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.4.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước
- Hoàn chỉnh kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ, nhất là những chế độ chính sách mới như BH thất nghiệp.
- Đề nghị BHXH Việt Nam, nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm kế toán phù hợp hơn cho cả hệ thống khi có sự thay đổi các chính sách kế toán, bổ sung các tài khoản mới, và tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách và hiện đại hoá ngành BHXH. Đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam kịp thời nâng cấp các cơ sở kỹ thuật thông tin hạ tầng (cụ thể là chức năng hoạt động của hệ thống máy tính) để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tốt hơn.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước phát triển xây dựng một số mô hình kế toán có tính chất hướng dẫn để lựa chọn một mô hình kế toán hợp lý, áp dụng cho các cơ quan trong hệ thống cơ quan của mình.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, và các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cán bộ trong ngành.
- Bổ sung nguồn nhân lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bộ máy của các cơ quan trực thuộc nói chung và bộ phận kế toán trong cơ quan nói riêng hoạt động được hiệu quả hơn.
3.4.2. Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, chế độ tài chính áp dụng, phân cấp