Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Bảng

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của 3 công ty năm 2019 61

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp CPSX cho 30.000 thành phẩm lọ hoa được sản xuất từ tháng 05/2019 đến tháng 07/2019 tại công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang. 67

Bảng 2.3:Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm lọ hoa sơn mài 45*25cm 69

Bảng 2.4:Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm làn cói mắt cáo 20*20*10cm 69

Bảng 2.5:Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm giỏ mây 29*26*H31 70 Bảng 2.6. Bảng định mức chi phí nhân công cho sản phẩm lọ hoa sơn mài 45*25cm . 71 Bảng 2.7. Bảng định mức chi phí nhân công cho sản phẩm làn cói mắt cáo 20*20*10cm 72

Bảng 2.8. Bảng định mức chi phí nhân công cho sản phẩm giỏ mây 29*26*H31

......................................................................................................................... 73

Bảng 2.9. Bảng định mức chi phí sản xuất chung cho sản phẩm lọ hoa sơn mài 45*25cm 74

Bảng 2.10. Bảng định mức chi phí sản xuất chung cho sản phẩm làn cói mắt cáo 20*20*10cm 74

Bảng 2.11. Bảng định mức chi phí sản xuất chung cho sản phẩm giỏ mây 29*26*H31 75

Bảng 2.12 Bảng dự toán chi phí sản xuất công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang 76

Bảng 2.13 Bảng dự toán chi phí sản xuất công ty TNHH Minh Thuận 77

Bảng 2.14 Bảng dự toán chi phí sản xuất công ty TNHH MTV mỹ nghệ Toàn Thắng 78

Bảng 2.15 Bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm theo ĐH/HĐ công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang 88


Bảng 2.16 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất theo ĐH/HĐ công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang 91

Bảng 2.17 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất theo ĐH/HĐ công ty TNHH Minh Thuận .. 92 Bảng 2.18 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất theo ĐH/HĐ công ty TNHH MTV mỹ nghệ Toàn Thắng 92

Bảng 3.1: Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử chi phí 104

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của 3 công ty năm 2018 50

Biểu đồ 2.2 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của 3 công ty năm 2019 50

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo công việc 26

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Minh Thuận

...................................................................................................................................54

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất làn cói của công ty TNHH Minh Thuận 55

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang 55

Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất lọ hoa sơn mài của các công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang 56

Sơ đồ 2.5:Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty cổ TNHH MTV mỹ nghệ Toàn Thắng 57

Sơ đồ 2.6: Quy trình sản xuất giỏ mây của các công ty TNHH MTV mỹ nghệ Toàn Thắng 58

Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Minh Thuận 60

Sơ đồ 2.8: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Minh Thuận 62

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH, BHYT, BHTN

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

BTC

Bộ tài chính

CP

Chi phí

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

DN

Doanh nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

ĐVT

Đơn vị tính

GTSP

Giá thành sản phẩm

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

MTV

Một thành viên

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

QTCP

Quản trị chi phí

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TK

Tài khoản

TT

Thông tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định - 2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và thế giới tăng cao. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ nói riêng luôn phải tìm cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển, việc phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng cơ hội, năng lực để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để đạt được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm sao để hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp lại là một bài toán khó. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Hiện nay, KTQT nói chung và KTQT CPSX và GTSP nói riêng vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Trong quá trình công tác và đi khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả nhận thấy công tác KTQT CPSX và GTSP chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, nhận thức và tổ chức còn nhiều bất cập, chẳng hạn như việc tổ chức và ứng dụng nó vào trong các quyết định quản lý còn gặp nhiều khó khăn từ chính những người làm quản lý, cán bộ làm công tác kế toán,…

Xuất phát từ những tồn tại trong kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong thời gian nghiên cứu tại các công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định thì việc tìm ra biện pháp khắc phục là điều rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và cùng với sự giúp đỡ của T.S. Nguyễn Thị Minh Giang tác giả đã chọn đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại


các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ, với mong muốn đóng góp những nghiên cứu của mình để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của của các công ty trên địa bàn tỉnh Nam Định ở thị trường sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ ngày càng khốc liệt.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là công việc không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trịnh Thị Thanh Loan (2017) – Trường Đại học Thương Mại với đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Shints BVT”. Luận văn đã nghiên cứu trình bày về thực trạng KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong công ty TNHH Shints BVT. Trên cơ sở lý luận cùng với việc phân tích thực tiễn, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích làm rõ hơn lý thuyết cơ bản của KTQT CPSX và GTSP vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, bên cạnh đó luận văn đã chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại công tác kế toán quản trị CPSX và GTSP tại công ty TNHH Shints BVT. Đồng thời luận văn còn đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác KTQT CPSX và GTSP, những đề xuất với Nhà nước và công ty TNHH Shints BVT.

Luận văn thạc sĩ “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cơ khí 17” của Đỗ Thị Quyên (2018) – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã trình bày chi tiết cơ sở lý luận về KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu với thực tế công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV cơ khí 17 trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT CPSX và GTSP, đồng thời đưa ra định hướng, quan


điểm, hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH MTV cơ khí 17. Từ đó đưa ra kiến nghị cùng với giải pháp để hoàn thiện kế toán CPSX và GTSP tại công ty TNHH MTV cơ khí 17.

Luận văn của tác giả Hồ Thị Huyền (2019) – Trường Đại học Thương Mại với đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia” Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của KTQT CPSX và GTSP, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm KTQT CPSX và GTSP của các nước phát triển như Mỹ, Pháp và nêu lên được công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Dù vậy, luận văn thiên về kế toán tài chính ở cách ghi nhận thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hơn là quản trị chi phí.

Tác giả Ths. Đặng Hà Quyên – Vũ Thị Phượng – Hà Thị Minh Nga – Trường Đại học Hoa Lư với bài viết trên tạp chí Công Thương tháng 3 năm 2019: “Một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp may xuất khẩu tỉnh Ninh Bình”. Bài viết phản ánh những thành tựu và những hạn chế về phân loại CPSX, lập định mức và dự toán chi phí, tập hợp chi phí và tính GTSP, về phân tích thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh, về bộ máy kế toán. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác KTQT trong DN may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó phát triển các lý luận, ứng dụng vào thực tiễn trong từng doanh nghiệp cụ thể phù hợp sự phát triển của nền kinh tế. Các tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng đơn vị mà các tác giả đã nghiên cứu như: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, lập dự toán chi phí, báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích thông tin cho việc ra quyết định. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí sản


xuất và giá thành sản phẩm nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định. Vì thế, có thể nói rằng, đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định” là một đề tài không trùng lặp với các đề tài khác. Với đề tài này, tác giả sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ dưới góc độ kế toán quản trị, từ đó tìm ra nội dung, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác KTQT CPSX và GTSP tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận văn nhằm mục tiêu:

- Hệ thống hóa phân tích làm rõ lý luận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất.

- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại doanh nghiệp sản xuất, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

4. Câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả có đặt ra một số câu hỏi:

- Cơ sở lý luận của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là gì?


- Kế toán quản trị chi phí sản xuất và và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu của nhà quản lý hay không? Có ưu điểm và nhược điểm gì?

- Cần có giải pháp và điều kiện gì để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

5. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tại tỉnh Nam Định, lĩnh lực hàng thủ công mỹ nghệ khá phong phú, đa dạng trong đó có các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan chiếm tỉ trọng lớn và thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả đã chọn mẫu ra 3 doanh nghiệp sản xuất chuyên về hàng mây tre đan, cụ thể là các công ty: Công ty TNHH Minh Thuận, công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang, công ty TNHH MTV mỹ nghệ Toàn Thắng.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế phát sinh và tình hình kinh doanh năm 2018, 2019.

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mây tre đan.

6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

(1) Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp quan sát: Tác giả thực hiện quan sát trực tiếp tại phòng kế toán, bộ phận kế toán CPSX và GTSP tại các công ty: Công ty TNHH Minh Thuận, Công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang, Công ty TNHH MTV mỹ nghệ Toàn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022