Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 3

Ví dụ: Công ty TNHH Thành Long (Đ/c: Số 34/12 Lê Hồng Phong – Hải Phòng), trong tháng 4/2012, có nghiệp vụ kinh tế như sau:

1) Ngày 10/4/2012: Chị Nguyễn Thị Lan (Phòng Kế toán) rút tiền gửi tại ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp 50.000.000đ.

2) Ngày 15/4/2012: Chị Nguyễn Thị Lan tạm ứng tiền đi công tác cho anh Hoàng Văn An (Phòng Marketing) bằng tiền mặt số tiền là 8.000.000đ


Mẫu chứng từ phiếu thu:


Đơn vị: Cty TNHH Thành Long

Địa chỉ:34/12 Lê Hồng Phong/HP PHIẾU THU

Ngày 10 tháng 4 năm 2012

Quyển số: 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Số: 0012

Nợ TK: 111

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 3

Có TK: 112


Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Lan

Địa chỉ: Phòng kế toán

Lý do nộp: Rút tiền gửi tại ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt Số tiền: 50.000.000 đ (Viết bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn)

……………………………………………………………………………………. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc……………………………………………. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Năm mươi triệu đồng chẵn



Người lập phiếu

Ngày 10 tháng 4 năm 2012

Người nộp Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng

dấu)


Mẫu 1.1: Mẫu chứng từ phiếu thu

Mẫu chứng từ phiếu chi:


Đơn vị: Cty TNHH Thành Long

Địa chỉ:34/12 Lê Hồng Phong/HP PHIẾU CHI

Ngày 15 tháng 4 năm 2012


Họ và tên người nhận tiền: Hoàng Văn An

Địa chỉ: Phòng Marketing

Lý do nộp: Tạm ứng tiền đi công tác

Số tiền: 8.000.000 đ (Viết bằng chữ: Tám triệu đồng chẵn)

Quyển số: 01

Số: 0032

Nợ TK: 141

Có TK: 111

……………………………………………………………………………………. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc……………………………………………. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Tám triệu đồng chẵn



Người lập phiếu

Ngày 15 tháng 4 năm 2012

Người nộp Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng

dấu)


Mẫu 1.2: Mẫu chứng từ phiếu chi


4.1.3. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở những địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau đều phải được tập trung về phòng kế toán của đơn vị. Khi nhận được chứng từ kế toán, bộ phận kế toán thực hiện việc xử lý và luân chuyển chứng từ theo một trình tự nhất định như sau:

- Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ

- Kiểm tra chứng từ

- Hoàn chỉnh chứng từ

- Tổ chức luân chuyển chứng từ

- Bảo quản và lưu trữ chứng từ

4.2. Phương pháp tài khoản kế toán

4.2.1. Khái niệm

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể, để ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống, tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể.

Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể.

4.2.2. Nội dung và kết cấu chung của tài khoản kế toán

Nội dung của tài khoản kế toán: Mỗi tài khoản kế toán đều được phản ánh 3 nội dung.

+ Số dư đầu kỳ: Số dư cuối kỳ trước chuyển sang

+ Số phát sinh trong kỳ: Căn cứ vào chứng từ kế toán để phản ánh

+ Số dư cuối kỳ: Được tính bằng số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ

- Số phát sinh giảm trong kỳ.

Kết cấu chung của tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán dùng để phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể.Mỗi đối tượng cụ thể phản ánh ở tài khoản kế toán khác nhau có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, yêu cầu quản lý khác nhau,nhưng xét về mặt vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán nào cũng có thể vận động theo 2 mặt đối lập: tăng – giảm, thu – chi, nhập – xuất, vay – trả… Để phản ánh hai mặt đối lập đó, kết cấu của tài khoản kế toán được xây dựng thành 2 bên theo mô hình sơ đồ chữ T:

Nợ Tên tài khoản Có


“Nợ” và “Có” chỉ mang tính chất quy ước để phản ánh 2 mặt vận động của 1 đối tượng kế toán.

a) Kết cấu chung của tài khoản tài sản: Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên Nợ Phát sinh tăng ghi bên Nợ

Phát sinh giảm ghi bên Có

b) Kết cấu chung của tài khoản nguồn vốn: Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên Có Phát sinh tăng ghi bên Có

Phát sinh giảm ghi bên Nợ

c) Kết cấu của các tài khoản trung gian :

Các tài khoản trung gian là các tài khoản trong quá trình kinh doanh như: Tài khoản doanh thu, Tài khoản chi phí, Tài khoản xác định kết quả kinh doanh...

+ Tài khoản chi phí :

Phát sinh tăng ghi bên Nợ Phát sinh giảm ghi bên Có

Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ

+ Tài khoản doanh thu:

Phát sinh tăng ghi bên Có Phát sinh giảm ghi bên Nợ

Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ

+ Tài khoản xác định kết quả kinh doanh:

Dùng đề kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

4.2.3. Định khoản kế toán

Định khoản là việc xác định số tiền ghi Nợ, ghi Có cho các tài khoản liên quan đến một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

a) Định khoản đơn giản: Là định khoản kế toán chỉ liên quan đến 2 tài khoản tổng hợp. tức là ghi Nợ một tài khoản đối ứng với Có 1 tài khoản khác và ngược lại.

Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000đ Nợ TK 111: 20.000.000đ

Có TK 112: 20.000.000đ

Ví dụ 2: Chuyển khoản trả nợ người bán số tiền 15.000.000đ Nợ TK 331: 15.000.000đ

Có TK 112: 15.000.000đ

b) Định khoản phức tạp: Là định khoản kế toán liên quan ít nhất 3 tài khoản tổng hợp trở lên. Tức là ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có 2 tài khoản trở lên hoặc ngược lại.

+ Ghi nợ 1 tài khoản, ghi có nhiều tài khoản.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng 5.000.000 đồng và tiền mặt: 2.000.000 đồng để trả nợ người bán.

Nợ TK 331 : 7.000.000

Có TK 111: 2.000.000

Có TK 112 : 5.000.000

+ Ghi nợ nhiều tài khoản, ghi có 1 tài khoản.

Ví dụ: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 5.000.000 đồng và bằng tiền mặt: 2.000.000 đồng.

Nợ TK111: 2.000.000

Nợ TK112: 5.000.000

Có TK131: 7.000.000

+ Ghi nợ nhiều tài khoản, ghi có nhiều tài khoản.

Ví dụ: Rút 5.000.000 đồng tiền gửi ngân hàng và 2.000.000 đồng tiền mặt để trả nợ người bán 50%, phần còn lại nộp thuế cho Nhà nước.

Nợ TK331: 3.500.000

Nợ TK333: 3.500.000 Có TK112 : 5.000.000 Có TK111 : 2.000.000

Chú ý: Không gộp nhiều định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp. Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản giản đơn.

4.3. Phương pháp tính giá

4.3.1. Khái niệm

Phương pháp tính giá là một phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.

4.3.2. Yêu cầu của việc tính giá tài sản

- Tính chính xác: Có nghĩa là cần phải phản ánh được đầy đủ những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình hình thành tài sản. Tính giá chính xác sẽ giúp cho việc đánh giá tài sản cả về mặt số lượng và chất lượng giúp cho việc ra quyết định đúng đắn.

- Tính thống nhất: Việc tính giá phải thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán ra mới đảm bảo so sánh được giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp với nhau. Qua đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ.

4.3.3. Nguyên tắc tính giá

a) Nguyên tắc 1

Xác định đối tượng tính giá phù hợp và xác định theo đúng giá phí bỏ ra. Đối tượng tính giá có thể là từng loại hoặc từng nhóm vật tư, hàng hoá, thành phẩm….

b) Nguyên tắc 2 : Phân loại chi phí hợp lý

Chi phí hợp lý là những chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản. Có thể chia thành 4 loại chi phí như sau:

+ Chi phí thu mua: Bao gồm các loại chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua như: chi phí bốc dỡ, bảo quản, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí lưu kho bãi, hao hụt trong định mức…

+ Chi phí sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung: .

+ Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như lương của nhân viên bán hàng, chi phí nguyên liệu, đóng gói, dụng cụ bán hàng…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến tổ chức công tác quản lý, điều hành trong doanh nghiệp.

c) Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý Công thức xác định:

Mức chi phí phân bổ cho

từng đối tượng =

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng


Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng

Công thức 1.1: Phân bổ chi phí

Tổng chi phí cần

x phân bổ


4.4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

4.4.1. Khái niệm

Tổng hợp - cân đối kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý kinh tế - tài chính trong đơn vị.

4.4.2. Hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán

Các bảng tổng hợp - cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được gọi là báo cáo kế toán. Bao gồm:

- Báo cáo tài chính năm. Gồm:

+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số 02 - DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số 03 - DN

+ Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số 09 - DN

- Báo cáo tài chính giữa niên độ. Gồm:

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Hình thức đánh giá:

+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán, Vẽ sơ đồ chữ T các tài khoản

+ Kiểm tra: Viết

- Yêu cầu đánh giá:

+ Phân loại được các tài khoản kế toán

+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Vẽ được sơ đồ chữ T các tài khoản


Ghi nhớ:

- Khái niệm kế toán và các đối tượng kế toán cụ thể;

- Phân loại tài sản và nguồn vốn

- Kể tên được các phương pháp kế toán

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

I/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán?

2. Trình bày khái quát đối tượng nghiên cứu chung của kế toán?

3. Có mấy phương pháp kế toán đã học? Nội dung cơ bản của các phương pháp kế toán đã học là gì?

4. Chứng từ kế toán là gì? Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán?

5. Tài khoản kế toán là gì? Trình bày nội dung và kết cấu chung của tài khoản kế toán?

6. Phân biệt kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn?

7. Định khoản kế toán là gì? Có mấy loại định khoản kế toán? Cho ví dụ minh họa?

8. Trình bày các nguyên tắc tính giá đã học?

II/ BÀI TẬP

Bài tập 1: Phân loại tài sản và nguồn vốn theo từng đối tượng kế toán đã học?

- Tiền mặt VNĐ tại quỹ

- Ngoại tệ tại quỹ

- Khoản vay ngắn hạn ngân hàng

- Nhà xưởng sản xuất

- Văn phòng đại diện công ty

- Khoản phải thu của khách hàng

- Khoản phải trả cho người bán

- Khoản thuế phải nộp Nhà nước

- Quỹ đầu tư phát triển

- Nguồn vốn kinh doanh

- Hàng hóa

- Công cụ dụng cụ

- Tiền lương phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên

- Khoản đầu tư góp vốn liên doanh.

Bài tập 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Ngày 1/9/N: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ

- Ngày 5/9/N: Mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua chưa thuế là 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả hết bằng tiền chuyển khoản.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí