Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 2


trích theo lương

Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương

Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương





VI

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán chi phí sản xuất

Kế toán giá thành sản phẩm

11

7

3

1

VII

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

- Kế toán bán hàng

- Kế toán chi phí bán hàng

- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kế toán xác định kết quả kinh doanh

11

7

2

1


Cộng

60

42

14

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 2



Giới thiệu:

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN

Mã chương: MH10-01

Chương 1 giới thiệu tổng quát các vấn đề chung về kế toán, cho học sinh cái nhìn tổng quát về kế toán (khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, các thước đo chính, và các đối tượng kế toán cụ thể…).

Chương 1 cũng giới thiệu cho học sinh các phương pháp kế toán cụ thể: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho các nội dung đã học.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán

- Xác định được đối tượng kế toán (phân biệt được tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp).

- Kể tên được các phương pháp kế toán

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nội dung chính:

1. Khái niệm kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm kế toán

- Kể tên được các thước đo sử dụng trong kế toán

- Xác định được các thước đo sử dụng trong công tác kế toán

1.1. Khái niệm kế toán

Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, con người đều phải tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, tạo ra của cải vật chất là cơ sở để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Các quá trình hoạt động sản xuất đó được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới, hình thành nên quá trình tái sản xuất xã hội. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất con người luôn quan tâm đến chi phí bỏ ra và kết quả lao động đem lại, luôn tích luỹ kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao. Từ đó hình thành hoạt động tổ chức và quản lý của con người đối với quá trình sản xuất, kế toán chính là một trong những hoạt động như vậy.

Kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Để hiểu một cách cụ thể hơn, có thể phân tích trên các mặt sau:

- Về hình thức: Kế toán là việc tính toán và ghi chép bằng con số về mọi hiện tượng kinh tế - tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ sổ sách có liên quan và qua đó lập ra được các báo cáo cần thiết.

- Về nội dung: Kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế trong quá trình hoạt động của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu kiểm soát, đánh giá và ra các quyết định kinh tế.

- Về trạng thái phản ánh: Kế toán phản ánh cả trạng thái tĩnh và động nhưng trạng thái động là thường xuyên và chủ yếu

1.2. Các thước đo sử dụng

Khái niệm kế toán đã chỉ rõ: “Kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Do đó, để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, kế toán phải sử dụng 3 thước đo chính:

- Thước đo giá trị: sử dụng đơn vị tiền tệ (VD: tiền Việt Nam như: VNĐ, nghìn đồng, trăm đồng, triệu đồng…; hay ngoại tệ như: USD, EUR,…)

- Thước đo hiện vật: sử dụng các đơn vị đo có thể cân, đong, đo, đếm được trên các tài sản là các hiện vật cụ thể (VD: cái, chiếc, con, kg,…)

- Thước đo thời gian lao động: sử dụng đơn vị thời gian lao động (VD: giờ công, ngày công, tháng, quý, năm…)

2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò và nhiệm vụ của kế toán

- Xác định được các đối tượng cần thiết sử dụng thông tin kế toán

2.1. Vai trò của kế toán

Vai trò chủ đạo của kế toán trong nền kinh tế là cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng cần thiết sử dụng các thông tin kế toán. Các đối tượng cần thiết sử dụng thông tin kế toán bao gồm:

- Các đối tượng bên trong doanh nghiệp:

+ Các nhà quản trị: có chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động của đơn vị. Để thực hiện chức năng của mình các nhà quản trị cần có các thông tin để ra các quyết định đúng đắn. Các thông tin này được thể hiện thông qua các báo cáo kế toán.

+ Đối với các chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc: Những thông tin trên báo cáo tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp đánh giá trình độ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời ra các quyết định về phân phối thu nhập

...

- Các đối tượng bên ngoài có liên quan đến lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp:

+ Đối với người cấp tín dụng, cho vay: Cần đến những thông tin tài chính của doanh nghiệp để từ đó đánh giá đúng thực trạng, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán nợ ... để từ đó có quyết định nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không.

+ Đối với các nhà đầu tư tương lai: Họ xem xét khả năng sinh lợi, tiềm lực tài chính để có các quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

- Các đối tượng bên ngoài có liên quan đến lợi ích gián tiếp của doanh nghiệp:

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan thuế, cơ quan lập kế hoạch đầu tư, cơ quan thống kê…): Giúp cho Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ kinh tế cho phù hợp

2.2. Nhiệm vụ của kế toán

Để phát huy tốt vai trò của mình đối với công tác quản lý, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý thông tin kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thu chi, thanh toán cũng như tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính.

- Thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động nói chung và tình hình tài chính của đơn vị kế toán, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong việc ra quyết định kinh tế.

- Tổ chức cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán

Mục tiêu:

- Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của kế toán

- Phân loại được tài sản và nguồn vốn

Để duy trì hoạt động, các đơn vị cần có một lượng tài sản nhất định, các tài sản đó được biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau (chủ yếu là hình thái tiền tệ) và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình hoạt động của đơn vị, tài sản luôn vận động và biến đổi cả về hình thái vật chất và giá trị, để theo dõi được từng loại tài sản và sự vận động của chúng, kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế quan trọng cần theo dõi chặt chẽ từng loại tài sản và sự vận động của các loại tài sản của đơn vị.

Do đó đối tượng nghiên cứu của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị.

3.1. Tài sản

Tài sản là giá trị biểu hiện bằng tiền của những thứ hữu hình tồn tại trong doanh nghiệp. Xét về đặc điểm luân chuyển tài sản trong doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại cơ bản tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

3.1.1. Tài sản ngắn hạn

Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Bao gồm:

- Vốn bằng tiền: là tài sản của đơn vị tồn tại dưới hình thái giá trị. Bao gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng,…

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn…

- Các khoản phải thu: là tài sản của doanh nghiệp đang trong quá trình thanh toán như: Phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Phải thu nội bộ, phải thu khác…

- Hàng tồn kho: gồm nhiều loại khác nhau tuỳ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm…

- Tài sản ngắn hạn khác: Tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn …

3.1.2. Tài sản dài hạn

Là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bao gồm:

- Tài sản cố định: là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được dịch chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được nó sản xuất ra trong kỳ.

Có 4 tiêu chuẩn để một tài sản là tài sản cố định

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

đó,


+ Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy,

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm,

+ Có giá trị từ 10.000.000đ trở lên.

Tài sản cố định bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê

ngoài…

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết…

- Các TSCĐ dài hạn khác: Đầu tư xây dựng cơ bản, Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…

3.2. Nguồn vốn

Nguồn vốn là nguồn hình thành (nguồn tài trợ) nên tài sản. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm:

3.2.1. Nợ phải trả

Là số tiền doanh nghiệp phải thanh toán do đi vay hoặc mua các yếu tố đầu vào, bao gồm :

- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh: Vay ngắn hạn, Phải trả công nhân viên, Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước…

- Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm. Vay dài hạn, nợ dài hạn.

- Nợ khác: Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, chi phí phải trả…

3.2.2. Vốn chủ sở hữu

Là số vốn do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc được bổ sung từ kết quả kinh doanh, bao gồm:

- Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

- Các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính… thường có nguồn gốc trích từ lợi nhuận để lại.

- Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lợi nhuận này trong khi chưa phân phối được sử dụng cho kinh doanh và coi như một nguồn vốn chủ sở hữu.

- Nguồn kinh phí và quỹ khác: Quỹ khen thưởng phúc lợi, Nguồn kinh phí, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ…

4. Các phương pháp kế toán

Mục tiêu:

- Kể tên được các phương pháp kế toán

- Trình bày được khái niệm chứng từ kế toán, tài khoản kế toán

- Xác định được các yếu tố cơ bản trên 1 chứng từ

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Trình bày được các yêu cầu và nguyên tắc tính giá

4.1. Phương pháp chứng từ kế toán

4.1.1. Khái niệm

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh hoạt động vào bản chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và quản lý doanh nghiệp.

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.

4.1.2. Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán

Là những yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi bản chứng từ và tạo nên nội dung cơ bản của nó. Bao gồm:

- Tên gọi của chứng từ: Phản ánh khái quát nội dung của nghiệp vụ kinh tế ghi trong chứng từ, là cơ sở cho việc phân loại, tổng hợp để ghi sổ kế toán như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho …

- Số hiệu chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ: Phản ánh số thứ tự, thời gian của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chứng từ giúp cho việc ghi sổ kế toán, đối chiếu, kiểm tra số liệu theo thứ tự thời gian đảm bảo tính khoa học của công tác kế toán

- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập, nhận chứng từ: Yếu tố này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất của những người có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từ.

- Nội dung của nghiệp vụ kinh tế: Yếu tố này thể hiện tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế tài chính, cần diễn đạt gọn gàng, rõ ràng chính xác giúp cho việc kiểm tra, thanh tra nội dung nghiệp vụ kế toán và ghi sổ kế toán các hoạt động đó được đúng đắn.

- Các đơn vị đo lường cần thiết: Yếu tố này phản ánh quy mô của hoạt động kinh tế tài chính. Mỗi loại hoạt động kinh tế tài chính phải sử dụng đơn vị đo lường thống nhất giúp cho việc kiểm tra tính hợp lệ của hoạt động kinh tế tài chính và ghi sổ kế toán hoạt động kinh tế tài chính đó.

- Chữ ký, họ và tên người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài ra, trong mỗi bản chứng từ còn có thể có một số yếu tố bổ sung nhằm phản ánh các chỉ tiêu mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cụ thể.

Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các yếu tố quy định trên và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí