2. Kế toán các khoản phải thu
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu
- Kể tên được chứng từ và tài khoản sử dụng
- Trình bày được nội dung và kết cấu TK 131, 133, 138
- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Vận dụng làm được bài tập ứng dụng
2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng
2.1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Khái niệm
Phải thu của khách hàng là quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bàn giao khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền.
Nguyên tắc kế toán
- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ, từng lần thanh toán.
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay không phản ánh vào tài khoản này.
- Khách hàng có giao dịch thường xuyên hoặc dư Nợ lớn phải thường xuyên tiến hành đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ.
- Phải tiến hành phân loại nợ: đúng hạn, quá hạn hoặc nợ khó đòi để có căn cứ xác định trích lập dự phòng đối với những khoản nợ không đòi được.
2.1.2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
Chứng từ, sổ sách kế toán
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu xác nhận số dư nợ, bảng đối chiếu công nợ với khách hàng…
- Các sổ kế toán tổng hợp; Sổ kế toán chi tiết...
Tài khoản sử dụng
- Nội dung: TK 131- Phải thu của khách hàng: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng.
- Kết cấu:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng Có
- Số tiền khách hàng đã trả nợ - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng - Khoản giảm giá hàng bán sau khi đã giao khách hàng có khiếu nại; doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại. | |
SD: Số tiền còn phải thu của khách hàng | SD: Số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 2
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 3
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 4
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 6
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 7
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 8
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
2.1.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
<NV1> Hàng hoá, dịch vụ được xác định là tiêu thụ nhưng chưa thu được tiền (căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu kế toán):
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp
<NV2> Khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng bán cho khách hàng (căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn bán hàng):
Nợ TK 521, 532: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán. Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
<NV3> Khối lượng hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại (căn cứ vào văn bản xác nhận số hàng bán bị trả lại, hóa đơn bán hàng, phiếu kiểm nhận vật tư hàng hóa, phiếu nhập kho…):
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
<NV4> Nhận được tiền do khách hàng thanh toán (căn cứ vào phiếu xác nhận số dư nợ, Phiếu thu, Giấy báo Có):
Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
<NV5> Cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán (căn cứ vào hợp đồng, Phiếu thu, Giấy báo Có…):
Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Nợ TK 635- Số chiết khấu thanh toán
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
<NV6> Nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng theo hợp đồng (Căn cứ vào Phiếu thu, giấy báo Có):
Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 131- Khách hàng ứng trước tiền.
2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2.2.1. Khái niệm và cách tính
Khái niệm:
Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ để khi bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ sẽ được khấu trừ hoặc trả lại theo luật thuế GTGT hiện hành.
Phương pháp tính thuế (áp dụng cho doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu vào
= Doanh thu chưa thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ
= Giá mua chưa thuế của hàng hóa dịch
vụ mua vào trong kỳ
x Thuế suất thuế
GTGT
x Thuế suất thuế
GTGT
2.2.2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
Chứng từ, sổ sách kế toán
- Phiếu thu, phiếu chi, Hóa đơn GTGT…
- Sổ cái tài khoản, Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết tài khoản…
Tài khoản sử dụng
- Nội dung: Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
- Kết cấu:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào nhưng đã trả lại, được giảm; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. | |
Số dư: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả |
2.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
<NV1> Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT (căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho):
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611 …: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331 …: Tổng giá thanh toán
<NV2> Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay (không nhập kho) vào quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trị của vật tư hàng hoá mua được tính ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (căn cứ vào HĐ GTGT, bảng phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh (nếu có)…:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241 …: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331 …: Tổng giá thanh toán
<NV3> Khi mua hàng hoá, bán ngay (không nhập kho)(căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…):
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có 111, 112, 331 …: Tổng giá thanh toán
<NV4> Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá dùng vào sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm chịu thuế GTGT (căn cứ vào hồ sơ chứng từ nhập khẩu hàng hóa, tờ khai hải quan…):
+ Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu:
Nợ TK 152, 156, 211: Giá mua + thuế nhập khẩu
Có TK 112, 331: Giá mua
Có 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp
+ Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 (33312): Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
<NV5> Cuối kỳ, kế toán xác định thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Lưu ý: Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của tháng đó thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó. Số còn lại được khấu trừ vào kỳ tính thuế sau hoặc xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT.
<NV6> Nếu số thuế GTGT được hoàn lại (căn cứ vào hồ sơ hoàn thuế), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
<NV7> Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Nợ TK 142: Chi phí trả trước
Nợ TK 627, 641, 642: Nếu không được khấu trừ của TSCĐ. Có TK 133: Phần thuế GTGT không được khấu trừ.
2.3. Kế toán các khoản phải thu khác
2.3.1. Khái niệm
Các khoản phải thu khác là khoản phải thu ngoài các khoản phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ.
Bao gồm:
+ Các khoản về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể trong hoặc ngoài đơn vị gây ra.
+ Các khoản phải thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư, tiền vốn tạm thời.
+ Giá trị các tài sản thiếu đã phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân còn chờ xử lý.
+ Các khoản phải thu của nhân viên về tiền điện, nước, tiền nhà ...
+ Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính.
+ Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
2.3.2. Tài khoản sử dụng
- Nội dung: Tài khoản 138 – Phải thu khác: phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản 131, 136 và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này.
- Kết cấu:
Nợ TK 138 – Phải thu khác Có
- Giá trị tài sản thiếu đã được xử lý - Số tiền thu được thuộc nợ phải thu khác | |
SD: Các khoản nợ khác còn phải thu |
2.3.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
a) Kế toán tài sản thiếu chờ xử lý (TK 138.1)
Về nguyên tắc chỉ hạch toán vào TK 138.1 giá trị tài sản mất mát, hư hỏng chưa xác định được nguyên nhân, còn chờ giải quyết.
<NV1> Trường hợp TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu, mất chưa rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý:
Nợ TK 1381-Tài sản thiếu chờ xử lý: Giá trị còn lại Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ: Giá trị hao mòn
Có TK 211- Tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá TSCĐ Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ.
<NV2> Trường hợp vật tư hàng hoá mất mát, hao hụt chưa xác định nguyên nhân chờ xử lý:
Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 111, 152, 153, 156 …
<NV3> Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111, 112, 334: Phần cá nhân, tổ chức phải bồi thường
Nợ TK 632: Phần giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý.
Có TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý
b) Kế toán các khoản phải thu khác (TK 138.8)
<NV1> Trường hợp tài sản thiếu, mất mất đã xác định được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm bồi thường:
Nợ TK 1388- Phải thu khác
Có TK 111, 152, 153, 156 …: Nếu mất tiền hoặc vật tư, hàng hoá.
<NV2> Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn tạm thời và các khoản phải thu khác, ghi:
Nợ TK 1388- Phải thu khác
Có TK 111, 112, 152, 153: Nếu cho vay bằng tiền hoặc vật tư, hàng hoá
<NV3> Các khoản lãi được thu nhưng chưa thu được như lãi cho thuê TSCĐ, lãi đầu tư, tiền phạt, bồi thường:
Nợ TK 1388- Phải thu khác: Nếu chưa thu được tiền Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711- Thu nhập khác
<NV4> Khi thu hồi được các khoản phải thu khác bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng gửi:
Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 1388- Phải thu khác
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
- Hình thức đánh giá:
+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán, Vẽ sơ đồ chữ T các tài khoản
+ Kiểm tra: Viết
- Yêu cầu đánh giá:
+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: vốn bằng tiền và các khoản phải thu
+ Vẽ được sơ đồ chữ T các tài khoản: 111, 112, 131, 133, 138
Ghi nhớ:
- Khái niệm và nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu của khách hàng và thuế GTGT được khấu trừ;
- Nội dung và kết cấu TK 111, 112, 131;
- Tính được thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2
I/ CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Trình bày khái niệm, nguyên tắc kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng?
2) Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là những chứng từ nào? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa?
3) Trình bày nội dung và kết cấu TK 111, 112
4) Kế toán các khoản thu, chi bằng ngoại tệ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng sử dụng những loại tỷ giá nào? Cho ví dụ minh họa?
5) Trình bày khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu của khách hàng?
6) Thuế GTGT được khấu trừ là gì? Cách tính? Cho ví dụ?
II/ BÀI TẬP
A – Kế toán vốn bằng tiền
Bài tập 1: Khách sạn K tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 3/N có tình hình như sau:
Số dư đầu tháng của TK 111.1: 30.000.000đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1) Mua nguyên vật liệu đông lạnh về nhập kho, giá mua chưa thuế 8.000.000 đ, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt.
2) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 80.000.000đ.
3) Nhân viên bộ phận Marketing thanh toán tiền tạm ứng đi công tác 3.000.000đ bằng tiền mặt.
4) Chi tiền mặt để trả nhà cung cấp nước uống đóng chai cho khách sạn 5.000.000đ.
5) Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu 1.000.000đ chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2) Vẽ sơ đồ chữ T tài khoản 111.1
Bài tập 2: Đơn vị X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng có tình hình như sau:
Số dư đầu kỳ TK 111.2: 5.000$ x 19.000đ/$
1) Mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua chưa thuế 1.000$, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán, tỷ giá thực tế là 19.000đ/$