Tài khoản này dùng để phản ánh số hạn mức kinh phí, hoạt động sự nghiệp được phân phối và được cấp phát sử dụng.
b. Kết cấu và nội dung
Nợ
- Hạn mức kinh phí hoạt động được phân phối
- Số nộp khôi phục hạn mức kinh phí
SD:
Hạn mức kinh phí còn được sử dụng.
TK 008 có
- Số hạn mức kinh phí đã được cấp phát sử dụng
- Hạn mức kinh phí sử dụng phân phối cho đơn vị cấp dưới
Tài khoản 008 có 3 tài khoản cấp hai
+ Tài khoản 0081 - Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách trung ương.
+ Tài khoản 0082 - Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách tỉnh cuối năm, số hạn mức kinh phí đã được phân phối, sử dụng không hết phải nộp cho kho bạc, nhà nước.
TK662- Chi dự án
+ Số chi chương trình dự án đề tài được quyết toán với nguồn kinh phí | |
ISD: Số chi chương trình dự án đề tài chưa được quyết toán |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Vậ T T H Tư U Ế , T G S T C G T Đ. Ph Ải
- Hạch Toán Các Khoản Phải Nộp Theo Lương
- Kế Toán Nguồn Kinh Phí Đã Hình Thành Tscđ
- Kế toán HCSN là kế toán tổng hợp - 7
- Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng,kho Bạc
- Kế toán HCSN là kế toán tổng hợp - 9
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
VII. Báo cáo tài chính.
7.1. Khái niệm.
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản của đơn vị; tình hình và kết quả cấp phát, tiếp nhận vốn, kinh phí; các khoản thu (phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các
khoản thu khác); tình hình quản lý, sử dụng các tài sản, kinh phí và quyết toán kinh phí trong một thời kỳ nhất định.
7.2. Nội dung báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính quy định cho các đơn vị HCSN bao gồm các biểu mẫu sau:
- Bảng cân đối tài khoản (B 01 - H).
- tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng .(M B02-H)
- Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ (B 03 - H).
- Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu (B 04 - H).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (B 05 - H).
- Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán (F 02 - 1H).
- Chi tiết thực hiện dự án đề nghị quyết toán (F 02 - 2H).
- Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí (F 02 - 3H).
- Báo cáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ không hoàn lại năm... (B 06 - DA).
- Báo cáo tình hình về cho vay, thu nợ, thu lãi (B 07 - DA).
- tình hình sử dụng số kinh phí quyết toán năm trước chuyển sang (B 08 - H).
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán (B 09 - SN).
Chương 2 – thực tế công tác kế toán Tại trường THCS vĩnh hưng
2.1. Giới thiệu đơn vị thực tập - Trường THCS Vĩnh HƯNG.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường THCS Vĩnh Hưng .
Trường được thành lập vào tháng 12 năm 1955 .Ban đầu tên trường là Vĩnh Thanh và chỉ có cấp I (1,2,3). Năm 1961 trường bắt đầu mở thêm cấp II (học chung). Đến
năm 1988 trường tách riêng cấp I & cấp II thành Trường Tiểu học Vĩnh Tuy và Trường THCS Vĩnh Tuy .Từ năm 2006 đến nay ,trường được xây dựng thành trường chuẩn quốc gia ở địa điểm mơí thuộc trung tâm phường Vĩnh hưng. Với diện tích trên 10.000m2 đất gồm:15 phòng học ,1 khu hiệu bộ khang trang ,1 phòng thể chất phục vụ cho HS chơI TDTT để phát triển thể lực ,1 phòng học thực hành môn Sinh ,Hoá với đầy đủ tiện nghi
.Với sự quản lý chu đáo, sự nhiệt tình giảng dạy của Ban giám hiệu và các thầy cô giáo cùng sự cố gắng rèn luyện học tập của các em học sinh, trường THCS Vĩnh Hưng đang dần xây dựng, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học .
Trường cũng đang thu hút lượng học sinh ngày một đông hơn. So với những năm học trước, năm học này [2003 - 2004] số học sinh trường nhận là 580 em (gồm 4 lớp 6, 4 lớp 7, 4 lớp 8, 3 lớp 9). Tuy số học sinh chưa phải là nhiều, chất lượng học sinh đại trà, nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh éo le, phức tạp nhưng trường có không ít những em là con ngoan trò giỏi, đội viên, đoàn viên tham gia tích cực, có hiệu quả, học sinh vượt khó học tốt đáng biểu dương... Có được như vậy là do nhà trường luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện học tập cho các em học sinh. Do đó, các em gắn bó với nhà trường, thầy cô và bạn học hơn. Các phong trào hoạt động tập thể nhờ vậy thêm sôi nổi, các em nâng cao ý thức tự học. Bởi thế mà số lượng học sinh đạt giải cấp trường, cấp quận và cấp thành phố có xu hướng tăng đáng khen ngợi. Không chỉ có các môn tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ mà ngay cả các môn thể dục thể thao, hoạt động văn nghệ, trường cũng đều đạt giải, mang về những huy chương vàng- bạc- đồng, giấy khen, cờ thi đua. Tuy không tự bằng lòng với những gì đã có nhưng đây là phần thưởng xứng đáng khích lệ công sức của thầy và trò nhà trường. Bên cạnh đó, trường được công nhận là trường Tiên tiến , Hội TNVN xuất sắc , Liên đội xuất sắc cấp thành phố, Tập thể lao động giỏi... Những thành tích trên đạt được là do Ban giám hiệu, Chi bộ, Công đoàn nhà trường đoàn kết, nhất trí đổi mới không ngừng; cán bộ, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, luôn trau dồi kinh nghiệm giảng dạy và sự giúp đỡ, phối hợp của Hội phụ huynh học sinh. Bằng chứng là trường có những giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi cấp quận, cấp trường có tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học. Đặc biệt cô Hiệu trưởng và thầy,
cô Hiệu phó với trách nhiệm nặng nề là quản lý tình hình chung một cách sát sao nhưng thầy cô vẫn lên lớp dạy văn hoá đều đặn, tận tâm với các em học sinh.
Song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức và hoạt động ngoài giờ thông qua các buổi sinh hoạt sôi nổi, bổ ích như : văn nghệ, đàn hát, kể chuyện, đóng tiểu phẩm, nói chuyện lịch sử, tổ chức lễ kỷ niệm các ngày truyền thống lớn, tuyên truyền, giúp các em hiểu rõ tác hại của các tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc, đua xe... nhằm tránh xa, bài trừ chúng, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về an toàn giao thông...
Bên cạnh đó, các thầy cô luôn hướng cho các em thực hiện tốt nếp sống học đường lành mạnh, ứng xử văn minh, thanh lịch, lễ phép qua những buổi giao lưu thi học sinh thanh lịch sao cho phù hợp với lứa tuổi và tâm lý các em học sinh, đồng thời phát động nhiều phong trào gây quỹ ủng hộ từ thiện nhằm giáo dục nhân văn : "Lá lành đùm lá rách", ' Thương người như thể thương thân', xây dựng quỹ'khăn quàng đỏ', 'Quỹ khuyến học'. Qua đó, khuyến khích, động viên các em tự phát triển khả năng vốn có, rèn luyện bản thân một cách toàn diện về nhiều mặt (thể chất , tâm lý, trí tuệ...). Những dịp như vậy khiến thầy trò nhà trường gần gũi, gắn bó hơn. Bầu không khí rộn ràng, tươi vui, hứng khởi của thầy và trò trường THCS Vĩnh Hưng sẽ tạm lắng xuống để tập trung ôn luyện kỹ lưỡng, nghiêm túc mỗi khi kỳ thi đến, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 9 cuối cấp sắp thi tốt nghiệp chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cấp III nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, ngoài những mặt thuận lợi, tích cực thì nhà trường cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất cần được nâng cấp, sửa chữa; chất lượng học sinh đầu vào đại trà chưa cao; đội ngũ giáo viên cần được trẻ hoá, nâng cao trình độ... Nhưng tin rằng, trường THCS Vĩnh Hưng sẽ khắc phục mọi khó khăn để đạt được nhiều thành tích, danh hiệu thi đua trong những năm học mới, phấn đấu tất cả vì sự nghiệp giáo dục cao cả, vĩ đại như Bác Hồ đã nói: 'Vì sự nghiệp mười năm trồng cây- Vì sự nghiệp trăm năm trồng người.".
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Do qui mô của trường THCS Vĩnh Hưng không lớn quá nên trường gồm có các bộ phận sau:
Số lượng | Lao động nữ | Biên chế | Hợp đồng |
2 | 2 | 2 | ||
Xã hội | 16 | 15 | 14 | 1 |
Tự nhiên | 17 | 12 | 17 | |
Văn phòng | 12 | 11 | 12 | 1 |
Nhân viên | 7 | 1 | 6 | 1 |
Tổng số | 56 | 41 | 51 | 3 |
Sơ đồ bộ máy cơ cấu quản lý của trường:
Đoàn Thể
Chi
Bộ
Chi đoàn
Hội CMHS
Công đoàn
Đoàn
Đội
Hội liên
Chính quyền:
Ban giám hiệu
Hiệu phó
Tổ chuyên môn
Tổ chủ
Tổ hành
Bộ phận văn | Bộ phận |
.
Xx
Hoá
Vă n | Đị a | GDCD |
toá
Lý
diễn giải:
- ban giám hiệu, gồm:
Hiệu trưởng: Cô Lưu ThịMai. Hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Tuyết.
- Ban liên tịch: gồm Bí thư chi bộ(hiệu trưởng nhà trường), Chủ tịch công đoàn, tổng phụ trách, ban thanh tra...Ban liên tịch được triệu tập khi nhà trường có những buổi họp bàn như khen thưởng, phê bình khiển trách, đề đạt phương hướng, kế hoạch...nhằm đi đến thống nhất ý kiến chung.
- Tổ chuyên môn: gồm tổ Tự nhiên; xã hội; tổng hợp; văn phòng. Các tổ thường họp định kỳ nhằm nâng cao tác dụng bồi dưỡng chuyên môn, chất lượng giảng dạy và quản lý học sinh, duy trì thực hiện tốt phong trào đối với các giáo viên trong nhà trường: 'kỷ cương- tình thương- trách nhiệm'.
Ngoài ra, trường còn có các phòng chức năng:
Văn phòng: gồm 1kế toán, 1 thủ quỹ
- Kế toán: phụ trách chung, có nhiệm vụ lập kế hoạch thu- chi hàng quý; quản lý mọi hoạt động về tài chính của đơn vị, lập dự toán và điều hành thu- chi các khoản Ngân sách Nhà nước cấp, các khoản thu sự nghiệp...
- Thủ quỹ: kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đã lập sau đó ghi chép và nhập, xuất quỹ đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của đơn vị.
Căn cứ vào công việc được phân công, cán bộ văn phòng- kế toán phải nắm vững qui định, chế độ chính sách của Nhà nước, giữ gìn phẩm chất nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Phòng đoàn- đội kiêm sức khoẻ.
Phòng thư viện.
Phòng tin học.
Phòng thí nghiệm.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
Do nhà trường là đơn vị có qui mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán tổng hợp nên trường áp dụng hình thức Nhật ký_ sổ cái. đặc trưng của hình thức này là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký_ sổ cái. Sơ đồ trình tự kế toán của hình thức Nhật ký_sổ cái.
1. Nguyên tắc đặc trưng cơ bản
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ Cái là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng 1 quyển sổ kế toán tổng hợp là Sổ Nhật ký
- Sổ Cái và trong cùng 1 quá trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
2. Các loại sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Nhật ký - Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
3. Trình tự nội dung ghi sổ kế toán
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán) đã được kiểm tra xác định tài khoản ghi Nợ, Có để ghi vào Nhật ký- Sổ Cái. Mỗi chứng từ (hay bảng tổng hợp) được ghi 1 dòng đồng thời ở cả 2 phần Nhật ký - Sổ Cá.
Bảng tồng hợp chứng từ được lập cho những chứng từ cùng loại, phát sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập vật liệu).
- Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ sau khi được dùng để ghi Nhật ký - Sổ Cái, phải được ghi vào sổ hay thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh đầy đủ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký - Sổ Cái ở cột phát sinh của phần Nhật ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản. Việc kiểm tra đối chiếu các số liệu sau khi cộng Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo yêu cầu sau:
Tổng số phát;sinh ở phần;nhật ký =Tổng số phát;sinh Nợ của;toàn bộ tài khoản = Tổng số phát;sinh Có của;toàn bộ tài khoản = Tổng số;dư Nợ tất cả; tài khoản = Tổng số dư; Có tất cả;tài khoản
- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải cộng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, căn cứ số liệu của từng đối tượng chi tiết "Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái, trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng được sử dụng để lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Chứng từ gốc