Phương Pháp Kế Toán Vay Nợ Và Trả Nợ Vay Bằng Đồng Việt Nam

13. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH số tiền là 240.000.000 đồng.

14. Nhận Giấy rút tiền mặt của Sở Nội vụ từ tài khoản tiền gửi khác tại KBNN tỉnh số tiền là 25.000.000 đồng.

15. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính tạm ứng chi kinh phí thường xuyên đã có trong dự toán được giao tự chủ cấp cho đơn vị sự nghiệp (M) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền 250.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.


Bài 3.


Tại một KBNN Tỉnh (BL) có các nghiệp vụ phát sinh sau:

1. Nhận Giấy rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách trung ương có mở tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 25.000.000 đồng.

2. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách, thực chi NS huyện (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản trả cho DN (T) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền là 340.000.000 đồng.

Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 21

3. Nhận Giấy rút tiền mặt của đơn vị sự nghiệp (D) có mở tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh số tiền là 50.000.000 đồng.

4. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh số tiền là 18.000.000đồng.

5. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách, tạm ứng chi NS trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển thanh toán tiền cho đơn vị (V) có mở tài khoản tiền gửi thu phí tại KBNN tỉnh số tiền là 60.000.000đồng.

6. Nhận Lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Công thương thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (K) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là

50.000.000 đồng.

7. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của ban quản lý dự án (U) số tiền là 150.000.000 đồng.

8. Nhận Lệnh chuyển có từ ngân hàng Đông Á, công ty (D) nộp BXXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản tiền gửi chuyên thu tại KBNN tỉnh số tiền là 100.000.000 đồng.

9. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh mở tài khoản tiền gửi dự toán tại kho bạc tỉnh chuyển trả tiền cho công ty thương mại mở tài khoản tại ngân hàng công thương tỉnh số tiền là 72.000.000 đồng.

10. Nhận được biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn cho KB huyện (HD) trực thuộc số tiền là 300.000.000 đồng.

11. Nhận Giấy rút tiền mặt của Phòng kinh tế thị xã có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 20.000.000 đồng.

12. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng tiền mặt thực chi tiền lương và phụ cấp lương số tiền là 550.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.

Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.


Bài 4.


Tại một KBNN tỉnh (CM) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nhận Giấy rút tiền mặt của đơn vị sự nghiệp (T) có mở tài khoản tiền gửi khác

tại KBNN tỉnh số tiền là 50.000.000 đồng.

2. Nhận Ủy nhiệm chi của công ty cổ phần (L), trích tài khoản tiền gửi thanh toán tiền cho DN (S) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á số tiền 44.000.000 đồng.

3. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị (I), trích tài khoản tiền gửi dự toán chuyển trả tiền cho DN (S) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền là 24.000.000 đồng.

4. Nhận Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (M) có mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền là 56.000.000 đồng.

5. Nhận Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt điều chuyển cho kho bạc huyện (CN) là 300.000.000 đồng.

6. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH tỉnh số tiền là 30.000.000 đồng.

7. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị (H) số tiền là 72.000.000 đồng.

8. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách của đơn vị (N) (không có CKC, được giao tự chủ) thực chi ngân sách trung ương bằng tiền mặt số tiền là 15.000.000 đồng.

9. Nhận Giấy nộp tiền mặt của anh (A) thanh toán tiền cho đơn vị (V) mở tài khoản tại KBNN huyện (CN) trực thuộc số tiền là 40.000.000 đồng.

10. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị sự nghiệp (K) số tiền là 70.000.000 đồng.

11. Nhận Biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (CN) là 300.000.000 đồng.

12. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của chủ ban quản lý dự án (E) số tiền là 50.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.


Bài 5.

Tại một KBNN tỉnh (BL) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nhận Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi khác của các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh số tiền là 30.000.000 đồng.

2. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi khác của đơn vị sự nghiệp có thu (K) thuộc tỉnh quản lý số tiền là 70.000.000 đồng.

3. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt của các cá nhân nộp thuế vào ngân sách số tiền 100.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).

4. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính thực chi kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ cấp vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị dự toán (C) số tiền 200.000.000 đồng.

5. Nhận Lệnh chuyển Có của ngân hàng Đông Á: DN (L) nộp thuế TNDN số tiền 100.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).

6. Nhận Lệnh hoàn thuế GTGT cho DN (X) có mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh số tiền là 80.000.000 đồng.

7. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (HB) trực thuộc thanh toán cho đơn vị dự toán (T) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại kho bạc Tỉnh số tiền 30.000.000 đồng.

8. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (S) số tiền là 60.000.000 đồng.

9. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của đơn vị dự toán (H) tạm ứng chi thường xuyên thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng ACB số tiền 140.000.000 đồng

10. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, các DN mở tài khoản tại KBNN tỉnh nộp thuế vào NSNN số tiền 180.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).

11. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (V), trích tài khoản tiền gửi thu phí thanh toán tiền cho DN(H) mở tài khoản tại kho bạc tỉnh (CM) số tiền 27.000.000 đồng.

12. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng thành thực chi ngân sách tỉnh bằng dự toán được giao tự chủ của đơn vị dự toán (H) số tiền là 120.000.000 đồng.

13. Nhận lệnh chi tiền của Sở tài chính tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ cho đơn vị sự nghiệp (E) mở tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh số tiền 120.000.000 đồng.

14. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách, thực chi thường xuyên NS tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền là 60.000.000 đồng.

15. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị (I), trích tài khoản tiền gửi dự toán trả tiền cho công ty thương mại mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh số tiền là 110.000.000 đồng.

16. Nhận Giấy nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của ban quản lý dự án (X) số tiền là 40.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.

BÀI 4.

KẾ TOÁN VAY NỢ VÀ TRẢ NỢ VAY


Bài kế toán vay nợ và trả nợ vay trình bày được những vấn đề chung và phương pháp hạch toán kế toán vay nợ và trả nợ vay tại KBNN.

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán vay nợ và trả nợ vay của nhà nước qua KBNN.

- Định khoản được các nghiệp vụ kế toán vay nợ và trả nợ vay của nhà nước qua KBNN.

Nội dung:

1. Những vấn đề chung

- Các khoản vay nợ trong nước, nước ngoài có thời hạn dưới 1 năm được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay ngắn hạn; các khoản vay nợ trong nước, nước ngoài có thời hạn từ 1 năm trở lên được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay dài hạn.

- Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, các khoản vay nợ, viện trợ bằng ngoại tệ được hạch toán chi theo nguyên tệ quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) công bố hàng tháng.

- Các khoản vay nợ, phát hành tín phiếu, trái phiếu (gốc vay) được ghi vào bên Có tài khoản Phải trả nợ vay; các khoản trả nợ vay phát hành tín phiếu, trái phiếu (trả nợ gốc) được ghi vào bên Nợ tài khoản Phải trả nợ vay; các khoản thanh toán lãi vay được ghi vào bên Nợ tài khoản Chi trả lãi, phí đi vay; các khoản thanh toán công trái XDTQ phát hành từ năm 1988 trở về trước (gốc, lãi) được phản ánh vào tài khoản Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền (Tiểu mục trả nợ vay tương ứng).

- Cuối tháng, căn cứ số dư Có tài khoản Phải trả nợ vay bằng ngoại tệ, KBNN thực hiện điều chỉnh chênh lệch tỷ (đánh giá lại khoản mục tiền tệ); cuối năm, căn cứ số dư tài khoản chênh lệch tỷ giá, KBNN cấp dưới thực hiện báo Nợ hoặc báo Có về KBNN cấp trên.

- Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái được bố trí tại đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (chi tiết theo Danh mục mã đợt phát hành công trái, trái phiếu tại Phụ lục III.5 ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC): Áp dụng với khoản vay, trả nợ (gốc, lãi) trái phiếu, công trái bán lẻ qua hệ thống KBNN; Trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi; Đối với trái phiếu địa phương (từ mã 90501 đến 90999), do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của NS địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

2. Phương pháp kế toán vay nợ và trả nợ vay bằng đồng Việt Nam

2.1. Chứng từ sử dụng

- Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái.

- Giấy Báo Có, Báo Nợ ngân hàng, Phiếu chuyển khoản.

- Lệnh chi trả nợ trong nước.

- Bảng kê thanh toán gốc, lãi trái phiếu, công trái.

2.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:

- Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN

- Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN

- Tài khoản 3950 – Thanh toán vãng lai

- Tài khoản 8940 – Chi trả lãi, phí đi vay

2.3. Vay và trả nợ vay trong nước bằng đồng Việt Nam

2.3.1. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và phát hành trực tiếp tại KBNN

2.3.1.1. Kế toán phát hành

a) Trường hợp giá phát hành trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu

- Căn cứ báo Có của ngân hàng về số thu tín phiếu, trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,...

Có TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):

Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay

Có TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

b) Trường hợp giá phát hành thấp hơn mệnh giá trái phiếu

Căn cứ báo Có của ngân hàng về số thu phát hành tín phiếu, trái phiếu đấu thầu và công văn thu vay NSNN của Cục Quản lý ngân quỹ, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,...

Nợ TK 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu (số tiền chênh lệch giữa giá bán thực tế và mệnh giá trái phiếu).

Có TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn (số tiền theo mệnh

giá trái phiếu)

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL): Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay

Có TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

c) Trường hợp giá phát hành cao hơn mệnh giá trái phiếu

Căn cứ báo Có của ngân hàng về số thu phát hành tín phiếu, trái phiếu đấu thầu và công văn đấu thầu trái phiếu của Cục Quản lý ngân quỹ, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,...

Có TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn (số tiền theo mệnh

giá trái phiếu)

Có TK 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu (số tiền chênh lệch giữa giá bán thực tế và mệnh giá trái phiếu)

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL): Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay

Có TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

d) Trường hợp phát hành trái phiếu trả lãi suất chiết khấu

Căn cứ báo Có của ngân hàng về số thu phát hành tín phiếu, trái phiếu đấu thầu và công văn đấu thầu trái phiếu của Cục Quản lý ngân quỹ, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,...(số tiền chênh lệch giữa mệnh giá trái phiếu và lãi suất chiết khấu)

Nợ TK 8941 - Chi trả lãi, phí đi vay (lãi suất chiết khấu) Có TK 3619, 3633 (số tiền theo mệnh giá trái phiếu)

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản (đối với vay dài hạn) và ghi (GL): Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay

Có TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

2.3.1.2. Kế toán thanh toán

a)Đối với trái phiếu lưu ký tập trung

Căn cứ Lệnh chi trả nợ trong nước (gốc, lãi Trái phiếu Chính phủ đến hạn) được Lãnh đạo KBNN phê duyệt, kế toán ghi (AP):

- Đối với số thanh toán gốc (AP):

Nợ TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn (số tiền theo mệnh giá TP) Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Áp thanh toán (AP):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,…

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL): Nợ TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

Có TK 1381 - Thanh toán gốc vay

- Đối với số thanh toán lãi (AP):

Nợ TK 8941 - Chi trả lãi phí đi vay (số tiền theo lãi suất danh nghĩa) Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Áp thanh toán (AP):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195,…

(Trường hợp thanh toán trái phiếu trả lãi suất chiết khấu: khi thanh toán chỉ trả nợ gốc theo mệnh giá trái phiếu, không trả số lãi).

b)Trái phiếu không lưu ký tập trung

* Tại KBNN tỉnh

- Căn cứ Trái phiếu đến hạn thanh toán do chủ sở hữu mang đến, kế toán lập Bảng kê thanh toán hộ gốc, lãi trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh (loại trái phiếu không lưu ký tập trung) và ghi (AP):

Nợ TK 3959 - Thanh toán vãng lai khác (Số thanh toán gốc, lãi) Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Áp thanh toán (AP):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 3931, 3932,….

- Định kỳ cuối tháng, căn cứ Bảng kê thanh toán hộ gốc, lãi trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh, kế toán lập Phiếu chuyển khoản báo và Nợ về Sở Giao dịch - KBNN (trên Lệnh chuyển nợ ghi rõ “loại trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh, chi tiết gốc, lãi”), ghi (GL):

Nợ TK 3862 - Liên kho bạc đi (LCN)

Có TK 3959 - Thanh toán vãng lai khác

* Tại Sở Giao dịch - KBNN

Căn cứ Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng trừ phục hồi của KBNN các tỉnh, thành phố về thanh toán hộ trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh chuyển đến, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn Nợ TK 8941 - Chi trả lãi, phí đi vay

Có TK 3865 - Liên kho bạc đến (LCN) Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):

Nợ TK 5311 - Nợ vay chờ xử lý

Có TK 1381 - Thanh toán gốc vay

2.3.1.3. Kế toán trái phiếu hoán đổi

a)Kế toán hoán đổi trái phiếu

Căn cứ văn bản Thông báo kết quả hoán đổi Trái phiếu Chính phủ đã được Lãnh đạo KBNN phê duyệt do Cục Quản lý ngân quỹ gửi đến, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):

* Trường hợp giá của loại trái phiếu bị hoán đổi lớn hơn giá loại trái phiếu được hoán đổi

- Kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn (giá trái phiếu bị hoán đổi) Có TK 1399 - Phải thu trung gian khác (chi tiết mã đợt PH trái phiếu hoán

đổi)

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023