Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án 60

Sơ đồ 3.1: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch 88


Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của KTQT 20

Hình 1.2: Nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN 35

Hình 1.3.: Nội dung xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ 45

Hình 1.4: Nội dung công việc cung cấp thông tin về HQHĐ của DN 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Hình 1.5: Khung lý thuyết tình huống 55

Hình 1.6: Mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN 58

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 2

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam 72

Hình 3.1: Thống kê theo số tuổi của DN 87

Hình 3.2: Thống kê theo quy mô DN về số lao động và doanh thu 88

Hình 3.3: Thống kê tác dụng của hệ thống chỉ số đánh giá đang sử dụng tại 2 nhóm DN lữ hành 100


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh nghiên cứu

* Về lý luận:

Bối cảnh môi trường kinh doanh biến động phức tạp, khó dự đoán đã khiến cho các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong quá trình ra quyết định, điều hành hoạt động kinh doanh, do đó, các DN cần có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Kế toán quản trị (KTQT) là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu cho các nhà quản lý DN nhằm mục đích đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời (Nguyễn Minh Thành, 2017). Bên cạnh đó, đặc trưng của nền kinh tế toàn cầu là môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không chắc chắn, các DN phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt, phải thay đổi mình để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển. Mục tiêu mà tất cả các DN đều hướng đến là hiệu quả hoạt động (HQHĐ) được cải thiện liên tục, và chỉ có thông qua HQHĐ, các DN mới có thể đánh giá được sự phát triển của mình (Omar và Zineb, 2019). Do đó, đánh giá HQHĐ là rất quan trọng, luôn được đội ngũ các nhà quản lý quan tâm (Kaplan và Norton 1992, 1996; Neely và cộng sự., 2001; Maisel, 2001; Raffaele, 2010; Omar và Zineb, 2019). Không chỉ có vậy, vấn đề đánh giá HQHĐ trong môi trường kinh tế hiện nay cũng là một vấn đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, vì cho đến nay, việc đánh giá HQHĐ còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khá nhiều mô hình – được xem là các kỹ thuật của KTQT để đánh giá HQHĐ của DN như Thẻ điểm cân bằng (tiếng Anh là Balanced Scorecard – BSC của Kaplan và Norton, 1982), Lăng kính thành quả (tiếng Anh là Performance Prism của Neely và cộng sự, 2001), Điểm chuẩn (tiếng anh là Benchmarking của Robert Camp, 1989),

…Các kỹ thuật KTQT này đã được trình bày trong các sách/giáo trình KTQT trên thế giới (như “Performance Measurement & Management_A strategic approach to management accounting” của Malcolm Smith (2005); “Essential tools for management accounting” do tổ chức KTQT toàn cầu CGMA – Chartered Global Managemet Accountant (2013) biên soạn; và “Review of Management Accouting Resarch” của Abdel (2011)), nhưng nội dung các mô hình này còn mang tính khái quát cao, khó ứng dụng vào thực tế.

Ở Việt nam, việc nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động” một cách chuyên sâu và rõ ràng trong KTQT chưa rõ nét. Nội dung các sách, giáo trình KTQT ở Việt nam đều chưa được các nhà khoa học đề cập đến việc đánh giá HQHĐ của DN một cách tổng thể, toàn diện, đa chiều, mới chỉ hướng đến đánh giá HQHĐ của các trung tâm


trách nhiệm qua một số chỉ số tài chính (Huỳnh Lợi, 2009; Nguyễn Ngọc Quang, 2010; Phạm Ngọc Toàn, 2010; Trần Thị Hồng Mai và cộng sự, 2020). Hơn thế nữa, các nghiên cứu về KTQT trong các DN Việt nam cho thấy mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT nói chung còn thấp, các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại. Hầu hết các DN Việt nam mới chỉ đánh giá HQHĐ qua các chỉ số tài chính, sau đó so sánh với kỳ trước (Giang Thị Xuyến, 2002, Ngụy Thu Hiền, 2013), chỉ một số ít DN ứng dụng kỹ thuật KTQT hiện đại (như Thẻ điểm cân bằng - BSC) để đánh giá HQHĐ, đã quan tâm đến các chỉ số phi tài chính như mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, …) (Ngụy Thu Hiền, 2013; Nguyễn Minh Thành, 2017; Bùi Tiến Dũng, 2018). Do đó, việc tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể của DN vẫn còn bỏ ngỏ.

* Về thực tiễn:

Các DN du lịch nói chung, các DN lữ hành tại Việt nam nói riêng đang thực hiện đổi mới hoạt động kinh doanh theo “Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030: Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững; Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững; Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%; Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8

- 9%/năm; Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm; Các DN du lịch phải thực hiện đồng bộ 9 giải pháp. Trong đó, các DN lữ hành phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn nhằm góp phần phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch. Để đáp ứng được mục tiêu này, việc vận dụng các công cụ, các kỹ thuật hiện đại trong quản lý nhằm phục vụ cho việc ra quyết định là nhu cầu cấp bách. Trong hệ thống các công cụ, thì KTQT là công cụ quan trọng. KTQT từ lâu đã đóng vai trò là kênh thông tin tài chính cung cấp cho nhà quản lý để hỗ trợ cho việc ra quyết định; Các công cụ KTQT hiện đại giúp cho việc cung cấp thông tin trở nên hữu ích hơn khi thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, triển


khai KTQT trong việc đánh giá HQHĐ cả về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành nhằm đưa ra những giải pháp, khuyến nghị giúp các DN này thực hiện có hiệu quả là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tại các DN lữ hành Việt nam.

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu

2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị (tiếp cận là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định)

KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ XIX, và trải qua nhiều thời kỳ, KTQT đã phát triển lan rộng tại các nước Châu Âu, Châu Á, các kỹ thuật KTQT đã nhanh chóng phát triển để phục vụ cho việc ra quyết định và kiểm soát quản lý tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987). IFAC (1998) đã chỉ ra bốn giai đoạn phát triển của KTQT, trong mỗi giai đoạn đều xuất hiện những kỹ thuật KTQT mới để đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà quản lý trong bối cảnh nền kinh tế của giai đoạn đó. Vì vậy, cho đến nay đã có rất nhiều các kỹ thuật KTQT được áp dụng trong các tổ chức khác nhau. Các nghiên cứu sau này về việc vận dụng KTQT trong các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau ở các quốc gia khác nhau thường chia các kỹ thuật KTQT thành 4 nhóm: (1) Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí; (2) Lập dự toán ngân sách của DN; (3) Đánh giá hiệu quả hoạt động; (4) Phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn (Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Abdel và Luther, 2008; Ahmad, 2012); Đây chính là cách phân loại KTQT theo các chức năng của nó, ở mỗi nhóm đều bao gồm cả các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT hiện đại. Chenhall và Langfield-Smith (1998) đã thực hiện khảo sát 140 nhà quản lý của các DN sản xuất ở Úc về việc sử dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và hiện đại (gồm 42 kỹ thuật KTQT). Những kỹ thuật này được chia thành 4 nhóm chính theo chức năng: Lập kế hoạch, xây dựng dự toán; Chi phí sản xuất, đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống chỉ số đánh giá; Và phân tích thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN sản xuất ở Úc đang áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống nhiều hơn so với các kỹ


thuật KTQT hiện đại; Tuy nhiên, một số DN cho biết họ đã có ý định sử dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại như chi phí dựa trên hoạt động (để kiểm soát chi phí tốt hơn) và thẻ điểm cân bằng (để đánh giá HQHĐ) trong tương lai nhằm cung cấp thông tin chính xác, đa chiều hơn cho nhà quản lý DN. Leftesi, Abdulghani (2008) đã thực hiện nghiên cứu sự phổ biến của các kỹ thuật KTQT trong các DN ở Libya, kết quả nghiên cứu cũng tương tự như Chenhall và Langfield-Smith (1998). Cùng hướng nghiên cứu này, Carenzo và Turolla (2010) đã thực hiện khảo sát ở các DN sản xuất của Ý về việc áp dụng các kỹ thuật KTQT để hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý: Kết quả chỉ ra rằng: các DN sản xuất ở Ý chủ yếu áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống (Dự toán 64,21%, Phân tích chênh lệch 58,59%, các chỉ số tài chính 55,05%), một số ít DN sử dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao (ABC 12,63%, và Target costing 9,09% để kiểm soát chi phí; BSC 10,10% và Benchmarking 5,56% để đánh giá HQHĐ) và ngày càng tăng các DN sử dụng các chỉ số phi tài chính (Các chỉ số về sự hài lòng của khách hàng 15,66%; các chỉ số nguồn lực nhân sự 13,64%). Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của Ahmad (2012) tại 1000 DNNVV trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia cho thấy: Các kỹ thuật KTQT như KTQT chi phí, xây dựng dự toán, đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống chỉ số đánh giá và phân tích thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định đều đã được sử dụng trong thực tiễn; Trong đó, việc sử dụng các kỹ thuật KTQT chi phí, xây dựng dự toán và đánh giá HQHĐ cao hơn đáng kể so với các kỹ thuật phân tích thông tin thích hợp hỗ trợ ra quyết định; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng KTQT được coi là đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý các DNNVV của Malaysia, trong đó, việc đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống chỉ số đánh giá đóng vai trò chính.

Ở Việt nam, KTQT hình thành vào những năm cuối của thế kỷ XX. Trải quả hơn 20 năm hình thành và phát triển, KTQT đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các vấn đề nghiên cứu đa dạng cả về nội dung và lĩnh vực (Nguyễn Văn Hải, 2020). Các hướng nghiên cứu về KTQT có thể khái quát theo ba hướng:

Một là, tổ chức KTQT trong các DN: Ở góc độ này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổ chức KTQT nói chung (Phạm Thị Tuyết Minh, 2015; Bùi Tiến Dũng, 2018; Nguyễn Thanh Huyền, 2020) và tổ chức KTQT một phần hành cụ thể, như: Tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh (Phạm Thị Kim Vân, 2002; Văn Thị Thái Thu, 2008); Tổ chức công tác KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trần Văn Hợi, 2007; Hồ Văn Nhàn, 2010; Nguyễn Quốc Thắng, 2011; Nguyễn Hải Hà, 2016; Đào Thị Hương, 2020); Tổ chức KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh (Nguyễn Vũ


Việt, 2007); Tổ chức kế toán trách nhiệm (Nguyễn Hữu Phú, 2014; Cao Huyền Trang, 2020); Tổ chức KTQT hàng tồn kho (Phan Hương Thảo, 2019); Tổ chức KTQT nhằm mục đích tư vấn cho các tình huống quyết định ngắn hạn trong DN (Đoàn Xuân Tiên, 2002), hay tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của DN (Hoàng Văn Tưởng, 2010). Trong số các đề tài này, các tác giả lại có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cách tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin kế toán (từ thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, phân tích và cung cấp thông tin), theo đó nội dung về tổ chức KTQT trong DN thường bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, Tổ chức thu nhận thông tin, Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin, Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin. Bằng việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, các tác giả đã đưa ra những đánh giá về thực trạng tổ chức KTQT trong DN theo các nội dung trên và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức KTQT trong các loại hình DN tham gia khảo sát.

Hai là, nội dung KTQT một cách toàn diện: Theo hướng này, có nghiên cứu của Phạm Văn Dược (1997), Phạm Ngọc Toàn (2010), Ngụy Thu Hiền (2013) và Nguyễn Minh Thành (2017). Mỗi nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế khác nhau, với các cách tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu đầu tiên được công bố là luận án tiến sĩ của Phạm Văn Dược (1997) thực hiện trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, KTQT vẫn chưa có hành lang pháp lý công nhận chính thức và các DN cũng chưa quan tâm nhiều đến KTQT. Nên luận án mới chỉ trình bày những nội dung cơ bản của KTQT như xác định, tập hợp, phân tích chi phí và lập dự toán sản xuất, chưa đề cập đến nội dung đánh giá HQHĐ. Sau đó, nghiên cứu của Phạm Văn Toàn (2010) đã trình bày nội dung KTQT bao gồm hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí trong DN; Dự toán ngân sách của DN; Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý; Thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn. Đồng quan điểm với Phạm Văn Toàn (2010) về nội dung KTQT, Ngụy Thu Hiền (2013) cũng đã đề cập đến nội dung KTQT với đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DN. Một cách tiếp cận khác về nội dung KTQT là nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành (2017), luận án đã tiếp cận nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng của nhà quản lý; Theo đó, có nội dung KTQT phục vụ cho chức năng đánh giá thành quả tác nghiệp và đánh giá thành quả chiến lược.


Ba là, KTQT các phần hành kế toán cụ thể: Theo cách tiếp cận này, KTQT được nghiên cứu với các chủ đề khá đa dạng như KTQT chi phí (Phạm Thị Thủy, 2007; Vũ Thị Kinh Anh, 2012; Đào Thúy Hà, 2015; La Soa, 2016; Đặng Nguyên Mạnh, 2020); KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (Nguyễn Thị Nhinh, 2021). Trong mỗi nghiên cứu lại có những cách tiếp cận khác nhau, như tiếp cận theo quy trình kế toán hay tiếp cận theo mối quan hệ với chức năng của nhà quản lý, nhưng đều hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý DN.

Như vậy, tổng quan các nghiên cứu về KTQT tiếp cận là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định đều cho thấy rằng: Các nghiên cứu về KTQT thường tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin kế toán nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý DN; Và nội dung của KTQT chia thành 4 nhóm, trong đó có một nhóm liên quan đến đánh giá HQHĐ. Tuy nhiên, cách thức đánh giá HQHĐ của các nghiên cứu trên thế giới có sự khác biệt với các nghiên cứu ở Việt nam: Các nghiên cứu trên thế giới đánh giá HQHĐ của DN thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính. Trong khi các nghiên cứu ở Việt nam, nội dung về KTQT với việc đánh giá HQHĐ mới chỉ dừng lại ở đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm và chưa được trình bày một cách đầy đủ, chưa chỉ rõ cách xác lập hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ, quy trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN.

2.1.2. Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá HQHĐ của DN theo các cách tiếp cận khác nhau, đó là:

* Thứ nhất: Đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính phát triển từ mô hình gốc của Thẻ điểm cân bằng (BSC).

Theo hướng tiếp cận này, có các nghiên cứu của Sim và Koh (2001), Ittner và Larcker (1998a), Gumbus và Lyron (2002), Ismail (2007), Raffaele Fiorentino (2010), Carlyle E. (2013). Kết quả của các nghiên cứu này đều cho thấy: Các DN đều đã sử dụng cả các chỉ số tài chính và phi tài chính để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ toàn DN, tuy nhiên mức độ sử dụng các chỉ số đa chiều còn thấp, các chỉ số tài chính vẫn là chủ yếu, các chỉ số phi tài chính (đặc biệt là các chỉ số phi tài chính phục vụ đánh giá HQHĐ khía cạnh học tập và phát triển) rất ít. Hạn chế này là do sự bất cập của hệ thống thông tin được triển khai trong DN, quan điểm của nhà quản lý DN cho rằng các chỉ số phi tài chính ít quan trọng hơn trong việc đánh giá HQHĐ so với các chỉ số tài chính, DN phải bỏ ra chi phí cao để có được và duy trì các hệ thống đánh


giá HQHĐ như vậy, sự mơ hồ trong các chiến lược hoạt động của DN và thiếu các gói phần mềm hỗ trợ.

Cùng hướng tiếp cận này có nghiên cứu của Vũ Thùy Dương (2017), Vũ Thị Sen (2018). Nghiên cứu của Vũ Thùy Dương (2017) - “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt nam”: Luận án đã kế thừa các chỉ số tài chính và phi tài chính từ các nghiên cứu trước đây theo 4 khía cạnh của mô hình BSC và bổ sung một số chỉ số cho phù hợp với đặc điểm của DN may trong bối cảnh hiện tại. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, các kỹ thuật thống kê mô tả, đánh giá mức độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định ANOVA, kết quả nghiên cứu đã giữ lại 30 biến quan sát đối với DN may quy mô lớn và 18 biến quan sát đối với DN may quy mô nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đề xuất hệ thống chỉ tiêu HQHĐ trên 4 khía cạnh của BSC trong DN quy mô lớn gồm 30 chỉ tiêu và trong DN quy mô nhỏ và vừa gồm 18 chỉ tiêu. Nghiên cứu của Vũ Thị Sen (2018) - “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập vùng Tây bắc dựa trên Thẻ điểm cân bằng”: Nghiên cứu cũng kế thừa các chỉ số đánh giá theo mô hình BSC áp dụng trong các bệnh viện đã được kiểm chứng bởi các nhà khoa học trước đây và các chỉ số phát hiện từ kết quả phỏng vấn chuyên gia. Sau đó, kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc phát phiếu điều tra khảo sát diện rộng các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Tây Bắc, sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC như sau: (1) Khía cạnh Sứ mệnh gồm 9 tiêu chí;

(2) Khía cạnh Khách hàng gồm 10 tiêu chí; (3) Khía cạnh Quy trình nội bộ gồm 8 tiêu chí; (4) Khía cạnh Đào tạo và phát triển nhân viên gồm 4 tiêu chí ; (5) Khía cạnh Tài chính gồm 11 tiêu chí.

Như vậy, thành công của các nghiên cứu trên là xây dựng được hệ thống các chỉ số phục vụ đánh giá HQHĐ của một loại hình DN/tổ chức cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến quy trình thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ và cung cấp thông tin về HQHĐ tổng thể của DN.

* Thứ hai, tiếp cận đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với hiệu quả mang lại là cao nhất. Theo cách này, có nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến (2015) và Nguyễn Thị Thanh Hải (2015). Theo

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí