Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 20

Có TK 7111 - Thu NSNN

- Căn cứ Uỷ nhiệm chi kèm hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định (nếu có) ghi nội dung chuyển tiền cho đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng, trường hợp đã lập yêu cầu thanh toán, ghi (AP):

Nợ TK 3711, 3712, …

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Nhưng vì lý do khách quan (hết phiên thanh toán với ngân hàng, hoặc ngân hàng nghỉ giao dịch, ...), đến ngày làm việc tiếp theo kế toán áp thanh toán, ghi (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1191, 1192, 3853, 3863, 3931, 3932, ...

- Căn cứ Uỷ nhiệm chi kèm hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định (nếu có) ghi nội dung chuyển tiền cho đơn vị hưởng có tài khoản tại KBNN khác, trường hợp cuối ngày 31/12 do chứng từ thanh toán nhiều, không chuyển thanh toán LKB về KB B ngay được, ghi (GL):

Nợ TK 3711, 3712, …

Có TK 3399 - Phải trả trung gian khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Ngày làm việc tiếp theo, lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL, ngày hiện tại): Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian khác

Có TK 3853, 3863 - Liên kho bạc đi - (LCC)

Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 20

2.3.2. Kế toán tiền gửi tạm thu, tạm giữ bằng đồng Việt Nam

a) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu

- Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN của đơn vị nộp tiền vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu, ghi (GL) :

Nợ TK 3711, 3721, ...

Có TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Đồng thời ghi (TCS-TT):

Nợ TK 3711, 3721, ...

Có TK 3941, 3942, 3591, ...

Bút toán trên giao diện sang TABMIS - GL:

Nợ TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Có TK 3941, 3942, 3591, ...

- Căn cứ Bảng kê nộp thuế, Uỷ nhiệm chi trích tài khoản tạm thu, tạm giữ kèm quyết định xử lý (đối với TK tạm giữ) của cơ quan thu:

+ Trường hợp chuyển vào thu NSNN, ghi (GL) : Nợ TK 3941, 3942, 3591, ...

Có TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN

Đồng thời ghi (TCS-TT):

Nợ TK 3941, 3942, 3591, ...

Có TK 7111 - Thu NSNN

Bút toán trên giao diện sang TABMIS - GL:

Nợ TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Có TK 7111 - Thu NSNN

+ Trường hợp rút tiền mặt hoặc chuyển trả đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, ghi (AP):

Nợ TK 3941, 3942, 3951,…

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Và áp thanh toán (AP):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1112, 1191, 1192, 3911, 3931, 3932, ...

Đồng thời ghi trên TCS nhưng khai báo bút toán định khoản này không giao diện vào TABMIS (mục đích hạch toán trên TCS để cơ quan thu theo dõi được số liệu của các tài khoản tạm giữ).

Nợ TK 3941, 3942, 3951,…

Có TK 1112, 1191, 1192, 3911, 3931, 3932,…

+ Trường hợp chuyển trả đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại hệ thống KBNN, ghi

(GL):


Nợ TK 3941, 3942, 3591, ...

Có TK 3751, 3853, 3863…

Đồng thời ghi trên TCS nhưng khai báo bút toán định khoản này không giao diện

vào TABMIS (mục đích hạch toán trên TCS để cơ quan thu theo dõi được số liệu của các tài khoản tạm giữ).

Nợ TK 3941, 3942, 3591, ...

Có TK 3751, 3853, 3863…

b) Đối với các khoản thu phí, lệ phí của đơn vị

- Căn cứ Giấy nộp tiền vào tài khoản, giấy báo Có từ ngân hàng chuyển về, ... kế toán ghi (TCS):

Nợ TK 1112, 1191, 1192, 3931, 3932, ...

Có TK 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách

- Căn cứ UNC chuyển số thu phí, lệ phí vào thu NSNN, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách

Có TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Đồng thời ghi (TCS-TT):

Nợ TK 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách Có TK 7111 - Thu NSNN

Bút toán trên giao diện sang TABMIS - GL:

Nợ TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Có TK 7111 - Thu NSNN

- Căn cứ Uỷ nhiệm chi chuyển số tiền thu phí, lệ phí theo tỷ lệ đơn vị được hưởng, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách

Có TK 3712 - Tiền gửi thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác

2.3.3. Kế toán thu hồi khoản chi theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN của đơn vị ghi nội dung nộp thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (chi tiết theo từng đơn vị): Kế toán tham chiếu Phần A Chương II, Phụ lục này (phần Kế toán thu NSNN).

2.3.4. Kế toán lãi tiền gửi và thu phí dịch vụ thanh toán trên TK tiền gửi

Kế toán sử dụng TK 3999 – “Phải trả khác” ngoài việc để hạch toán lãi tiền gửi thu được từ TK tiền gửi của KBNN tại NHTM, còn để hạch toán phí dịch vụ thanh toán thu từ đơn vị giao dịch mở tại KBNN cấp huyện thuộc đối tượng được trả lãi và thu phí theo quy định hiện hành. Mở chi tiết đoạn mã đơn vị có QHNS (N=9) để theo dõi riêng việc thu lãi tiền gửi ngân hàng và phí dịch vụ thanh toán tài khoản tiền gửi.

Kế toán sử dụng TK 1339 – “Các khoản phải thu khác từ hoạt động nghiệp vụ KBNN” ngoài việc để hạch toán phí thanh toán trả cho NHTM và trả lãi TK tiền gửi cho đơn vị giao dịch mở tại KBNN cấp huyện thuộc đối tượng phải trả lãi và thu phí theo quy định hiện hành. Mở chi tiết đoạn mã đơn vị có QHNS (N=9) để theo dõi riêng phí dịch vụ thanh toán với Ngân hàng và trả lãi TK tiền gửi của đơn vị giao dịch.

Hàng tháng, KBNN cấp huyện thực hiện báo Nợ lãi tài khoản tiền gửi đã trả cho đơn vị giao dịch cùng với số phí dịch vụ thanh toán đã trả cho NHTM, báo Có số Phí dịch vụ thanh toán tài khoản tiền gửi đã thu của đơn vị giao dịch cùng với lãi tiền gửi ngân hàng đã thu về KBNN cấp tỉnh.

a) Trả lãi tiền gửi cho đơn vị

Cuối tháng, lập “Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại KBNN” đối với tài khoản tiền gửi được KBNN trả lãi theo quy định, xử lý:

* Tại KBNN cấp huyện:

- Trường hợp trả lãi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN, ghi (GL):

Nợ TK 1339 - Các khoản phải thu khác về hoạt động nghiệp vụ KBNN (chi tiết lãi trả TKTG của đơn vị giao dịch)

Có TK 3741, 3751, 5611, ... - Chi tiết đơn vị

- Trường hợp trả lãi vào tài khoản của đơn vị tại ngân hàng (theo thỏa thuận riêng), ghi (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 1339 – Các khoản phải thu khác về hoạt động nghiệp vụ KBNN (Chi tiết lãi trả TKTG của đơn vị giao dịch)

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Áp thanh toán, ghi (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1191, 1192,...

- Chuyển tiền về KBNN tỉnh:

Hàng tháng, lập Giấy chuyển tiền thực hiện chuyển lãi về KBNN cấp tỉnh, như

sau:


Báo Nợ số lãi TKTG đã trả cho đơn vị giao dịch, ghi (GL): Nợ TK 3852 – LKB đi (Lệnh chuyển Nợ)

Có TK 1339 – Các khoản phải thu khác về hoạt động nghiệp vụ

KBNN (chi tiết lãi trả TKTG của đơn vị)

* Tại KBNN cấp tỉnh:

- Trả lãi tài khoản tiền gửi cho các đối tượng mở tài khoản trực tiếp tại Văn phòng KBNN tỉnh:

+ Trường hợp trả lãi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN, ghi (GL): Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN)

Có TK 3741, 3751, 5611, ... - Chi tiết đơn vị

+ Trường hợp trả lãi vào tài khoản của đơn vị tại ngân hàng (theo thoả thuận riêng), ghi (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN) Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Áp thanh toán, ghi (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1191, 1192,...

- Nhận lãi từ KBNN cấp huyện chuyển về:

+ Căn cứ Lệnh chuyển Nợ về số lãi đã trả các đơn vị mở tài khoản tại KBNN từ KBNN cấp huyện chuyển về, ghi (GL):

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN) Có TK 3855 – LKB đến (Lệnh chuyển Nợ)

b) Thu phí dịch vụ thanh toán

* Tại KBNN cấp huyện:

- Trường hợp thu từng lần: Kế toán tính toán số phí dịch vụ thanh toán phải thu của khách hàng và lập Phiếu thu, ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam


hàng).

Có TK 3999 – Phải trả khác (Chi tiết phí DV thanh toán TKTG) (Phiếu thu được lập thành 2 liên: 01 liên hạch toán và lưu, 01 liên trả cho khách


- Trường hợp thu định kỳ:

Cuối tháng, lập “Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN” làm căn cứ hạch toán:

+ Trường hợp thu phí ngay vào TK tiền gửi của đơn vị (theo thỏa thuận giữa

KBNN và đơn vị), ghi (GL):

Nợ TK 3741, 3751, 5611, ... - Chi tiết đơn vị phải trả phí thanh toán Có TK 3999 – Phải trả khác (Chi tiết phí DV thanh toán TKTG)

+ Trường hợp không thu phí ngay KBNN không trích Nợ TK tiền gửi của đơn vị (theo thỏa thuận giữa KBNN và đơn vị): KBNN gửi “Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN” cho đơn vị, căn cứ chứng từ chuyển trả phí dịch vụ thanh toán của đơn vị, ghi (GL):


sau:

Nợ TK 1112, 1191, 1192, …

Có TK 3999 – Phải trả khác (Chi tiết phí DV thanh toán TKTG)

- Chuyển tiền về KBNN tỉnh:

Hàng tháng, lập Giấy chuyển tiền thực hiện chuyển phí về KBNN cấp tỉnh, như


Báo Có phí dịch vụ thanh toán thu được từ TKTG của đơn vị, ghi (GL): Nợ TK 3999 – Phải trả khác (Chi tiết phí dịch vụ thanh toán TKTG)

Có TK 3853 – LKB đi (Lệnh chuyển Có)

* Tại KBNN cấp tỉnh:

- Thu phí dịch vụ thanh toán phát sinh trực tiếp tại Văn phòng KBNN tỉnh:

+ Trường hợp thu từng lần: Tính toán số phí dịch vụ thanh toán phải thu của

khách hàng và lập Phiếu thu, ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

(Phiếu thu được lập thành 2 liên: 01 liên hạch toán và lưu, 01 liên trả cho khách

hàng).


+ Trường hợp thu định kỳ:

Cuối tháng, lập “Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN” làm căn cứ hạch toán: Trường hợp thu phí ngay vào TK tiền gửi của đơn vị (theo thỏa thuận giữa KBNN

và đơn vị), ghi (GL):

Nợ TK 3741, 3751, 5611, ... - Chi tiết đơn vị phải trả phí thanh toán Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

Trường hợp không thu phí ngay KBNN không trích Nợ tài khoản tiền gửi của đơn vị (theo thỏa thuận giữa KBNN và đơn vị): KBNN gửi “Bảng kê thu phí chuyển

tiền qua KBNN” cho đơn vị, căn cứ chứng từ chuyển trả phí dịch vụ thanh toán của đơn vị, ghi (GL):

Nợ TK 1112, 1191, 1192, …

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

- Nhận phí từ KBNN cấp huyện chuyển về: Căn cứ Lệnh chuyển Có về số Phí dịch vụ thanh toán thu của các đối tượng mở tài khoản tại KBNN từ KBNN cấp huyện chuyển về, ghi (GL):

Nợ TK 3856 – LKB đến (Lệnh chuyển Có)

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN)

c) Chuyển tiền về Sở Giao dịch KBNN:

Căn cứ Ủy nhiệm chi của phòng Tài vụ chuyển số chênh lệch lãi tiền gửi (bao gồm lãi tài khoản tiền gửi của KBNN mở tại ngân hàng, lãi tài khoản tiền gửi đã trả cho các đối tượng mở tài khoản tại KBNN) và phí dịch vụ thanh toán (bao gồm phí dịch vụ thanh toán thu từ các đối tượng mở tài khoản tại KBNN, phí dịch vụ thanh toán đã trả cho ngân hàng) về Sở Giao dịch, ghi (GL):

+ Trường hợp số thu được lớn hơn số phải trả:

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN) Có TK 3863 – LKB đi (Lệnh chuyển Có)

+ Trường hợp số thu được nhỏ hơn số phải trả: Nợ TK 3862 – LKB đi (Lệnh chuyển Nợ)

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN)

Ví dụ 1: Tại KBNN (BL) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Nhận được giấy rút tiền mặt của đơn vị dự toán (K) từ tài khoản tiền gửi dự toán ngân sách tỉnh số tiền là 10.000.000 đồng.

2. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý số tiền là 23.000.000 đồng.

3. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN thanh toán tiền cho Cty cổ phần A mở tài khoản tại KBNN tỉnh khác số tiền

20.000.000 đồng.

4. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH của đơn vị dự toán tỉnh số tiền 60.000.000 đồng.

5. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (T) trích tài khoản tiền gửi thu phí thanh toán tiền cho đơn vị (N) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á số tiền là 49.000.000 đồng.

6. Nhận được Giấy nộp tiền vào NSNN của DN(X) trích tài khoản tiền gửi của DN tại KBNN nộp tiền vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của cơ quan tài chính số tiền là 200.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

CÂU HỎI

Câu 1: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) tiền gửi các đơn vị tại KBNN. Cho ví dụ minh họa và định khoản.

Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) lãi tiền gửi và thu phí dịch vụ thanh toán trên tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh. Cho ví dụ minh họa và định khoản.



Bài 1.

BÀI TẬP


Tại một KBNN tỉnh (ST) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản của DN (T) có mở tài khoản tiền gửi tại

KBNN số tiền 100.000.000 đồng.

2. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (BL) thanh toán tiền cho đơn vị sự nghiệp (B) có mở tài khoản tiền gửi thu phí tại KBNN tỉnh số tiền 120.000.000 đồng.

3. Nhận Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của ban quản lý dự án đầu tư (I) số tiền 20.000.000 đồng.

4. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán (H), trích tài khoản tiền gửi dự toán thanh toán tiền mua hàng hoá cho DN(M) có mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương số tiền 25.000.000 đồng.

5. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán (P), trích tài khoản tiền gửi dự toán thanh toán tiền cho DN (K) mở tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 200.000.000 đồng.

6. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của tổ chức xã hội - nghề nghiệp

(K) có mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền 18.000.000 đồng.

7. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tạm giữ của cơ quan thuế tạm giữ khoản tiền 400.000.000 đồng phát hiện khi kiểm tra chống hàng giả.

8. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách, thực chi NS trung ương (không CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của Bộ Công an có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBT số tiền 300.000.000 đồng.

9. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (V), trích tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác thanh toán tiền cho đơn vị (G) có mở tài khoản tại KBNN huyện (TT) trực thuộc số tiền 30.000.000 đồng.

10. Nhận Ủy nhiệm chi của DN (U) trích tài khoản tiền gửi nộp thuế vào NSNN số tiền 200.000.000 đồng (NST 100%).

11. Nhận Giấy rút tiền mặt của đơn vị dự toán (M) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 10.000.000 đồng.

12. Nhận Ủy nhiệm chi của cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh thanh toán BHXH cho đơn vị (L) có mở tài khoản tại KBNN huyện (NN) trực thuộc số tiền 8.000.000 đồng.

13. Nhận Lệnh chuyển Có của ngân hàng Cổ phần SGCT: DN (T) nộp thuế vào NSNN số tiền là 400.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 40%, NSH 40%).

14. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (D) mở tại KBNN số tiền 60.000.000 đồng.

15. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (LP) trực thuộc thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (P) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 265.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.


Bài 2.

Tại một KBNN tỉnh (TB) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (CT) thanh toán tiền cho đơn vị dự toán

(P) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 200.000.000 đồng.

2. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tạm giữ của cơ quan thuế tạm giữ khoản tiền 300.000.000 đồng của công ty (L) phát hiện khi kiểm tra chống hàng giả.

3. Nhận Giấy rút dự toán NS, thực chi NS tỉnh (không CKC, được giao tực chủ) kiêm chuyển khoản thanh toán cho DN (N) có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền là 120.000.000 đồng.

4. Nhận Quyết định của cấp có thẩm quyền trả lại khoản tiền tạm giữ cho Cty (L) bằng chuyển khoản qua ngân hàng ACB số tiền 300.000.000 đồng.

5. Nhận Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (TT) trực thuộc thanh toán cho đơn vị dự toán (S) có mở tài khoản tiền gửi khác tại KBNN tỉnh số tiền 62.000.000 đồng.

6. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị sự nghiệp (K) thuộc tỉnh quản lý số tiền là 70.000.000 đồng.

7. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của đơn vị (T) số tiền là 100.000.000 đồng.

8. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị dự toán (Y) số tiền là 32.000.000đồng.

9. Nhận giấy rút dự toán ngân sách trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền là 260.000.000 đồng.

10. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN của DN (Q), trích tài khoản tiền gửi tại KBNN nộp thuế GTGT số tiền là 200.000.000 đồng (NTW 30%, NST 70%).

11. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị (E), trích tài khoản tiền gửi dự toán tại kho bạc tỉnh chuyển trả tiền cho công ty thương mại mở tài khoản tại ngân hàng NNo&PTNT tỉnh số tiền là 50.000.000 đồng.

12. Nhận Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (M) số tiền là 65.000.000 đồng.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí