Phương Pháp Phẫu Thuật Và Qui Trình Kỹ Thuật Chỉnh Hình Van Mũi Trong Qua Đường Mổ Hở:


4.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT


Phẫu thuật chỉnh hình van mũi là phẫu thuật đòi hỏi tính hiệu quả, an toàn và thẩm mỹ mũi cao. Trước hết phải giải quyết được tình trạng nghẹt mũi của bệnh nhân vì đây là lý do chính và khó chịu nhất của bệnh nhân. Phẫu thuật phải có tính hiệu quả bền vững theo thời gian và có độ an toàn cao. Với phương pháp chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân, qua nghiên cứu chúng tôi thấy đã có thể giải quyết tốt các vấn đề này.

Để đạt được tiêu chí hiệu quả cao và bền vững theo thời gian thì việc lựa chọn đúng loại mảnh ghép cần dùng trong phẫu thuật là rất quan trọng. Qua việc khám bằng nghiệm pháp Cottle cải tiến, xác định thành phần gây hẹp van mũi, chúng tôi có các gợi ý chọn loại mảnh ghép như sau:

Thành bên mũi bị sụp khi hít vào làm hẹp van mũi trong: loại mảnh ghép được chọn là Spreader graft. Loại mảnh ghép này sẽ giúp mở rộng van mũi trong, củng cố cấu trúc 1/3 giữa của mũi.

Thành bên mũi sụp khi hít vào gây hẹp van mũi trong kết hợp cấu trúc đầu mũi yếu do thiếu sụn: ngoài Spreader graft làm mở rộng van mũi trong nên đặt thêm mảnh ghép Butterfly graft. BG hỗ trợ làm mở rộng van mũi trong và vững chắc thêm thành bên mũi.

Cấu trúc sụn cánh mũi mất độ cong, xẹp khi hít vào: loại mảnh ghép được chọn là Alar Batten graft. Độ lớn và vị trí cố định của mảnh ghép tùy thuộc vào sự suy yếu của sụn cánh mũi bên dưới hay độ cần mở rộng của van mũi trong và van mũi ngoài.

Cấu trúc chóp mũi yếu, bị sa làm hẹp cả van mũi ngoài: đặt mảnh ghép Columellar strut graft. Loại mảnh ghép này sẽ giúp tạo hình lại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

đầu mũi, giúp mở rộng van mũi ngoài và gián tiếp mở rộng van mũi trong.

Các loại mảnh ghép này sẽ được xác định một lần nữa trong lúc phẫu thuật, khi tất cả các cấu trúc xương và sụn vùng mũi được bộc lộ và việc đánh giá khiếm khuyết cụ thể và toàn diện hơn.

Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi - 18

Vị trí lấy sụn tùy thuộc vào loại mảnh ghép cần dùng và tình trạng sụn nơi định lấy. Ưu tiên dùng sụn vách ngăn vì rất thuân tiện trong phẫu thuật chỉnh hình mũi bằng phương pháp mổ hở, kế đến là sụn vành tai và chỉ lấy sụn sườn khi thật cần thiết.

Với những bệnh nhân có nhu cầu dặt mảnh ghép Spreader graft mà sụn vách ngăn đủ lớn, chúng tôi ưu tiên sử dụng mảnh ghép Spreader graft cải tiến hình chữ L. Loại mảnh ghép này chứng minh được tính hiệu quả, an toàn tương đương mảnh ghép Spreader graft và tiết kiệm được thời gian phẫu thuật. Về mặt chức năng và thẩm mỹ mũi thì đây là loại mảnh ghép giúp gia cố vững chắc khung nâng đỡ mũi, hiệu quả thẩm mỹ tốt.

4.4 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHIÊN CỨU


Phẫu thuật chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân được thực hiện tai bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đầy đủ trang thiết bị phẫu thuật, nội soi, CT scan, đo mũi bằng sóng âm. Quy trình khám, phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật được xây dựng và ngày càng hoàn thiện tối ưu hóa theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Đội ngũ kỹ thuật viên, điều dưỡng là những người được đào tạo bài bản, làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình. Đây là thuận lợi rất lớn trong quá trình điều trị, theo dõi, thống kê kết quả điều trị và nghiên cứu khoa học.


Tuy nhiên, bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn: một bộ phân bệnh nhân không chịu đi tái khám dù đã được mời nhiều lần. Lý do vì bệnh nhân bận công tác, nhà xa hay có lý do đơn giản hơn là thấy hết nghẹt mũi nên không cần tái khám. Những trường hợp này chúng tôi phải loại khỏi nhóm nghiên cứu nên thống kê cuối cùng chỉ còn 42 bệnh nhân. Do thời gian và kinh phí có hạn nên thời gian theo dõi của nhóm nghiên cứu chỉ là 6 tháng như các nghiên cứu khác. Nếu có điều kiện theo dõi lâu hơn, các dữ liệu sẽ có giá trị hơn và có thêm các thông tin đáng quan tâm.

Hy vọng các vấn đề trên sẽ được giải quyết ở các nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu theo dõi, phân tích các số liệu thu thập từ 42 bệnh nhân với 78 bên mũi bị hẹp van mũi trong đã được phẫu thuật cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. Phương pháp phẫu thuật và qui trình kỹ thuật chỉnh hình van mũi trong qua đường mổ hở:

- Phương pháp phẫu thuật: Chỉnh hình van mũi trong bằng phương pháp mổ hở với nguyên liệu sụn tự thân.

- Vị trí lấy sụn ưu tiên từ sụn vách ngăn, sụn vành tai, cuối cùng là sụn

sườn.


- Các loại mảnh ghép được sử dụng là SG, CS, ABG và BG tùy thuộc

vào khiếm khuyết cần chỉnh sửa của vùng van mũi


Thành bên mũi bị sụp khi hít vào làm hẹp van mũi trong: chọn SG

Thành bên mũi sụp khi hít vào gây hẹp van mũi trong kết hợp cấu trúc đầu mũi yếu do thiếu sụn: chọn BG.

Cấu trúc sụn cánh mũi mất độ cong, xẹp khi hít vào: chọn ABG.

Cấu trúc chóp mũi yếu, bị sa làm hẹp cả van mũi ngoài: chọn CS.

- Sử dụng mảnh ghép SG cải tiến hình chữ L thay thế mảnh ghép SG khi có đủ nguyên liệu sụn vách ngăn. Mảnh ghép cải tiến giúp làm vững chắc khung sụn nâng đỡ mũi, rút ngắn thời gian phẫu thuật, có tính hiệu quả ổn định và an toàn tương đương mảnh ghép SG. Thời gian trung bình khi đặt SG là 22,5 2,87 phút, SG cải tiến hình L là 12 1,44 phút, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).


2. Phương pháp phẫu thuật có tính hiệu quả cao:


- Nghiệm pháp Cottle/Cottle cải tiến: 100% âm tính sau phẫu thuật.

- CSAmin trước phẫu thuật là 44,12 15,56 mm2, sau phẫu thuật 1 tháng là 57,83 14,11 mm2 và sau 6 tháng là 64,20 14,63 mm2. CSAmin sau phẫu thuật tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Góc van mũi trong bên phải và trái đều tăng sau phẫu thuật 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).

- 41/42 bệnh nhân (97,62%) giảm nghẹt mũi rất nhiều tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật và hoàn toàn hết nghẹt mũi 6 tháng sau phẫu thuật.

- Sau phẫu thuật 6 tháng có 97,62% bệnh nhân thấy mũi đẹp hơn so với trước phẫu thuật, 2,38% thấy không thay đổi.

3. Phương pháp phẫu thuật có tính ổn định:


- Nghiệm pháp Cottle/Cottle cải tiến: 100% âm tính sau phẫu thuật 6

tháng.


- CSAmin hai bên mũi đều tăng tại thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau

phẫu thuật và sự tăng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,28). Điều này chứng tỏ tính ổn định về CSAmin sau phẫu thuật.

- Góc van mũi trong tính chung hai bên mũi trung bình trước phẫu thuật là 16,450 3,910, sau phẫu thuật 6 tháng tăng là 22,870 1,440, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Điều này chứng tỏ góc van mũi trong tăng ổn định sau 6 tháng.

- Không có sự khác biệt về trị số NOSE sau phẫu thuật 1 tháng và sau phẫu thuật 6 tháng (p=0,26). Điều này chứng tỏ kết quả phẫu thuật giúp cải thiện rõ rệt sự nghẹt mũi và hiệu quả bền vững sau 6 tháng.


4. Phương pháp phẫu thuật có tính an toàn:


- Không có biến chứng và di chứng sau phẫu thuật


- Không có hiện tượng thải ghép sau 6 tháng


Kết quả chung sau 6 tháng đạt: 36/42 bệnh nhân (85,71%) đạt kết quả rất tốt, 5/42 bệnh nhân (11,91%) đạt kết quả tốt, 1/42 bệnh nhân (2,38%) đạt kết quả không thay đổi và không có bệnh nhân kết quả xấu.

Từ các kết quả trên có thể kết luận chỉnh hình van mũi trong bằng phương pháp mổ hở với sụn tự thân, kết hợp cải tiến mảnh ghép SG hình L khi có đủ sụn là một phương pháp điều trị hiệu quả, ổn định, an toàn, đảm bảo giải quyết tình trạng nghẹt mũi và phục hồi chức năng tốt trên bệnh nhân Việt Nam.


KIẾN NGHỊ


1. Khám tầm soát hẹp van mũi trên bệnh nhân bị nghẹt mũi kéo dài, không đáp ứng điều trị nội khoa hay các phẫu thuật khác với nghiệm pháp khám đơn giản ban đầu: Cottle và Cottle cải tiến.

2. Phổ biến kiến thức giải phẫu vùng van mũi, sinh lý hẹp van mũi, nguy cơ gây hẹp van mũi trong phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ hay các loại phẫu thuật mũi khác và phương pháp phẫu thuật giải quyết cho các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, tai mũi họng.

3. Cần có cơ chế tái khám miễn phí và theo dõi bệnh nhân, giúp kéo dài thời gian theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


1. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), "Chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân", Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, số 1, trang 85-91.

2. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), "Đánh giá hiệu quả mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình van mũi", Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, số 1, trang 92-97.

3. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2000), "Hình dạng và vị trí lỗ đổ lệ mũi ở người Việt Nam trưởng thành. Ứng dụng tìm vị trí an toàn trong phẫu thuật khe dưới", Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 4, trang 35-38.

4. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2007), "Khảo sát mối tương quan về vị trí của ngách trán và các cấu trúc liên quan qua CT scan. Ứng dụng trong phẫu thuật xoang trán qua nội soi", Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 11, trang 24-31.

5. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Võ Quang Phúc (2009), "Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc kích thích miễn dịch trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang ở người lớn", Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 13, số 1, trang 267- 274.

6. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2011), "Khảo sát khí áp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM", Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, trang 236-241.

7. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), "Điều trị Papilloma thanh khí quản", Y học TP Hồ Chí Minh, tập 18, số 1, trang 89-94.

8. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Võ Quang Phúc (2014), "Phẫu thuật cắt đốt lấy u xơ vòm qua nội soi", Y học TP Hồ Chí Minh, tập 18, số 4, trang 93-98.

9. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), "Phẫu thuật cắt Papilloma khí quản qua lỗ mở khí quản", Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ, Nhà xuất bản Y học, trang 138-144.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 31/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí